[Funland] Thái Nguyên xưa

Dzon

Xe điện
Biển số
OF-13015
Ngày cấp bằng
6/2/08
Số km
4,167
Động cơ
548,317 Mã lực
Nơi ở
Thai Nguyen
Nội dung ảnh em dùng Google dịch từ tiếng Pháp và tiếng Đức sang tiếng Việt nên có thể chưa chính xác, các cụ thông cảm nhé.

Bến tàu trên Sông Cầu tại Làng Hích (Hitt), xã Hoà Bình, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên.jpg

Bến tàu Làng Hích trên Sông Cầu (người Pháp đặt tên là sông Fluss). Đây là nơi đưa quặng kẽm chì, bạc lên tàu thuyền để chuyển về Hải Phòng.

Bên trái trung tâm Đồn quân sự có lô cốt 21.73230°N, 105.82988°E.jpg

Toàn cảnh khu trung tâm Làng Hích, phía bên trái là Đồn quân sự, có lô cốt

Các cơ sở thuộc về một mỏ kẽm và có thể được sử dụng để nấu chảy các khoáng chất kẽm 21.73230°...jpg

Các cơ sở thuộc về một mỏ kẽm Làng Hích được sử dụng để nấu chảy các loại quặng kẽm.

Xây dựng nhà máy điện 250HP tại Làng Hích.jpg

Em thấy ảnh ghi là xây dựng Nhà máy 250HP (có thể là nhà máy điện)

Các cơ sở thuộc về một mỏ kẽm và có thể phục vụ cho việc nấu chảy các khoáng chất kẽm.jpg

Lò nung và bãi quặng tại Làng Hích. Quặng ở đây được vận chuyển bằng xe goòng trên đường ray khổ 0,6m.

Hệ thống đầu máy xe đẩy Decauville và công nhân trước các phân xưởng.jpg

Công nhân trước các phân xưởng và hệ thống đường ray và đầu kéo Decauville vận chuyển quặng. (Decauville là một công ty sản xuất được thành lập bởi Paul Decauville, một nhà tiên phong người Pháp trong lĩnh vực đường sắt công nghiệp)

Đầu máy và xe đẩy Hệ thống Decauville đang hoạt động trên bốn lò nung kẽm.jpg

Đầu máy và xe đẩy Decauville đang hoạt động trên bốn lò nung kẽm

Hệ thống đường sắt vận chuyển quặng Decauville, bên phải là nhà kho, bên trái là toà nhà văn p...jpg

Hệ thống vận chuyển Decauville, phía sau bên phải là nhà kho, bên trái là toà nhà văn phòng.
Khu Làng Hích là trung tâm điều hành và sơ chế quặng kim loại trước khi chuyển đi. Tại đây cũng có các mỏ trực tiếp khai thác (ảnh dưới)

Toàn cảnh mỏ Làng Hích 21°43'59.8N 105°51'27.5E.jpg

Toàn cảnh mỏ Làng Hích

Mỏ kẽm Làng Hích, Mỏ số 1.jpg

Mỏ kẽm số 1 tại Làng Hích (Khai thác dạng hầm)

Mỏ Lang Hich cấp 2.jpg

Mỏ Làng Hích, cấp 2 (em không hiểu cách đặt cấp như thế này, nhờ các cụ thạo về khai thác mỏ giải thích)

Mỏ Làng Hitt từ cấp 2 đến cấp 3.jpg

Mỏ Làng Hích từ cấp 2 xuống đến cấp 3

Mỏ Làng Hích tầng 4.jpg

Mỏ Làng Hích tầng 4

Mỏ Làng Hích cảnh phía dưới đường cáp đến Mỏ Ba (nhìn toàn cảnh mỏ đang hoạt động từ vị trí Đô...jpg

Mỏ Làng Hích cảnh phía dưới đường cáp đến Mỏ Ba (nhìn toàn cảnh mỏ đang hoạt động từ vị trí Đông Bắc)
 
Chỉnh sửa cuối:

Bát Mã

Xe container
Biển số
OF-430454
Ngày cấp bằng
16/6/16
Số km
5,150
Động cơ
250,749 Mã lực
Nơi ở
Tôi ở ngoại ô, nhà xinh, hoa thơm, trái lành !
Hôm nay có chút thời gian, em tổng hợp về nội dung khai thác mỏ của người Pháp tại Thái Nguyên.
Như các cụ đã biết, trong thời kỳ Pháp thuộc, người Pháp tiến hành khai thác thuộc địa để đưa những nguồn lợi về chính quốc. Thái Nguyên là một trong những địa phương ở Việt Nam được người Pháp đánh giá có tiềm năng cao về khoáng sản. Vì vậy họ đã thực hiện thăm dò và khai thác khoáng sản từ khá sớm, trong đó có 2 khoáng sản chính được khai thác ở quy mô lớn là: Than ở Phấn Mễ (thuộc xã Phục Linh, huyện Đại Từ ngày nay) và quặng kẽm chì tại huyện Đồng Hỷ.
Em up các ảnh về khai thác than tại Mỏ Phấn Mễ trước, những bức ảnh này được chụp năm 1912 bởi Fauvel, Victor.

