[Funland] Thắc mắc Tiếu Ngạo Giang hồ Kim Dung

Tiểungưnhi88

Xe điện
Biển số
OF-490929
Ngày cấp bằng
23/2/17
Số km
3,469
Động cơ
233,111 Mã lực
Tuổi
36

mrhaihuoc

Xe hơi
Biển số
OF-576271
Ngày cấp bằng
28/6/18
Số km
119
Động cơ
141,600 Mã lực
Tuổi
36
Website
demdieuhoa.net
Cháu có thắc mắc là Nhạc Bất Quần phạt Lệnh Hồ Xung ngồi hang đá diện bích ngồi thiền là phạt hay là thưởng, vi vẫn được ăn không mất tiền, hàng ngày Nhạc Linh San vẫn mang cơm rượu cho ăn đều đều.
Phạt để khỏi chạy nhảy, giao lưu (buồn lắm chứ), còn trên đó khôn mang cơm thì nhịn đói tới chết ư cụ, còn vụ rượu là cô con gái kia hối lộ.
 

atlas09

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-527718
Ngày cấp bằng
20/8/17
Số km
2,835
Động cơ
191,650 Mã lực
Tuổi
40
Thực ra Nhạc Bất Quần rất mưu sâu kế hiểm.
Phạt Lệnh Hồ Xung lên núi diện bích nhằm hai mục đích: tạo điều kiện cho con gái tiếp cận Lâm Bình Chi chiếm đoạt Quỳ Hoa Bảo Điển và bố trí cho Lệnh Hồ Xung gặp gỡ học nghệ Độc cô Cửu kiếm của Phong Thanh Dương. Sau này ám toán Lâm Bình Chi, gả Nhạc Linh San cho Lệnh Hồ Xung, bố vợ và con rể mỗi người một pho võ học tuyệt luân chiếm giữ thiên hạ.
Tiếc là Nhậm Ngã Hành lại cao hơn một bậc, sắp xếp cho Nhậm Doanh Doanh mửa cửa hàng bán và dạy nhạc cụ ngay trên lộ trình của đoàn Hoa Sơn đi dạm ngõ, sau đó cho Hướng Vấn Thiên dẫn dụ rể tương lai đến ra mắt. So với tính toán gây sốc và cô lập của Nhạc Bất Quần thì rõ ràng kế hoạch của Nhậm Ngã Hành hoàn hảo hơn, chàng rể quý Lệnh Hồ Xung rơi vào tay là chuyện đương nhiên!
vụ đầu thì có còn vụ bố trí cho gặp Phong gió là bậy bạ cụ nhé. chả ai biết Phong gió đi đâu hay sông chết thế nào và chắc gì phong gió truyền nghề cho thằng Xung nát rượu.
mà lão mất quần tống thằng xung nát rượu khỏi Hoa sơn nên nó mới theo con kia
 

cưỡi chổi

Xe lăn
Biển số
OF-123656
Ngày cấp bằng
9/12/11
Số km
12,577
Động cơ
514,195 Mã lực
Nơi ở
trên cái chổi
Em chỉ thắc mắc Tiếu ngạo giang hồ lúc nào cũng thấy rót rựu như rót nước lã.
...
Đọc mười mấy còm ở thớt này thì không thấy rót rựu
Có 1 điều ai cũng thắc mắc là: Rượu thịt chén phè mép. Nhưng đoé hiểu tiền đâu ra để trả. Suốt ngày đánh đấm thấy làm gì đâu :))
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
Lại một thắc mắc nữa : Độc cô Cửu kiếm là môn võ tưởng tượng. Môn này chả có sách vở nào ghi chép và lưu truyền về sau trong võ học Trung Nguyên.


Tất cả võ công của kim dung là tưởng tượng hết cụ ơi
 

SoDepCatTuong

Xe điện
Biển số
OF-93894
Ngày cấp bằng
4/5/11
Số km
3,186
Động cơ
426,186 Mã lực
Bắt nguồn của Độc cô Cửu Kiếm là từ Độc Cô Cầu Bại, cụ ạ

Lại một thắc mắc nữa : Độc cô Cửu kiếm là môn võ tưởng tượng. Môn này chả có sách vở nào ghi chép và lưu truyền về sau trong võ học Trung Nguyên.


