- Biển số
- OF-112054
- Ngày cấp bằng
- 8/9/11
- Số km
- 325
- Động cơ
- 392,126 Mã lực
Nếu thực sự quá trình 'lắp ráp' ôtô chỉ là tháo rời xe nguyên chiếc ở nước ngoài rồi lắp ráp lại tại Việt Nam thì khoản lợi nhuận khổng lồ nêu trên hoàn toàn có được nhờ chênh lệch thuế.
Hiện dư luận đang đặt câu hỏi có hay không việc nhiều mẫu xe Hyundai đang được 'lắp ráp' như vậy tại thị trường Việt Nam ?
Hyundai Thành Công lắp đồng thời 3 mẫu xe
Theo tìm hiểu của VnMedia, nhà máy sản xuất, lắp ráp ôtô của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hyundai Thành Công (gọi tắt là Hyundai Thành Công) đặt tại khu công nghiệp Gián Khẩu, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình mới đi vào hoạt động được khoảng hơn 1 năm, từ cuối năm 2010. Đến trung tuần tháng 5/2011, công ty này chính thức công bố sự xuất hiện của mẫu xe đầu tiên lắp ráp trong nước là Avante sau gần 3 năm chỉ nhập khẩu và phân phối xe nguyên chiếc. Kể từ đó đến nay, công ty chưa một lần công bố về một mẫu xe thứ hai lắp ráp trong nước.
Tuy nhiên, theo điều tra của chúng tôi thì ngoài mẫu Avante được công khai nêu trên thì Hyundai Thành Công còn âm thầm tung ra thị trường hai mẫu xe thương hiệu Hyundai rất hút khách trong những năm gần đây là xe du lịch Sonata và xe thể thao đa dụng Santa Fe. Căn cứ vào những hồ sơ, tài liệu của các cơ quan chức năng, những mẫu xe này được chứng nhận là lắp ráp trong nước và trên thực tế, xe được công khai bán tới tay người tiêu dùng trong nhiều tháng qua thông qua các đại lý chính thức của Hyundai Thành Công, đặc biệt tại khu vực phía Nam.
Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu Hyundai Thành Công có hội đủ năng lực về pháp lý, kỹ thuật, tài chính...để trong một thời gian ngắn như vậy có thể đầu tư và tiến hành lắp ráp cùng lúc ba mẫu xe là Avante, Sonata và Santa Fe hay không ?
Theo tìm hiểu của chúng tôi thì nhiều số khung, số máy của mẫu xe Sonata và Santa Fe mà Hyundai Thành công nhập khẩu về khai dưới dạng lắp ráp CKD là những chiếc xe mà phía Hyundai Motor (Hàn Quốc) đã lắp nguyên chiếc theo dạng CBU. Vậy liệu có việc Hyundai Thành Công nhập xe nguyên chiếc, tháo rời, vận chuyển về VN lắp lại, nhưng lại khai là nhập khẩu linh kiện để lắp ráp trong nước hay không?
Trên thực tế, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ôtô tại Việt Nam, kể cảc các liên doanh lâu nay vẫn được mặc định là có tiềm lực rất mạnh nhờ sự hỗ trợ của các tập đoàn đa quốc gia thì ít nhất phải mất khoảng 1 năm mới có thể tung ra được một mẫu xe mới. Đó là chưa kể đến việc phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chuyển giao công nghệ cũng như các quy định chi tiết tại Quyết định 115/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô và Quyết định 05/2005/QĐ – BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hoá. Theo các quyết định nêu trên, việc lắp ráp một mẫu xe đòi hỏi phải có hệ thống nhà xưởng, máy móc...và đặc biệt là bộ gá và bộ hàn zic để hàn thân vỏ xe, hệ thống sơn tĩnh điện - yếu tố then chốt để phân biệt xe lắp ráp trong nước hay xe nhập khẩu nguyên chiếc bởi dù lắp ráp, trái tim của chiếc xe là động cơ cũng được nhập khẩu cả cụm.
Lách để hưởng chênh lệch thuế ?