Toàn cảnh mỏ than Phấn Mế.jpg

Toàn cảnh mỏ than Phấn Mễ

Những nhân viên làm việc tại Mỏ than Phấn Mễ 1912.jpg

Những nhân viên làm việc tại Mỏ than Phấn Mễ

Mỏ lộ thiên số 1.jpg

Mỏ than số 1 tại Phấn Mễ

Mỏ lộ thiên số 1 - anh 2.jpg

Góc khác Mỏ số 1 tại Phấn Mễ

Mỏ số 2.jpg

Mỏ số 2

Mỏ số 2 anh2.jpg

Góc khác của Mỏ số 2

Mỏ số 3 anh1.jpg

Mỏ than số 3

Mỏ số 3 anh2.jpg

Góc chụp khác Mỏ than số 3

Lò than cốc tại Phấn Mễ.jpg

Lò than cốc tại Mỏ than Phấn Mễ

Đây là những bức ảnh có lẽ ít người biết về mỏ than Phấn Mễ tại Thái Nguyên. Em cũng tìm hiểu về mỏ than này dưới thời Pháp những hầu như chỉ thấy tài liệu về sản lượng khai thác chứ ít thấy hình ảnh về mỏ than này. Những hình ảnh này em lấy từ một website có tên miền Thuỵ Sĩ.
Cảm ơn cụ đã sưu tầm nhiều ảnh xưa rất đáng xem.
 

Dzon

Xe điện
Biển số
OF-13015
Ngày cấp bằng
6/2/08
Số km
4,167
Động cơ
548,317 Mã lực
Nơi ở
Thai Nguyen
Hết giờ làm việc, em tranh thủ up thêm ít ảnh về khai thác quặng kẽm tại mỏ Làng Hích (Lang-Hitt), khu khai thác Mỏ Ba. Khu khai thác Mỏ Ba nằm ở phía Đông Bắc của Khu Làng Hích, mỏ tại khu này sau khi khai thác sẽ được chuyển về khu Làng Hích để chế biến.

Đường chính từ Làng Hích đến Mỏ Ba.jpg

Đường chính từ Làng Hích đến Mỏ Ba

Toàn cảnh Mỏ Ba.jpg

Toàn cảnh khu khai thác Mỏ Ba

Đầu cáp Mỏ Ba.jpg

Đầu trạm cáp vận chuyển quặng kẽm tại Mỏ Ba, phía xa là khu Làng Hích. Ví trí này có toạ độ là: 21.73915°N, 105.86412°E

ĐIểm khai thác thứ nhất, cấp độ 1 tại Mỏ Ba.jpg

ĐIểm khai thác thứ nhất, cấp độ 1 tại Mỏ Ba (em dịch từ tiếng Pháp bằng Google nên có thể chưa được chuẩn: Moba, 1er chantier, 1er niveau)

Điểm khai thác thứ 2 tại Mỏ Ba.jpg

Điểm khai thác thứ 2 tại Mỏ Ba

ĐIểm khai thứ 2, cấp 3 và cấp 4 tại Mỏ Ba.jpg

ĐIểm khai thứ 2, cấp 3 và cấp 4 tại Mỏ Ba

Mỏ cấp 3 Cáp đến Mỏ Ba.jpg

Mỏ cấp 3 và đường cáp đến Mỏ Ba

Làng tại khu Mỏ Ba.jpg

Khu làng (có thể là cho công nhân) tại Mỏ Ba

Khu nhà ở cho nhân viên tại Mỏ Ba.jpg

Khu nhà cho nhân viên làm việc tại Mỏ Ba (chắc là của người Âu)

Đầu máy (nồi hơi và khung gầm) trong khai thác tại Mỏ Ba.jpg

Đầu máy (nồi hơi và khung gầm) được sử dụng trong khai thác quặng tại Mỏ Ba

Những nhân viên tại Mỏ Ba.jpg

Những nhân viên người Âu làm việc tại Mỏ Ba
 

Dzon

Xe điện
Biển số
OF-13015
Ngày cấp bằng
6/2/08
Số km
4,167
Động cơ
548,317 Mã lực
Nơi ở
Thai Nguyen
Khu khai thác cuối cùng tại Mỏ Làng Hích là Khu Bác Lâu (tên này là theo tài liệu của TS Thuỷ mà em có nói ở trên) còn theo ghi chú trên ảnh là Bac-Lao, theo wikipedia tiếng Đức thì lại ghi là Bắc-Lào. Ở đây em sẽ gọi khu khai thác này theo tài liệu của TS Thuỷ trong bài báo khoa học là Bác Lâu.

