- Biển số
- OF-47857
- Ngày cấp bằng
- 2/10/09
- Số km
- 145
- Động cơ
- 460,564 Mã lực
Nơi đây em đã từng học 4 năm. Thích nhất là hàng tháng ra Bưu điện Mỏ Bạch lấy tiền Phụ huynh gửi.
Hành trình này giống em nhưng em đi cả tầu hoặc đạp xe.E vào thớt hóng, kỷ niệm của e về 5 năm học đh ở đó, nhớ lại những chiều thứ 6 trốn tàu từ ga Lưu xá ngược lên tp, nhảy tàu xuống gần đh Nông lâm. Nhậu nhẹt rồi sang đh Sư phạm tán gái, chiều chủ nhật lại nhảy ngược lại.
Hehe, e cũng từng bị người yêu hỏi khi leo dốc Tân lập, dốc này là dốc gì, em thều thào bảo dốc xuống đi e.Hành trình này giống em nhưng em đi cả tầu hoặc đạp xe.
Sự thành lập Căng Bá Vân
Ngày 21 tháng 01 năm 1940, Chính phủ Pháp ra Sắc lệnh quản thúc hay trục xuất khỏi nơi cư trú hoặc giam giữ trong các trại tập trung những “phần tử nguy hiểm” cho việc phòng vệ quốc gia và cho an ninh chung, thực chất là để quản thúc các cựu tù chính trị đã được tha bổng trong thời kỳ trước. Thi hành Sắc lệnh này, Chính quyền thuộc địa ở Việt Nam đã cho lập các trại “lao động đặc biệt” (camp spécial des travailleurs) để giam giữ tù chính trị đã được tha bổng, như trước chúng tôi từng đề cập trong bài “Điều ít biết về Căng Bắc Mê”, trong đó có Căng Bá Vân được thành lập theo Nghị định của Thống sứ Bắc Kỳ ngày 28 tháng 10 năm 1941.
Cây đa tại xóm Bá Vân 4, chính là nơi cất giấu, trao đổi tài liệu mật, nguồn: sưu tầm
Căng Bá Vân nằm trên địa phận xã Bình Sơn, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên – một vùng quê giàu truyền thống cách mạng. Trước năm 1941, Căng Bá Vân là một phần của nhà tù tỉnh Thái Nguyên(1), được người Pháp xây trên một khu đất hẻo lánh thuộc làng Bá Vân, giao thông khó khăn, dân cư thưa thớt, ngăn cách với bên ngoài bởi dòng sông Công. Nhà tù này được đề xuất xây dựng từ năm 1902(2) nhưng vì nhiều lý do mãi đến năm 1913 mới được bắt đầu khởi công.
Ban đầu, nhà tù tỉnh Thái Nguyên có quy mô nhỏ, các ngôi nhà giam làm bằng tre, gỗ, lợp lá đơn sơ để giam thường phạm. Nhận thấy nhà tù này nằm trong chốn “rừng thiêng, nước độc”, nhốt tù ở đây là an toàn nhất, chính quyền Pháp đã cho cải tạo và mở rộng nhà tù, xây kiên cố hơn để có thể tiếp quản nhiều tù nhân hơn(3). Xung quanh nhà tù có tường rào chắc chắn, bốn góc có bốn vọng gác canh giữ, liền nhà giam là nhà của cai ngục và lính, có một vọng gác riêng cho cai ngục.
Như chúng ta đã biết, ngày 29 tháng 9 năm 1936, Tổng thống Pháp đã ra Sắc lệnh ân xá toàn phần cho các tù nhân trên toàn cõi Đông Dương. Rất nhiều tù chính trị – là những chiến sĩ cộng sản yêu nước sau khi được tha bổng đã trở lại hoạt động, móc nối với nhau lãnh đạo phong trào yêu nước từ Bắc tới Nam để đấu tranh đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
Trước sự bùng nổ của những cuộc bãi công, biểu tình, bãi chợ, bãi khóa, các cuộc đấu tranh đòi khất thuế, chống nạn cường hào áp bức,… diễn ra từ thành thị đến nông thôn, ngày 21 tháng 01 năm 1940, Chính phủ Pháp đã ra Sắc lệnh quản thúc hay trục xuất khỏi nơi cư trú hoặc giam giữ trong các trại tập trung những “phần tử nguy hiểm” cho việc phòng vệ quốc gia và cho an ninh chung, thực chất là để quản thúc các cựu tù chính trị đã được tha bổng trong thời kỳ trước (4). Thi hành Sắc lệnh này, Chính quyền thuộc địa ở Việt Nam đã cho lập các trại “lao động đặc biệt” (camp spécial des travailleurs) để giam giữ tù chính trị đã được tha bổng những năm trước, trong đó có căng Bá Vân được thành lập theo Nghị định của Thống sứ Bắc Kỳ ngày 28 tháng 10 năm 1941:
Điều 1. Nhà tù tỉnh Thái Nguyên (Bắc Kỳ) được cải dụng thành trại đặc biệt để giam giữ những phần tử nguy hiểm cho việc phòng vệ quốc gia và an ninh chung theo qui định của Sắc lệnh ngày 10 tháng 9 năm 1940 (5).