Có thể nói, nếu Hyundai Thành Công có đầy đủ những yếu tố theo quy định như có hợp đồng chuyển giao công nghệ để lắp ráp mẫu Sonata và Santa Fe, có đầu tư đầy đủ bộ gá, hàn Zic… thì đó được xem là thành công của doanh nghiệp và một lần nữa, họ lại trở thành hiện tượng trong lĩnh vực lắp ráp xe trong nước, sau khi gặt hái không ít thành công ở lĩnh vực nhập khẩu và phân phối xe nguyên chiếc.
Tuy nhiên trong trường hợp ngược lại, nếu không đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn đó thì chỉ riêng họ được hưởng lợi rất lớn nhưng lại tạo ra cuộc cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng đến hoạt động của những doanh nghiệp, liên doanh sản xuất, lắp ráp ôtô khác có đầu tư đầy đủ; đồng thời gây thất thu một khoản thuế lớn cho ngân sách Nhà nước.
Chính vì lẽ đó, việc Hyundai Thành Công có đầu tư đúng quy định và tiến hành lắp ráp thật hai mẫu Santa Fe và Sonata hay không cần phải được xác định rõ ràng.
Cơ quan chức năng cần nhập cuộc
Như chúng ta đã biết, chỉ xoay quanh một số rất ít các linh kiện nhập khẩu như gương, ghế, ống xả...không đảm bảo mức độ rời rạc theo Quyết định 05 với tỷ lệ không đảm bảo chỉ chiếm khoảng 1-2% trên tổng số linh kiện nhập khẩu mà một số liên doanh như Ford, Honda, Toyota... đã suýt bị truy thu số thuế lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Điều đáng nói là đa số các trường hợp này đều do sự tiến bộ của khoa học công nghệ chứ không phải chủ ý của doanh nghiệp.
Trong trường hợp của Hyundai Thành Công, mức độ còn có thể lớn hơn nhiều. Đơn cử, ngay tại Điều 1 của Quyết định 05 thì mức độ rời rạc của thân ôtô phải “rời thành từng mảng, chưa hàn, tán, chưa sơn tĩnh điện”, nhưng trong thiết kế kỹ thuật ôtô con Hyundai Santa Fe CM7UBC mà Hyundai Thành Công gửi cho Cục đăng Kiểm VN để tiến hành lắp ráp trong nước thì "khung vỏ của ôtô thiết kế được nhập khẩu dưới dạng bán thành phẩm (đã hàn + sơn tĩnh điện)".
Rõ ràng điều này là không công bằng đối với các DN và liên doanh sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước khác. Nếu tất cả các doanh nghiệp, liên doanh lắp ráp ôtô khác cũng nhập khẩu khung vỏ dạng bán thành phẩm (đã hàn và sơn tĩnh điện) như trường hợp mẫu xe Santa Fe của Hyundai Thành Công thì cần gì phải bỏ số tiền lớn để đầu tư dây chuyền hàn, dây chuyền sơn tĩnh điện trong khi vẫn được hưởng thuế nhập khẩu theo dạng linh kiện, phụ tùng để lắp ráp, cần gì phải tuân thủ các quy định của Quyết định 115 và Quyết định 05...? Xung quanh vấn đề này, vai trò của các cơ quan chức năng như Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan, Bộ KHCN, Cục Đăng kiểm VN…rất quan trọng, mang tính quyết định đối với sự phát triển của các doanh nghiệp lắp ráp ôtô cũng như ngành công nghiệp này. Câu hỏi đặt ra là liệu tất cả các doanh nghiệp đều đã tuân thủ đầy đủ các quy định đưa ra trong hai quyết định 05/ BKHCN và 115/BCT hay chưa?
Vì vậy, rất cần một tổng kiểm tra tổng thể tất cả các doanh nghiệp đang sản xuất và lắp ráp ôtô tại Việt Nam, tránh những trường hợp nhập nhèm, gian lận nhằm hưởng chênh lệch về thuế suất, ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh lành mạnh…
Hiện dư luận đang đặt câu hỏi có hay không việc nhiều mẫu xe Hyundai đang được 'lắp ráp' như vậy tại thị trường Việt Nam ?
