Cảm ơn các bác đã trích "còm" của em hoặc đề cập tới câu tiếng Anh em viết hay lôi cá nhân em ra mà "mổ xẻ".
Khi viết cụm từ này (
Let's it be) - "còm" #77 em đã biết và lường trước được mọi việc xảy ra như thế nào vì các bác ai biết tiếng Anh đều mang trong đầu câu "
LET IT BE" tên và ca từ một bài nhạc nổi tiếng của nhóm Beatles.
VÀ, trong "còm" #102 của mình, em cũng đã nhắc lại cái tên "
Let it be" này kèm theo lời nhắc bài hát này như một lời nhắc khéo đây là bài hát nồi tiếng mà ai yêu thích nhóm Beatles đều không thể không biết.
Còn đây, "
Let's it be" là chính tay (của) em viết, và em đã khẳng định là viết theo cách của em, và từ miệng của em nghĩa là câu đó, cụm từ đó, phải (nên) hiểu theo ý của em, và là của em chứ không phải của ai hết nên không thể nói là em đúng hay sai khi viết như vậy.
Các bác hay bất kỳ ai chỉ có thể có ý kiến ("bắt giò") khi em nói "
bài hát nổi tiếng "Let's it be" " của nhóm Beatles"
Cái vui và ngớ ngẩn ở đây là có người chỉ đinh ninh trong đầu một cái ABC của người X nhưng khi nghe ai khác nói một cái A'B'C' ná ná nhưng KHÔNG HỀ NÓI HAY KHẰNG ĐỊNH CỦA NGƯỜI X là nhảy nhổm lên mặc định phải nói như thế này (ABC) mà quên là người nói không bao giờ bảo cái mình nói A'B'C' là của người X kia!
Còn câu "LET IT BE" là như thế nào chắc ai cũng hiểu nếu tra Google vì đó là của câu nổi tiếng trong bài hát trên, còn câu em nói thì mang nghĩa theo ý của em là "Chúng ta hãy để cho nó, hãy để mọi việc thuận theo tự nhiên mà không can thiệp".
Em cũng xin dài dòng một chút việc cụm từ "
Let it be" có nghĩa là, nói nôm na là "Hãy để mọi việc như nó vốn có" Bài hát trên nổi tiếng vì câu nói này không chỉ là vì tiêu đề của bài hát, hay là một câu khẩu hiệu, mà còn là một triết lý sống và cái triết lý này không chỉ là của tác giả mà nó xuất phát từ cái văn hóa Anh mà trước đây (bây giờ hiếm thấy) người ta thường gọi (nói) bằng cụm từ
"phớt tinh Ăng-lê".
Nói xa hơn, câu nói này cũng có trong triết lý của Phương Đông hay triết học Đông Phương từ lâu!
Đó là cách "
Sống thuận theo tự nhiên" trước một vụ việc, hay hiện tượng trong cuộc sống,
chúng ta hãy chấp nhận nó không chống lại mà tìm hiểu nó cặn kẽ, rồi lợi dụng tối đa hay phát huy những ưu điểm của nó (nếu có) cũng như giảm thiểu hết mức khuyết điểm hay thiệt hại nếu có.
Ngay khi viết và "ngồi chờ" xem mọi người "múa may" em cũng đã hành xử theo cái triết lý này!
Đó (trên đây) là em cắt nghĩa điều em đã viết và nói trong còm" #77 và #102 còn cái
căn nguyên mà em cố tình viết để cho một số người nhảy vào bị bôi hoặc thắc mắc là ntn thì em xin hẹn sẽ viết trong một "còm" khác.
Chuyện đâu còn có đó, đi đâu mà vội phải không nào?