Căng Bá Vân được duy trì đến tháng 10 năm 1944 và trong khoảng thời gian từ năm 1941 đến 1944 đã có khoảng 200 tù nhân được đưa về đây giam giữ (6).
Sau khi Căng Bá Vân bị xóa bỏ, thực dân Pháp đã đưa các tù chính trị về giam tại căng Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái được thành lập năm 1944.
Tháng 12 năm 1994, Bộ Văn hóa – Thông tin đã ra Quyết định công nhận di tích lịch sử Căng Bá Vân là di tích cấp quốc gia. Đây là niềm vinh dự và tự hào không chỉ cho riêng những người dân xã Bình Sơn mà của cả thị xã Sông Công, của tỉnh Thái Nguyên và của cả nước.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia I
Sự thành lập Căng Bá Vân
archives.org.vn
Cụ nói đá bóng ở SVĐ Thành Phố & Sân Sư Phạm là rất quen đó. Em cũng đá ỏ 2 sân này nhiều. Hơn cụ 4 tuổi có thể biết nhauEm 79, hồi ĐH là em về HN rồi, nhưng bạn bè ở TN nhiều, nhà em khi đó ở Gang Thép nhưng học ở cấp 3 ở TP (giờ bạn cùng lớp cấp 3 có 4 đứa, 3 đứa dạy tài chính, 1 thằng mới lên Hiệu trưởng DH CNTT được vài năm). Cụ chắc 8x, kém em vài tuổi thôi, cụ miêu tả em mới nhận ra. Nhìn ảnh lại nhớ thời hs, trưa nào cũng đá bóng ở SVD TP hoặc sân SP, bóng bàn, bia thì vào Đán. TN 1 thời nổi tiếng vì là TP có.. duy nhất 1 cột đèn giao thông
Chắc cụ đi tắm suối ở Đại Từ phải ko? Đại Từ nằm ở sườn đông dãy Tam Đảo, có rất nhiều suối đẹp và sạch.Hôm nay e vừa đi Thái Nguyên về
Vâng, suối Cửa Tử cụ ah, công nhận là suối đẹp, nhưng mà e chưa có điều kiện đi sâu hơnChắc cụ đi tắm suối ở Đại Từ phải ko? Đại Từ nằm ở sườn đông dãy Tam Đảo, có rất nhiều suối đẹp và sạch.
Thời còn bưu điện mỏ bạch cho cụ lĩnh tiền thi cũng 199x rồi nhỉ, e nhớ tầm hơn 2000 là xóa xổ cái bưu điên đó thì phảiNơi đây em đã từng học 4 năm. Thích nhất là hàng tháng ra Bưu điện Mỏ Bạch lấy tiền Phụ huynh gửi.
Đá bóng bọn em toàn đá sân SP, nhà máy giấy HVT. Xa hơn nữa thì sân Thiếu Sinh Quân, Z159, sân Nông Lâm...Cụ nói đá bóng ở SVĐ Thành Phố & Sân Sư Phạm là rất quen đó. Em cũng đá ỏ 2 sân này nhiều. Hơn cụ 4 tuổi có thể biết nhau
Trước em có đi hang Phượng Hoàng, suối nước chảy mát lạnh và rât nhiều nước... động thì em thấy còn to hơn cả Nam Thiên đệ nhất động ở chùa Hương ấy chứ. Giờ ko biết hang Phượng Hoàng còn suối nước chảy ko mà ko thấy trên mạng mấy, so với nhiều chỗ dân mạng đi camp thì em thấy đẹp hơn rất nhiều.Chắc cụ đi tắm suối ở Đại Từ phải ko? Đại Từ nằm ở sườn đông dãy Tam Đảo, có rất nhiều suối đẹp và sạch.
Nhà vợ e sát BĐ Mỏ bạchNơi đây em đã từng học 4 năm. Thích nhất là hàng tháng ra Bưu điện Mỏ Bạch lấy tiền Phụ huynh gửi.
Chỗ suối tên là suối Mỏ Gà ở phía dưới, nước vẫn nhiều chảy từ lòng hang ra ra. Còn hang Phượng Hoàng ở trên cao thì vẫn thế thôi nhưng cũng ít người leo vì đi hơi mệt, khách chủ yếu chơi ở hang suối Mỏ Gà là chính.Trước em có đi hang Phượng Hoàng, suối nước chảy mát lạnh và rât nhiều nước... động thì em thấy còn to hơn cả Nam Thiên đệ nhất động ở chùa Hương ấy chứ. Giờ ko biết hang Phượng Hoàng còn suối nước chảy ko mà ko thấy trên mạng mấy, so với nhiều chỗ dân mạng đi camp thì em thấy đẹp hơn rất nhiều.