Hyundai Thành Công lắp đồng thời 3 mẫu xe
Theo tìm hiểu của VnMedia, nhà máy sản xuất, lắp ráp ôtô của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hyundai Thành Công (gọi tắt là Hyundai Thành Công) đặt tại khu công nghiệp Gián Khẩu, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình mới đi vào hoạt động được khoảng hơn 1 năm, từ cuối năm 2010. Đến trung tuần tháng 5/2011, công ty này chính thức công bố sự xuất hiện của mẫu xe đầu tiên lắp ráp trong nước là Avante sau gần 3 năm chỉ nhập khẩu và phân phối xe nguyên chiếc. Kể từ đó đến nay, công ty chưa một lần công bố về một mẫu xe thứ hai lắp ráp trong nước.
Tuy nhiên, theo điều tra của chúng tôi thì ngoài mẫu Avante được công khai nêu trên thì Hyundai Thành Công còn âm thầm tung ra thị trường hai mẫu xe thương hiệu Hyundai rất hút khách trong những năm gần đây là xe du lịch Sonata và xe thể thao đa dụng Santa Fe. Căn cứ vào những hồ sơ, tài liệu của các cơ quan chức năng, những mẫu xe này được chứng nhận là lắp ráp trong nước và trên thực tế, xe được công khai bán tới tay người tiêu dùng trong nhiều tháng qua thông qua các đại lý chính thức của Hyundai Thành Công, đặc biệt tại khu vực phía Nam.
Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu Hyundai Thành Công có hội đủ năng lực về pháp lý, kỹ thuật, tài chính...để trong một thời gian ngắn như vậy có thể đầu tư và tiến hành lắp ráp cùng lúc ba mẫu xe là Avante, Sonata và Santa Fe hay không ?
Theo tìm hiểu của chúng tôi thì nhiều số khung, số máy của mẫu xe Sonata và Santa Fe mà Hyundai Thành công nhập khẩu về khai dưới dạng lắp ráp CKD là những chiếc xe mà phía Hyundai Motor (Hàn Quốc) đã lắp nguyên chiếc theo dạng CBU. Vậy liệu có việc Hyundai Thành Công nhập xe nguyên chiếc, tháo rời, vận chuyển về VN lắp lại, nhưng lại khai là nhập khẩu linh kiện để lắp ráp trong nước hay không?
Trên thực tế, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ôtô tại Việt Nam, kể cảc các liên doanh lâu nay vẫn được mặc định là có tiềm lực rất mạnh nhờ sự hỗ trợ của các tập đoàn đa quốc gia thì ít nhất phải mất khoảng 1 năm mới có thể tung ra được một mẫu xe mới. Đó là chưa kể đến việc phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chuyển giao công nghệ cũng như các quy định chi tiết tại Quyết định 115/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô và Quyết định 05/2005/QĐ – BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hoá. Theo các quyết định nêu trên, việc lắp ráp một mẫu xe đòi hỏi phải có hệ thống nhà xưởng, máy móc...và đặc biệt là bộ gá và bộ hàn zic để hàn thân vỏ xe, hệ thống sơn tĩnh điện - yếu tố then chốt để phân biệt xe lắp ráp trong nước hay xe nhập khẩu nguyên chiếc bởi dù lắp ráp, trái tim của chiếc xe là động cơ cũng được nhập khẩu cả cụm.
Lách để hưởng chênh lệch thuế ?
Có thể nói, nếu Hyundai Thành Công có đầy đủ những yếu tố theo quy định như có hợp đồng chuyển giao công nghệ để lắp ráp mẫu Sonata và Santa Fe, có đầu tư đầy đủ bộ gá, hàn Zic… thì đó được xem là thành công của doanh nghiệp và một lần nữa, họ lại trở thành hiện tượng trong lĩnh vực lắp ráp xe trong nước, sau khi gặt hái không ít thành công ở lĩnh vực nhập khẩu và phân phối xe nguyên chiếc.
Tuy nhiên trong trường hợp ngược lại, nếu không đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn đó thì chỉ riêng họ được hưởng lợi rất lớn nhưng lại tạo ra cuộc cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng đến hoạt động của những doanh nghiệp, liên doanh sản xuất, lắp ráp ôtô khác có đầu tư đầy đủ; đồng thời gây thất thu một khoản thuế lớn cho ngân sách Nhà nước.