Cáp treo vận chuyển quặng tại Bác Lâu.jpg

Cáp treo vận chuyển quặng tại đầu Bác Lâu (có lẽ đây là vị trí nhìn về phía khu Mỏ Ba)

Đường chính nối giữa Mỏ Ba và Bác Lâu.jpg

Đường chính nối giữa Mỏ Ba và Bác Lâu

Toàn cảnh mỏ Bác Lâu.jpg

Toàn cảnh khu mỏ Bác Lâu (có lẽ là khu lán trại cho công nhân)

Gò thứ nhất tại mỏ Bác Lâu hướng bắc.jpg

Gò khai thác thứ nhất tại khu Bác Lâu hướng bắc

Gò thứ nhất tại mỏ Bác Lâu, hướng nam.jpg

Gò thứ nhất tại khu Bác Lâu, hướng nam

Gò thứ 2 tại Bác Lâu nhìn về phía nam.jpg

Gò thứ 2 tại Bác Lâu nhìn về phía nam

Vỉa quặng Gạt tàn, cấp độ 1.jpg

Vỉa quặng "Gạt tàn", cấp độ 1 tại khu Bác Lâu

Vỉa quặng tại Bác Lâu, gọi tên Gạt tàn.jpg

Vỉa quặng "Gạt tàn" tại khu BácLâu nhìn từ trên xuống

Phu mỏ leo lên các mỏ khai thác tại Bác Lâu.jpg

Nhũng phu mỏ leo lên các điểm khai thác tại Bác Lâu

Ngôi làng cho công nhân, phía xa là lò xử lý quặng tại Bác Lâu.jpg

Ngôi làng cho công nhân, phía xa là lò xử lý quặng tại Bác Lâu

Các nhân viên tại mỏ Bác Lâu.jpg

Các nhân viên người Âu làm việc tại khu mỏ Bác Lâu
 

Dzon

Xe điện
Biển số
OF-13015
Ngày cấp bằng
6/2/08
Số km
4,167
Động cơ
548,317 Mã lực
Nơi ở
Thai Nguyen
Em xin đính bài báo khoa học của TS Hà Thị Thu Thuỷ về "Hoạt động khai thác mỏ kim loại của tư bản Pháp ở Thái Nguyên "1906 - 1945)" để các cụ nghiên cứu thêm:
Trên cơ sở các bức ảnh được chụp ở trên, theo quan điểm của em thị vị trí các mỏ mỏ kẽm giống như mô tả trên trang wikipedia tiếng Đức thì hợp lý hơn so với trong bài báo:


Vị trí các mỏ em nói ở trên sẽ xếp thứ tự dọc theo hướng Đông Bắc, đầu tiên là Làng Hích rồi đến Mỏ Ba và xa nhất là Bác Lâu. Quặng sau khi được khai thác sẽ được tập kết tại Làng Hích (ở vị trí thấp nhất) để sơ chế và đóng bao đưa ra bên tàu Làng Hích trên sông Cầu vận chuyển dọc theo sông Cầu đến đập Ba Đa rồi theo sông Máng (sông Đào) đến Bắc Giang (Phủ Lạng Thương) ra Đáp Cầu rồi xuôi ra cảng Hải Phòng. Từ cảng Hải Phòng quặng sẽ được bốc lên tàu xuất khẩu đi Châu Âu. (Em sẽ viết 1 bài về đập Ba Đa này để các cụ rõ hơn, nó không chỉ là công trình thuỷ lợi mà còn là một trong những công trình phục vụ cho hệ thống vận tải chính của Thái Nguyên nối với các tỉnh miền xuôi thời kỳ đó).
IMG_20230823_155753.jpg

Ảnh trên là hệ thống vận chuyển bằng đường ray và các bến tàu tại Thái Nguyên phục vụ cho việc khai thác, vận chuyển khoáng sản (màu xanh là ký hiệu bến tàu, màu đỏ là hệ thống đường ray)