 

ChimQuáKhổ

Xe buýt
Biển số
OF-550409
Ngày cấp bằng
13/1/18
Số km
802
Động cơ
100,000 Mã lực
Tuổi
113
Có 1 điều ai cũng thắc mắc là: Rượu thịt chén phè mép. Nhưng đoé hiểu tiền đâu ra để trả. Suốt ngày đánh đấm thấy làm gì đâu :))
Bọn nó là dân giang hồ có số má thiếu gì tiền, mỗi bang phái cai quản cả 1 khu vực rộng như 1 tỉnh của VN thì chỉ cần trưng cái tên ra là tiền tiêu ngập mặt, 3 cái thứ rượu thịt lẻ tẻ thì nhằm nhò gì. Với lại không cho thì nó cướp, uống rượu xong có tiền thì trả không thì thôi. Ngày xưa giao thông khó khăn bọn giang hồ lại hay ẩn nấp nơi hoang vắng nên quan binh cũng chả làm gì được, dân thường lại cần bọn nó bảo kê nên lại càng cung phụng tiền bạc
 

hxduong

Xì hơi lốp
Biển số
OF-425553
Ngày cấp bằng
28/5/16
Số km
14,350
Động cơ
324,577 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Lại một thắc mắc nữa : Độc cô Cửu kiếm là môn võ tưởng tượng. Môn này chả có sách vở nào ghi chép và lưu truyền về sau trong võ học Trung Nguyên.


Cái này thì không đúng rồi cụ ạ, có sách vở lưu truyền mà, trong 1 lần vô tình em đã lượm đc. Giờ em đang luyện, chưa thành nên em chưa diễn đấy =))
 

cưỡi chổi

Xe lăn
Biển số
OF-123656
Ngày cấp bằng
9/12/11
Số km
12,577
Động cơ
514,195 Mã lực
Nơi ở
trên cái chổi
Bọn nó là dân giang hồ có số má thiếu gì tiền, mỗi bang phái cai quản cả 1 khu vực rộng như 1 tỉnh của VN thì chỉ cần trưng cái tên ra là tiền tiêu ngập mặt, 3 cái thứ rượu thịt lẻ tẻ thì nhằm nhò gì. Với lại không cho thì nó cướp, uống rượu xong có tiền thì trả không thì thôi. Ngày xưa giao thông khó khăn bọn giang hồ lại hay ẩn nấp nơi hoang vắng nên quan binh cũng chả làm gì được, dân thường lại cần bọn nó bảo kê nên lại càng cung phụng tiền bạc
Thế ngon rồi ;))
 

ChimQuáKhổ

Xe buýt
Biển số
OF-550409
Ngày cấp bằng
13/1/18
Số km
802
Động cơ
100,000 Mã lực
Tuổi
113
Truyện Tiếu ngạo giang hồ rất hay, văn chương triết lý rất sâu sắc, đọc cả trăm lần mới ngộ ra hết. Độc cô cửu kiếm nó dạng như là " Vô tự thiên thư" không có chiêu thức giống như là kinh tạng không có chữ mà Đường tam tạng lấy từ Tây thiên về, đấy mới là kinh cao cấp nhất, người hữu duyên thì hiểu được, người vô duyên như nhìn tờ giấy trắng. Còn về Lệnh Hồ Xung đọc qua thì chỉ là 1 kẻ ưa rượu, gan lớn, liều lĩnh không sợ trời đất. Nhưng đọc kỹ thì thấy ngoài trí thông minh ra cũng là 1 kẻ khá giảo hoạt, không phải đơn giản mà lọt vào mắt xanh của Thánh cô Ma giáo đâu, có thể nói cũng là " Ngưu tầm ngưu , mã tầm mã". Vì vậy nên Nhạc Bất Quần thường xuyên đề phòng, ngay cả chất phác như sư nương cũng chả tin tưởng tuyệt đối. Xét kỹ sẽ thấy Lênh Hồ Xung làm việc đều có tính toán khá hiểm hóc, không đơn giản là tuỳ tiện như lúc uống rượu. Nói chung là kẻ học được yếu lĩnh" Tiên phát chế nhân" trong " Độc cô cửu kiếm" chắc chắn không phải là một kẻ phổi bò, bạt mạng ruột để ngoài da, coi trời bằng vung như độc giả vẫn lầm tưởng. Có thể nói đây cũng là 1 nhân vật có tính cách xuất sắc nhất mà Kim Dung xây dưng được trong sự nghiệp kiếm hiệp của mình.
 