Cùng với Santa Fe, Sonata là một mẫu xe hút khách của thương hiệu xe Hyundai tại Việt Nam trong nhiều năm qua.
Hiện tại, chênh lệch về thuế suất thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc và thuế nhập khẩu linh kiện xe lắp ráp trong nước là rất lớn, tương ứng 82% của xe nguyên chiếc so với mức trung bình 20-25% của linh kiện nhập khẩu. Chẳng hạn giá nhập khẩu sau thuế một chiếc ôtô hoàn chỉnh ở nước ngoài là 10.000 USD, thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam 50% và thuế VAT 10%, nếu về Việt Nam dưới dạng linh kiện hưởng thuế suất thuế nhập khẩu 20% thì sau khi cộng các loại thuế, giá của xe là gần 20.000 USD, trong khi nếu nhập khẩu nguyên chiếc thuế suất 82% thì giá của xe sẽ đội lên 30.000 USD. Chỉ riêng chênh lệch về thuế lúc này đã lên tới 10.000 USD/chiếc.Chính vì lẽ đó, việc Hyundai Thành Công có đầu tư đúng quy định và tiến hành lắp ráp thật hai mẫu Santa Fe và Sonata hay không cần phải được xác định rõ ràng.
Cơ quan chức năng cần nhập cuộc
Như chúng ta đã biết, chỉ xoay quanh một số rất ít các linh kiện nhập khẩu như gương, ghế, ống xả...không đảm bảo mức độ rời rạc theo Quyết định 05 với tỷ lệ không đảm bảo chỉ chiếm khoảng 1-2% trên tổng số linh kiện nhập khẩu mà một số liên doanh như Ford, Honda, Toyota... đã suýt bị truy thu số thuế lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Điều đáng nói là đa số các trường hợp này đều do sự tiến bộ của khoa học công nghệ chứ không phải chủ ý của doanh nghiệp.
Từ trước tới nay, Hyundai Thành Công chỉ công bố Avante là xe lắp ráp
trong nước.
trong nước.
Trong trường hợp của Hyundai Thành Công, mức độ còn có thể lớn hơn nhiều. Đơn cử, ngay tại Điều 1 của Quyết định 05 thì mức độ rời rạc của thân ôtô phải “rời thành từng mảng, chưa hàn, tán, chưa sơn tĩnh điện”, nhưng trong thiết kế kỹ thuật ôtô con Hyundai Santa Fe CM7UBC mà Hyundai Thành Công gửi cho Cục đăng Kiểm VN để tiến hành lắp ráp trong nước thì "khung vỏ của ôtô thiết kế được nhập khẩu dưới dạng bán thành phẩm (đã hàn + sơn tĩnh điện)".
Rõ ràng điều này là không công bằng đối với các DN và liên doanh sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước khác. Nếu tất cả các doanh nghiệp, liên doanh lắp ráp ôtô khác cũng nhập khẩu khung vỏ dạng bán thành phẩm (đã hàn và sơn tĩnh điện) như trường hợp mẫu xe Santa Fe của Hyundai Thành Công thì cần gì phải bỏ số tiền lớn để đầu tư dây chuyền hàn, dây chuyền sơn tĩnh điện trong khi vẫn được hưởng thuế nhập khẩu theo dạng linh kiện, phụ tùng để lắp ráp, cần gì phải tuân thủ các quy định của Quyết định 115 và Quyết định 05...? Xung quanh vấn đề này, vai trò của các cơ quan chức năng như Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan, Bộ KHCN, Cục Đăng kiểm VN…rất quan trọng, mang tính quyết định đối với sự phát triển của các doanh nghiệp lắp ráp ôtô cũng như ngành công nghiệp này. Câu hỏi đặt ra là liệu tất cả các doanh nghiệp đều đã tuân thủ đầy đủ các quy định đưa ra trong hai quyết định 05/ BKHCN và 115/BCT hay chưa?
Vì vậy, rất cần một tổng kiểm tra tổng thể tất cả các doanh nghiệp đang sản xuất và lắp ráp ôtô tại Việt Nam, tránh những trường hợp nhập nhèm, gian lận nhằm hưởng chênh lệch về thuế suất, ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh lành mạnh…
[ Quay về ]