Kho quặng tại cảng Hải Phòng.jpg

Kho quặng tại cảng Hải Phòng

Bốc quặng để xuất khẩu đi Châu Âu tại Cảng Hải Phòng.jpg

Bốc quặng lên tàu tại Cảng Hải Phòng để xuất khẩu đi Châu Âu
 

huadinhsao

Xe buýt
Biển số
OF-8646
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
977
Động cơ
545,066 Mã lực
Nơi ở
Ortigas,Pasig City,Philippines
IEm đang TN đây cụ
Em sinh ra ở Bắc Kạn, cấp 1,2 ở Gang Thép, cấp 3 thì ở ký túc sát bến xe khách TN.
Nghe như cụ mô tả thì cụ chắc tầm đầu 7x, hơn em gần chục tuổi
E Kỷ Mùi như lão. Cấp 3 ký túc sát bến xe chắc lão CTN rồi. Nhà e thì sau CTN mà thi trượt nên đc học Chuyên NQ :((
Vâng, suối Cửa Tử cụ ah, công nhận là suối đẹp, nhưng mà e chưa có điều kiện đi sâu hơn
Em cũng dân Thái còn nguyên. Gốc Bắc Kan. Nhà ông bà nội ở sau CA Tỉnh mới, hồi xưa là trường bưu điện miền núi. Hàng xóm nhà bố vợ bác CivicTN. Nhà đá xe như cụ nào nói từ rất lâu rồi, sau đó nhà cô chú ấy chuyển sang bên đường Bê tông Quang vinh, sau siêu thi Lan Chi. gần khu chung cư Tiến bộ. Giờ nhà chỗ đó vẫn còn, làm điểm tập kết hàng hóa thôi.

Hôm nào off hội OF TN các bác nhỉ?
 

Civic TN

Xe lăn
Biển số
OF-82890
Ngày cấp bằng
15/1/11
Số km
13,949
Động cơ
1,184,694 Mã lực
Em cũng dân Thái còn nguyên. Gốc Bắc Kan. Nhà ông bà nội ở sau CA Tỉnh mới, hồi xưa là trường bưu điện miền núi. Hàng xóm nhà bố vợ bác CivicTN. Nhà đá xe như cụ nào nói từ rất lâu rồi, sau đó nhà cô chú ấy chuyển sang bên đường Bê tông Quang vinh, sau siêu thi Lan Chi. gần khu chung cư Tiến bộ. Giờ nhà chỗ đó vẫn còn, làm điểm tập kết hàng hóa thôi.

Hôm nào off hội OF TN các bác nhỉ?
Úi giời lại thêm hàng xóm của bố vợ e =))
 

huadinhsao

Xe buýt
Biển số
OF-8646
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
977
Động cơ
545,066 Mã lực
Nơi ở
Ortigas,Pasig City,Philippines

cuhaifus

Xe container
Biển số
OF-7216
Ngày cấp bằng
18/7/07
Số km
5,884
Động cơ
494,454 Mã lực

Dzon

Xe điện
Biển số
OF-13015
Ngày cấp bằng
6/2/08
Số km
4,167
Động cơ
548,317 Mã lực
Nơi ở
Thai Nguyen
Em định viết tiếp bài tiếp theo về đập Ba Đa nhưng hôm nay là ngày đặc biệt, ngày 30/08/2023. Ngày này cách đây 106 năm tại Thái Nguyên đã diễn ra sự kiện lịch sử chấn động cả Việt Nam, đó chính là Khởi nghĩa Thái Nguyên hay còn gọi là Binh biến Thái Nguyên (người Pháp còn gọi là Loạn Thái Nguyên) do Trịnh Văn Cấn (tức Đội Cấn) chỉ huy chống lại chính quyền Bảo hộ của Pháp để giành độc lập cho người Việt.

Đội Cấn.jpg

Chân dung Đội Cấn (Trịnh Văn Cấn) - Chỉ huy Cuộc Khởi nghĩa Thái Nguyên
Đội Cấn có tên khai sinh là Trịnh Văn Đạt, quê làng Yên Nhiên, tổng Thượng Nhung, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên, nay là xã Vũ Di, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 1910, Trịnh Văn Cấn (số lính 71) bị điều lên đóng quân ở đồn Chợ Chu, thuộc châu Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên, sau ông được chuyển về đóng quân ở Trại lính khố xanh Thái Nguyên. Do luân phiên phải vào nhà lao Thái Nguyên canh giữ tù phạm, trong đó có những người yêu nước, đặc biệt, được tiếp xúc với nhân vật nối tiếng của Việt Nam Quang Phục hội là Lương Ngọc Quyến, Đội Cấn đã được Lương Ngọc Quyến giác ngộ, kết nạp vào Việt Nam Quang Phục hội (nguồn: https://baothainguyen.vn/)