Andydo

Xe điện
Biển số
OF-570664
Ngày cấp bằng
24/5/18
Số km
2,268
Động cơ
162,346 Mã lực
Độ rượu ngày xưa. Góp phần giải đáp thắc mắc của các cụ
https://www.dkn.tv/van-hoa/vo-tong-co-tuu-luong-lon-bao-nhieu-neu-tro-ve-thoi-luong-son-bac-co-ai-uong-thang-vo-tong.html
Vào thời cổ đại, nồng độ cồn trong rượu không cao

Những anh hùng trong “Thủy Hử Truyện” ngoài việc đều là những hảo hán, thấy chuyện bất bình rút đao tương trợ thì còn một điểm chung nữa, đó là: Tửu lượng vô cùng lớn. Mà trong những người có khả năng uống rượu cao siêu này thì tửu lượng của Võ Tòng là khiến cho người ta bái phục nhất.

“Thủy Hử Truyện” đã nhiều lần miêu tả tửu lượng của Võ Tòng, có hai lần miêu tả khá nổi bật. Một lần khi ông uống liên tục mười tám chén rượu, ở một tiểu điếm “Uống ba chén không nên qua đồi” trên gò Cảnh Dương.

Một lần khác là lúc ông uống liên tục ba mươi chén rượu, sau đó đánh ngã tên ác bá ngang ngược Tưởng Môn Thần khét tiếng. Tửu lượng của Võ Tòng cao như vậy, nếu như để bạn xuyên không đến thời Tống, liệu bạn có thể uống thắng ông ấy không?


Tửu lượng của Võ Tòng cao như vậy, nếu như để bạn xuyên không đến thời Tống, liệu bạn có thể uống thắng ông ấy không. (Ảnh: tripadvisor.com)
Khi nghe nói Võ Tòng có thể liên tục uống hết ba mươi chén rượu, có lẽ mọi người đều ngây ngất hoặc hoảng sợ. Nhưng bạn tuyệt đối đừng cho rằng rượu mà ông uống là loại rượu Cao Lương. Nếu bạn biết nồng độ cồn trong rượu mà Võ Tòng uống chỉ bằng với nồng độ cồn trong bia ngày nay của chúng ta liệu bạn còn thấy kinh ngạc nữa không?

Trước thời nhà Nguyên, rượu mà con người uống đều là loại rượu được lên men từ cây lương thực, hơn nữa quá trình làm rượu cũng khá đơn giản: Đầu tiên chưng chín gạo rồi để nguội, sau đó đợi đến khi lên men tới một trình độ nhất định, tất cả gạo đều trở thành cặn rượu. Lọc bỏ cặn rồi đem rượu đóng kín vào bình. Ít nhất ba tháng, nhiều nhất một năm sẽ tạo thành rượu.

Với cách làm rượu này thì nồng độ rượu chỉ tầm 6 độ, nhiều nhất cũng sẽ không vượt quá 15 độ. Thời cổ đại cách thức làm rượu đơn giản, dụng cụ thô sơ, nguyên liệu đơn giản, vì vậy rượu có nồng độ từ ba đến 5 độ cũng là chuyện thường thấy.

Trong các bộ phim cổ trang chúng ta thường thấy mọi người hay gọi Nữ Nhi Hồng. Thực chất Nữ Nhi Hồng chính là rượu được lên men, cũng là Hoàng Tửu mà ngày nay chúng ta thường hay nhắc đến. Loại rượu này được làm từ gạo nếp và đường đỏ lên men, cuối cùng tạo ra loại rượu có màu sắc ám vàng.

Hoàng Tửu ngày nay có nồng độ cồn từ 10-15 độ, nhưng Nữ Nhi Hồng năm đó ước tính chỉ dưới 10 độ. Hơn nữa uống vào còn có vị ngọt, khó trách các anh hùng thời đó đều thích uống.


