về nguyên tắc thì vấn đề "uống" xăng(dầu) nhiều hay ít của xe (chưa nói đến động cơ) bao gồm mấy yếu tố sau:
khi xe chạy công suất động cơ để khác phục các lực cản chuyển động bao gồm:
- cản giữa bánh xe và đường (cản lăn): xe đi đường xấu (cát, lầy, mấp mô..) thì tốn công suất hơn đường đẹp (đường cứng, phẳng..)
- cản dốc: leo trèo nhiều tốn sức hơn
- cản gia tốc: cứ thốc ga nhiều lại phanh dúi dụi đốt xăng vô ích:'(
- cản gió: xe chạy 70-80km/h như người đi trong bão (!)nên các hãng xe đều tìm cách làm vỏ xe bớt cản gió hơn (nhất là xe thể thao: như viên đạn)!
về động cơ có 2 vấn đề:
-tốn cho các phần "phụ và vô ích": nước làm mát, khí xả, ma sát... thì tùy vào chất lượng và kiểu (hai kỳ-4kỳ-xăng-diesel..) của từng loại và hãng sản xuất động cơ
- tốn cho phần "phải chịu": điều hoà, đèn pha, thiết bị khác (mối thứ một ít)
Như vậy nếu hạn chế công suất chi phí cho chuyển động và vận hành như: không leo dốc, ít thốc ga,chọn đường tốt, tắt điều hoà...
sẽ đớ tốt xăng(dầu) ngay!
Tuy nhiên: Đối với động cơ lớn hay bé thì xe đi cùng trong một điều kiện vận hành thì phần
chi phí công suất sẽ
như nhau (giả định là hai xe có trọng lượng và chất tải bằng nhau) nhưng độ "uống" xăng(dầu) vẫn
khác nhau
-Lý do: với mỗi loại động cơ chỉ số tiêu hao nhiên liệu khác nhau ứng với vòng quay (đơn vị tính là suất tiêu hao nhiên liệu riêng: gam x mã lực/giờ)! Động cơ chỉ hoạt động kinh tế nhất khi làm việc ở một khoảng công suất phù hợp
Nếu xe có động cơ to mà dùng quá ít công suất cũng không hiệu quả (tốn nhiên liệu) và ngược lại. Tóm lại cứ phải dùng "đúng người đúng tội" mới kinh tế được vd: các bác đi xe mini leo dốc ngược cứ hết ga mà bò số 1 thì chắc chắn sẽ "uống"xăng(dầu) hơn ông SUV ung dung leo dốc và xuống đường bằng thì ông SUV lại lên cơn nghiện ngay so với mini!