Luong Ngoc Quyen.jpg

Chân dung Lương Ngọc Quyến
Quê gốc của ông là làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội ngày nay. Ông sinh ra tại Hà Nội, trong một gia đình khoa cử khá giả, là con thứ của chí sĩ Lương Văn Can. Tháng 10 năm 1905, ông cùng em ruột là Lương Nhị Khanh hưởng ứng Phong trào Đông du, sang Nhật Bản du học. Ông được Phan Bội Châu gửi học ở Trường Chấn Vũ, tốt nghiệp loại ưu vào cuối 1908. Thời gian này ông tham gia vào Công hiến hội. Sau đó ông bị trục xuất, phải bỏ sang Trung Quốc theo học các trường quân sự, rồi nhận chức thiếu tá trong quân đội Trung Hoa Dân Quốc. Tháng 3- 1912, ông được bầu làm Ủy viên quân sự Bộ chấp hành Việt Nam Quang Phục Hội. Năm 1914 Lương Ngọc Quyến về nước gây cơ sở cách mạng tại Nam Kỳ, rồi sang Thái Lan, Hồng Kông. Lương Ngọc Quyến bị mật thám Anh bắt trao cho thực dân Pháp, đưa về Việt Nam giam ở các nhà lao ở Hà Nội, Phú Thọ, Thái Nguyên.

Đội Giá.jpg

Ảnh cụ Đội Giá (Dương Thế Giá) và 3 người con ở nước ngoài (1960)
Cụ Đội Giá là một trong những thành viên chính tham gia cuộc Khởi nghĩa Thái Nguyên cùng cụ Đội Cấn. Cụ Đội Giá tên thật là Dương Thế Giá, đội nhất trong lực lượng lính khố xanh đóng ở tỉnh lỵ Thái Nguyên năm 1917. Cụ là con thứ hai trong một gia đình nồng dân ở xóm Dinh, làng Giữa, xã Úc Sơn, tổng La Đình, phủ Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (nay là xóm Hòa Bình, xã Hương Sơn, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên). Cụ chính là người chỉ huy phá nhà ngục Thái Nguyên, giải cứu nhà yêu nước Lương Ngọc Quyến. Sau khi khởi nghĩa thất bại, cuối năm 1918, cụ Đội Giá bị đầy đi Đảo Côn Lôn (Côn Đảo). Để ở Côn Đảo giặc Pháp thấy không yên lại đày tiếp đi một số nơi qua đại dương mênh mông: Tân thế giới, Madagascar, cuối cùng là đất nước venezuela xa lạ (theo thư gửi về năm 1958). Ở đó cụ lấy một người con gái bản địa, sinh được 3 (ba) người con (theo thư gửi về năm 1960). (Nguồn: http://hoduongvietnam.com.vn/)
Ngoài ra còn nhiều thành viên khác tham gia cuộc Khởi nghĩa như:
- Dương Đình Xuyên (Quan năm): đội, số lính 789, quê ở làng La Bang, tổng Tiên Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên;
- Phạm Văn Trương (Hạ sỹ quan hậu cần-Sergent fourrier): số lính 788, quê ở làng Yên Lộc, tổng Yên Lộc, huyện Phong Doanh, tỉnh Nam Định;
- Nguyễn Văn Chỉ (Ba Chỉ). Số lính 1107 không rõ quê quán, đã tham gia cuộc khởi nghĩa của Hòang Hoa Thám;
- Tổng Ngữ: nguyên là nghĩa sỹ trong cuộc khởi nghĩa của Hoàng Hoa Thám;
- Chánh tổng Sơn La.
(Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia I)

Diễn biến Khởi nghĩa Thái Nguyên:
Trịnh Văn Cấn, viên cai đội (caporal) lính khố xanh ở Thái Nguyên cầm đầu cuộc nổi dậy vào đêm 30 Tháng Tám năm 1917. Ông chỉ huy lực lượng 175 người lính giết giám binh người Pháp, Noël, đoạt khí giới đạn dược, rồi phá ngục, giết cai ngục Loew, giải cứu Lương Ngọc Quyến cùng 203 tù nhân. Nghĩa quân sau đó cướp kho bạc và làm chủ toàn tỉnh lỵ[1], trừ đồn lính khố đỏ cố thủ ở bên bờ sông Cầu.