Trong các bộ phim cổ trang chúng ta thường thấy mọi người hay gọi Nữ Nhi Hồng. (Ảnh: ohay.tv)
Nồng độ cồn trong rượu của Võ Tòng uống là 5 độ

Tóm lại, rượu năm đó mà Võ Tòng uống chỉ từ 3-10 độ. Bia ngày nay chúng ta uống có nồng độ Etanol tầm 5 độ. Trên những lon bia chúng ta thường nhìn thấy “8°P”,“12°P”, đây không phải là hàm lượng Etanol trong bia, mà là độ rượu. Cho nên nói nồng độ Etanol của bia chỉ tầm 5 độ, cũng giống như nồng độ trong rượu mà Võ Tòng uống.

Vào thời Tống, chén rượu chỉ có thể tích tầm 200ml. Lon bia ngày nay có thể tích trên 600ml, có nghĩa là ba chén rượu mà Võ Tòng uống mới bằng một lon bia ngày nay của chúng ta.

Vì vậy 30 chén rượu mà Võ Tòng uống cũng tương đương với 10 lon bia ngày nay. Hiện giờ có lẽ rất nhiều người có thể uống được 10 lon bia. Vì vậy nếu như thật sự có thể xuyên không đến thời Tống thì hiển nhiên có rất nhiều người sẽ uống thắng anh hùng Võ Tòng.

Ngược lại, nếu là anh hùng Võ Tòng xuyên không đến thời đại của chúng ta, thì ông có thể uống thắng những người uống rượu trắng ngày nay không? Rượu trắng ngày nay là rượu chưng cất, dùng công nghệ chưng cất, hòa lẫn cùng Etanol và một số hương liệu khác làm thành.

Mà nồng độ cồn trong rượu trắng tương đối cao, đa số đều hơn 40 độ, có người có thể uống mấy lon bia nhưng ngay cả một ly rượu cũng không thể uống được. Đối với những người có thể uống 10 lon bia nhưng không bao giờ tiếp xúc với rượu trắng như Võ Tòng mà nói thì có lẽ không thể uống quá hai ly rượu.

Rượu ở gò Cảnh Dương chỉ tầm khoảng 10 độ

Bối cảnh trong các quyển tiểu thuyết như “Thủy Hử Truyện” hay “Thuyết Nhạc Toàn Truyện”, chúng ta thường thấy rất nhiều chi tiết các anh hùng ăn thịt, uống rượu vô cùng sảng khoái.

Trong “Trung Quốc Tửu Sử”, nhà nghiên cứu Vương Tái Thời có nói, thật ra nồng độ cồn trong rượu vào thời Tống không cao. Ví dụ như Võ Tòng uống rượu trong tiểu điếm “Uống ba chén không nên qua đồi” ở gò Cảnh Dương, loại rượu đó cũng gần giống với Hoàng Tửu ngày nay, nồng độ cồn tầm khoảng 10 độ.

Về điểm này có thể nhận ra qua lời Tiểu Nhị trong quán miêu tả “Rượu này của chúng ta được gọi là “Thấu Bình Hương”, cũng có người gọi là “Xuất Môn Đảo”: Khi uống vào miệng, hương vị rượu nồng đậm, không mất bao lâu liền phải ngã xuống”. Vị rượu nồng đậm, nhanh chóng thấm vào người là đặc điểm của Hoàng Tửu.


Qua lời Tiểu Nhị trong quán miêu tả “Rượu này của chúng ta được gọi là “Thấu Bình Hương”, cũng có người gọi là “Xuất Môn Đảo”. (Ảnh: youtube.com)
Có thể uống liên tục 18 chén cũng xem như đã có tửu lượng cao rồi. Nhưng có chuyên gia phân tích, trước khi Võ Tòng uống rượu, thì rượu đã trải qua quá trình chọn lựa và lọc bỏ cặn rượu. Vì vậy mà nồng độ cồn cũng giảm bớt không ít. Nếu không, cho dù là hảo hán Võ Nhị Lang thì uống liên tục mười tám chén cũng phải nằm bò.

Rượu mà các nhân vật trong “Thủy Hử Truyện” uống có hương vị như thế nào? Nhà nghiên cứu Vương Tái Thời chỉ ra, bởi vì công nghệ chế tạo rượu vẫn còn một số khiếm khuyết trong thời đại đó và thiếu mất đi quá trình khử trùng, hoặc lên men không bình thường, thì rượu sẽ có vị chua.