Bưu điện Mỏ Bạch (Bưu cục Mỏ Bạch) ở chỗ Công an tỉnh bây giờ vẫn còn mà. Nó được xây lại ngay sát chỗ cũ nhưng khá bé, lại bị hàng quán và cây xanh che nên hơi khó nhìn. Thỉnh thoảng em vẫn đến gửi hàng ở đây vì tiện gần nhàThời còn bưu điện mỏ bạch cho cụ lĩnh tiền thi cũng 199x rồi nhỉ, e nhớ tầm hơn 2000 là xóa xổ cái bưu điên đó thì phải
Hồi bé nhóm em đi Cửa Tử nó còn hoang sơ lắm. Đi chơi mà còn tóm được cả rắn và tổ bìm bịp. Chắc cỡ khoảng 25 năm rồi không quay lại. Trước Tết về quê cu bạn dẫn lên Thiền viện Tây Trúc mới thấy quê hương thật đẹp và yên bình. Khu sườn Tây Tam Đảo mà làm du lịch cũng không hề kém khu Tây Thiên và Tam ĐảoChắc cụ đi tắm suối ở Đại Từ phải ko? Đại Từ nằm ở sườn đông dãy Tam Đảo, có rất nhiều suối đẹp và sạch.
Nhà mình qua Cung thiếu nhi 1 đoạn gần bia Long không biết chỗ nào cụ nhỉ?
Ơ hoá ra cụ và mình đồng niên, khéo khi quen nhau bên ngoài ấy chứEm kém cụ 4 tuổi, thế chắc cụ học Chuyên Thái Nguyên rồi
Chưa cụ ơi! Em chưa off bao giờ
Mình vẫn còn giữ ảnh mình chụp với thầy Truyền hồi cuối năm lớp 12.Vậy là cụ là hàng xóm nhà thầy Truyền (nhà lưng chừng dốc), hiệu phó rồi. Em còn nhớ rõ năm em lên cấp 3 là năm đầu tiên VTV3 phát thử nghiệm chương trình tivi vào khoảng cuối giờ chiều, bọn em suốt ngày qua nhà thầy Truyền xem nhờ tivi đông lắm, giờ nghĩ lại mà đã gần 30 năm rồi... thời gian nhanh quá.
Em sorry vì làm loãng topic của các cụ, em vẫn chờ ảnh TN của các cụ đây.
Đợt rồi em 1 tuần 2 lần vào BLĐúng rồi cụ.
Chè thì No 1 Đội Cấn hoặc 146 LQĐ , gần KOK Bảo Linh ah
Thầy Phương hồi em mới vào cấp 3 làm chủ nhiệm lớp em được nửa kỳ thì thầy đi học Tiến sĩ, người thay thầy Phương là thầy Lâm thì mất cũng sắp tròn 20 năm rồiĐúng rồi cụ, giờ Mr Phương làm HP, mấy năm rồi e đi họp PH cho ku con hay gặp
Anh cho em mượn cái ảnh này để em lấy làm ảnh cover của Hội đi chung xe Thái Nguyên - Hà Nội nhé, ảnh em đang dùng em lấy hình chụp từ camera nên nhìn không được đẹp lắm. Em cảm ơn anh!
E có cái ảnh Thái Nguyên sáng nay từ 1 góc chụp ít người chụp
Vậy cụ khả năng là TK10 rồi . Thầy Phương em biết từ khi 4,5 tuổi, một loạt các thày Phương, Phú,... chuyển từ cấp 3 Gang thép lên khi thành lập trường mà. Trước bọn em thịt các thày bóng bàn suốt vì bọn em ở KTX nên nhiều thời gian mà.Nhà mình qua Cung thiếu nhi 1 đoạn gần bia Long không biết chỗ nào cụ nhỉ?
Ơ hoá ra cụ và mình đồng niên, khéo khi quen nhau bên ngoài ấy chứ
Mình vẫn còn giữ ảnh mình chụp với thầy Truyền hồi cuối năm lớp 12.
Đợt rồi em 1 tuần 2 lần vào BL
Thầy Phương hồi em mới vào cấp 3 làm chủ nhiệm lớp em được nửa kỳ thì thầy đi học Tiến sĩ, người thay thầy Phương là thầy Lâm thì mất cũng sắp tròn 20 năm rồi
Cả thầy Phương với thầy Thuấn Hiệu trưởng vừa mới nghỉ đều chơi bóng bàn hay.
Anh cho em mượn cái ảnh này để em lấy làm ảnh cover của Hội đi chung xe Thái Nguyên - Hà Nội nhé, ảnh em đang dùng em lấy hình chụp từ camera nên nhìn không được đẹp lắm. Em cảm ơn anh!
Đối chiếu với bản đồ năm 1933 thì khả năng nhà bạn (gần quán bia Long) ở vị trí khu ruộng lúa, có gò cao và gần một ngôi Đền thờ Khổng Tử (vị trí N trên bản đồ)Nhà mình qua Cung thiếu nhi 1 đoạn gần bia Long không biết chỗ nào cụ nhỉ?