Trong sáu ngày từ đêm 30 Tháng Tám đến ngày 5 Tháng Chín, quân của Đội Cấn trấn giữ thành Thái Nguyên, lại thu nạp thêm các dân phu mỏ và dân địa phương nâng quân số lên khoảng hơn 600 người. Thành phần lực lượng khởi nghĩa gồm khoảng 130 lính vệ binh, hơn 200 tù nhân, 300 dân phu và dân địa phương. Theo gợi ý của Lương Ngọc Quyến, Đội Cấn chia lực lượng khởi nghĩa thành hai tiểu đoàn, tiểu đoàn thứ nhất gồm các lính vệ binh cũ, tiểu đoàn thứ hai gồm tù nhân và dân quân, chỉ huy là Ba Chi. Trang bị của đội quân này gồm 92 súng hỏa mai và 75 súng trường mà quân nổi dậy thu được từ kho vũ khí của Pháp.

Họ truyền hịch, đợi các nơi hưởng ứng nổi dậy cùng ngoại viện từ bên Trung Quốc và Nhật đến vì tin rằng Việt Nam Quang phục Hội có lực lượng đợi sẵn để trợ lực. Lãnh tụ cuộc khởi nghĩa cũng tuyên bố độc lập, lấy quốc hiệu là "Đại Hùng". Họ trương cờ Ngũ tinh liên châu của Việt Nam Quang phục Hội trên cửa thành.

Vào ngày 2 Tháng Chín năm 1917 thì quân Pháp bắt đầu phản công với đội quân 2.700 người và đến ngày 5 Tháng Chín thì đánh vào tỉnh lỵ. Lương Ngọc Quyến trúng đạn ở đầu chết (Theo tài liệu khác thì Lương Ngọc Quyến nhờ Trịnh Văn Cấn bắn vào ngực để quyên sinh vì ông đã quá yếu). Đội Cấn phải triệt thoái khỏi Thái Nguyên chạy về phía bắc. Đến trưa ngày mồng 5 thì Pháp tái chiếm được thành. Số thương vong bên nghĩa quân là 56 người; quân Pháp thiệt mạng 107 người.

Đội Cấn sau đó dẫn quân chạy lên Đại Từ, Tam Đảo rồi xuống Vĩnh Yên, trước khi trở lại vùng Thái Nguyên nhưng lực lượng hao mòn dần. Bị truy nã, ông rút về núi Pháo rồi để không bị bắt ông tự tử bằng súng, bắn vào bụng. Đó là ngày 11 Tháng Giêng năm 1918; cuộc khởi nghĩa chấm dứt. Theo các tài liệu chính thức của Pháp, một vệ sĩ của ông giết ông để lấy thưởng. Người này dẫn quân Pháp đến nơi được coi là mộ của Đội Cấn. Tuy nhiên dù người Pháp không tỏ vẻ nghi ngờ đương sự, họ vẫn cho là Đội Cấn do bị thương nặng, đã yêu cầu thuộc hạ kết liễu đời mình để khỏi rơi vào tay quân Pháp.

Quân Pháp tiếp tục càn quét tàn quân của cuộc khởi nghĩa tới Tháng Ba thì xong, với một chiến thuật mà họ sử dụng rất hiệu quả là bắt giữ thân nhân của quân khởi nghĩa để buộc họ phải ra hàng. Một số người bị bắt bị kết án tử hình, những người khác bị kết án và đày ra Côn Đảo (Nguồn: wikipedia)


Ảnh này em thấy ghi chú là "Binh biến Thái Nguyên 1917". Chắc là ngôi nhà này bị tàn phá trong cuộc chiến.

Révolutionaires_annamites_1917_Thai_Nguyen_05469.jpg

Pháp xử tử 6 người tham gia khởi nghĩa Thái Nguyên 1917.

Dưới đây là một số ấn phẩm tuyên truyền của Pháp về Đội Cấn và Khởi nghĩa Thái Nguyên để tạo ra hình ảnh và ấn tượng xấu về cuộc Khởi nghĩa này (Nguồn: Thư viện quốc gia Pháp). Tuy nhiên, trong lòng người dân Việt Nam đến giờ vẫn luôn tôn vinh và nhớ đến ông với lòng yêu nước bất diệt, quyết tâm phục quốc. Trân trọng và ghi nhớ công ơn của ông và các đồng đội - Những người Anh hùng trên mảnh đất Thái Nguyên!

Đô_i_Câ_n___gi__c_Thái_[...]Nguyêñ_V_n_bpt6k4241528g.JPEG
Đô_i_Câ_n___gi__c_Thái_[...]Nguyêñ_V_n_bpt6k4241530j.JPEG
Đô_i_Câ_n___gi__c_Thái_[...]Nguyêñ_V_n_bpt6k4241531z.JPEG
Loa_n_Thái-Nguyên___cu_a_T_[...]Turrier_Charles_bpt6k42308760.JPEG
Loa_n_Thái-Nguyên_Numéro_2___[...]Turrier_Charles_bpt6k4230877d.JPEG
Loa_n_Thái-Nguyên_Numéro_3___[...]Turrier_Charles_bpt6k4230878t.JPEG
Loa_n_Thái-Nguyên_Numéro_4___[...]Turrier_Charles_bpt6k42308797.JPEG


Em mượn hình ảnh của 1 cô đồng nghiệp chụp ngày hôm qua về những di tích liên quan đến Khởi nghĩa Thái Nguyên 1917.


Bia đánh dấu Trại lính khố xanh tại hàng rào Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam)






Ảnh bia đánh dấu vị trí Nhà tù Thái Nguyên ngày trước - Nơi giam giữ nhà yêu nước Lương Ngọc Quyến. Ngày nay vị trí này là Trường Tiểu học và Trường THCS Trưng Vương.


Đền thờ Đội Cấn.
Trước Cách mạng tháng Tám, nhân dân có dựng Đền thờ ông và các nghĩa quân nhưng trong kháng chiến chống Pháp, ngôi đền bị san phẳng. Hình ảnh trên là Đền thờ được tỉnh Thái Nguyên trung tu, xây dựng lại vào năm 2002. Vị trí hiện tại của Đền nằm tại đường Phủ Liễn, trên ngọn đồi nhỏ gần Đài tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ tỉnh Thái Nguyên ở trung tâm thành phố




Đền thờ Đội Cấn hiện tại (Công trình vừa mới được sửa sang, nâng cấp lại năm 2023)


Bia di tích Đồi Tăng Xê thuộc Phòng tuyến Gia Sàng trong Cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên 1917.
Tại đây, từ ngày 2 đến ngày 4/9/1917, lực lượng nghĩa quân do Cai Mánh chỉ huy đã chiến đấu dũng cảm, tiêu diệt nhiều quân địch và hy sinh tới người cuối cùng. (Nguồn: thainguyencity.gov.vn)
 
Chỉnh sửa cuối:

tt0812us

Xe điện
Biển số
OF-158294
Ngày cấp bằng
26/9/12
Số km
3,682
Động cơ
348,381 Mã lực
Đợt sau Tết vừa rồi mình thử đi 1 địa điểm là Động Linh Sơn, bên cạnh là chùa Linh Sơn, đường đến khá khó khăn nên hôm ấy không có ai cả. Hoá ra đây còn là nơi đóng quân, để kho tàng của một số cơ quan đơn vị bộ đội của tỉnh Thái Nguyên, liên khu và quân tình nguyện của Trung Quốc trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Mỹ.

2023_03_12_11_09_IMG_0589.JPG


2023_03_12_11_09_IMG_0588.JPG
 

Dzon

Xe điện
Biển số
OF-13015
Ngày cấp bằng
6/2/08
Số km
4,167
Động cơ
548,317 Mã lực
Nơi ở
Thai Nguyen
Binh biến Thái Nguyên 1917.jpg

Ảnh này em thấy ghi chú là "Binh biến Thái Nguyên 1917". Chắc là ngôi nhà này bị tàn phá trong cuộc chiến, không rõ ở vị trí nào xưa và nay.
 

Dzon

Xe điện
Biển số
OF-13015
Ngày cấp bằng
6/2/08
Số km
4,167
Động cơ
548,317 Mã lực
Nơi ở
Thai Nguyen

Ảnh một đồn điền tại Đồng Bẩm, Thái Nguyên
 

Dzon

Xe điện
Biển số
OF-13015
Ngày cấp bằng
6/2/08
Số km
4,167
Động cơ
548,317 Mã lực
Nơi ở
Thai Nguyen
Em mới tìm được một số hình ảnh về chợ Thái Nguyên dưới thời Pháp thuộc

Chợ Thái Nguyên 3.jpg

Nếu các cụ theo dõi từ đầu thì thấy ở ảnh bản đồ Thái Nguyên 1934 thì Chợ Thái Nguyên ở vị trí khu Ngân hàng nhà nước hiện nay. Có thể thấy quy mô chợ Thái Nguyên thời đó cũng khá lớn.

Chợ Thái Nguyên 2.jpg

Khu này chắc là khu buôn bán ngoài trời ở chợ, phía xa là quả đồi thấp, theo bản đồ em đoán khả năng ngọn đồi này nằm ở vị trí Sở Công thương cũ.

Chợ Thái Nguyên 1.jpg

Có thể thấy cảnh buôn bán rất tấp nập, khả năng ảnh được chụp vào đúng hôm chợ phiên, có cả ô tô chở hàng hoá ( hoặc chở người) đến chợ.
 

Dzon

Xe điện
Biển số
OF-13015
Ngày cấp bằng
6/2/08
Số km
4,167
Động cơ
548,317 Mã lực
Nơi ở
Thai Nguyen
Trai linh kho xanh.jpg

Cổng Trại lính khố xanh Thái Nguyên (Poste de la garde indigène de Thai Nguyen )
Ảnh này em mới google được trên mạng, cũng không quá khó mà không hiểu sao mà đến giờ khi các bài báo viết về Khởi nghĩa Thái Nguyên toàn lấy cái ảnh mờ tịt, cắt ra từ một cuốn sách cũ.

Trai linh kho xanh (1).jpg

Em thử tô màu trên site của cụ doctor76 nhưng ko lên được rõ ràng lắm, chắc do free nên chỉ được vậy :P
 

Dzon

Xe điện
Biển số
OF-13015
Ngày cấp bằng
6/2/08
Số km
4,167
Động cơ
548,317 Mã lực
Nơi ở
Thai Nguyen
Khu miền núi cách nha tù Thai Nguyen 20km về phía bắc.jpg

Cảnh quan miền núi nhìn từ trên cao cách nhà tù Thái Nguyên khoảng 20 km về phía Bắc. Trên ảnh có thể nhìn thấy là một nhánh sông Cầu, hướng về Xâm Xá (?)
Nguồn: Ảnh của phi đội nghiên cứu Bắc Kỳ trong bài viết ở link sau: http://albindenis.free.fr/Site_escadrille/escadrille001_Indochine.htm
Em xem bản đồ địa hình Thái Nguyên và hình ảnh cũng như thông tin của ảnh thì trên thì khả năng ảnh này chụp ở khu vực xã Thần Sa (nghe cũng hơi giống Xâm Xa) - huyện Võ Nhai.
 

cuhaifus

Xe container
Biển số
OF-7216
Ngày cấp bằng
18/7/07
Số km
5,884
Động cơ
494,454 Mã lực
Khu miền núi cách nha tù Thai Nguyen 20km về phía bắc.jpg

Cảnh quan miền núi nhìn từ trên cao cách nhà tù Thái Nguyên khoảng 20 km về phía Bắc. Trên ảnh có thể nhìn thấy là một nhánh sông Cầu, hướng về Xâm Xá (?)
Nguồn: Ảnh của phi đội nghiên cứu Bắc Kỳ trong bài viết ở link sau: http://albindenis.free.fr/Site_escadrille/escadrille001_Indochine.htm
Em xem bản đồ địa hình Thái Nguyên và hình ảnh cũng như thông tin của ảnh thì trên thì khả năng ảnh này chụp ở khu vực xã Thần Sa (nghe cũng hơi giống Xâm Xa) - huyện Võ Nhai.
Trên đó có thể là Tràng Xá chăng? Nếu đi theo hướng đèo Nhâu lên Tràng xá thì cũng chỉ độ trên 20 km đường chim bay cụ ạ.
 

Thủy Cao 1988

Đi bộ
Biển số
OF-843600
Ngày cấp bằng
17/11/23
Số km
5
Động cơ
0 Mã lực
Tuổi
36
Chắc bác ko nhớ, cách đây mấy năm em có hỏi bác là Mr Đ là như nào với bác, bác nói là nhạc phụ. nên em mới biết.
Em cũng dân Thái còn nguyên. Gốc Bắc Kan. Nhà ông bà nội ở sau CA Tỉnh mới, hồi xưa là trường bưu điện miền núi. Hàng xóm nhà bố vợ bác CivicTN. Nhà đá xe như cụ nào nói từ rất lâu rồi, sau đó nhà cô chú ấy chuyển sang bên đường Bê tông Quang vinh, sau siêu thi Lan Chi. gần khu chung cư Tiến bộ. Giờ nhà chỗ đó vẫn còn, làm điểm tập kết hàng hóa thôi.

Hôm nào off hội OF TN các bác nhỉ?
Em vừa bước chân vào chưa hiểu như nào đây. Em Cảm ơn ạ ^^
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top