Vào thời nhà Tống đa số đều bán rượu tự làm, vị chua cũng trở thành một đặc trưng. Cho nên, trong các tác phẩm viết về thời Tống chúng ta sẽ thường thấy nói đến những người uống rượu luôn oán hận rượu chua.

Chuyên gia về lịch sử rượu cũng nêu ra rằng, vào thời nhà Hán, tính rượu bằng “thạch”, thời nhà Đường dùng “đẩu” tính, nhưng vào thời nhà Tống lại tính bằng “thăng (thưng). Vào thời nhà Tống, một “thăng” cũng gần bằng một cân rượu, người Tống làm thơ thường hay dùng “Tam thăng” biểu thị cho giới hạn của tửu lượng.

Các nhà thơ như Tô Triệt, Lưu Khắc Trang cũng có nhắc đến trong thơ của mình, uống Tam thăng rượu là một cực hạn, và vô cùng lợi hại đối với người Tống. Ngay cả Lục Du, người thường mượn rượu giải sầu cũng lấy Tam thăng làm tiêu chuẩn “Sơn lộ cận hành do bách lý, tửu bôi nhất cử tất tam thăng”.

Từ đây có thể kết luận rằng, vào thời nhà Tống, những người có thể uống trên dưới ba cân rượu thì được cho là có tửu lượng cao.
 

bodi

Xe tăng
Biển số
OF-81464
Ngày cấp bằng
30/12/10
Số km
1,519
Động cơ
427,017 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thực ra Nhạc Bất Quần rất mưu sâu kế hiểm.
Phạt Lệnh Hồ Xung lên núi diện bích nhằm hai mục đích: tạo điều kiện cho con gái tiếp cận Lâm Bình Chi chiếm đoạt Quỳ Hoa Bảo Điển và bố trí cho Lệnh Hồ Xung gặp gỡ học nghệ Độc cô Cửu kiếm của Phong Thanh Dương. Sau này ám toán Lâm Bình Chi, gả Nhạc Linh San cho Lệnh Hồ Xung, bố vợ và con rể mỗi người một pho võ học tuyệt luân chiếm giữ thiên hạ.
Tiếc là Nhậm Ngã Hành lại cao hơn một bậc, sắp xếp cho Nhậm Doanh Doanh mửa cửa hàng bán và dạy nhạc cụ ngay trên lộ trình của đoàn Hoa Sơn đi dạm ngõ, sau đó cho Hướng Vấn Thiên dẫn dụ rể tương lai đến ra mắt. So với tính toán gây sốc và cô lập của Nhạc Bất Quần thì rõ ràng kế hoạch của Nhậm Ngã Hành hoàn hảo hơn, chàng rể quý Lệnh Hồ Xung rơi vào tay là chuyện đương nhiên!
cụ thuộc truyện quá
 

radiogaga

Xe điện
Biển số
OF-177394
Ngày cấp bằng
18/1/13
Số km
3,557
Động cơ
367,138 Mã lực
Truyện Tiếu ngạo giang hồ rất hay, văn chương triết lý rất sâu sắc, đọc cả trăm lần mới ngộ ra hết. Độc cô cửu kiếm nó dạng như là " Vô tự thiên thư" không có chiêu thức giống như là kinh tạng không có chữ mà Đường tam tạng lấy từ Tây thiên về, đấy mới là kinh cao cấp nhất, người hữu duyên thì hiểu được, người vô duyên như nhìn tờ giấy trắng. Còn về Lệnh Hồ Xung đọc qua thì chỉ là 1 kẻ ưa rượu, gan lớn, liều lĩnh không sợ trời đất. Nhưng đọc kỹ thì thấy ngoài trí thông minh ra cũng là 1 kẻ khá giảo hoạt, không phải đơn giản mà lọt vào mắt xanh của Thánh cô Ma giáo đâu, có thể nói cũng là " Ngưu tầm ngưu , mã tầm mã". Vì vậy nên Nhạc Bất Quần thường xuyên đề phòng, ngay cả chất phác như sư nương cũng chả tin tưởng tuyệt đối. Xét kỹ sẽ thấy Lênh Hồ Xung làm việc đều có tính toán khá hiểm hóc, không đơn giản là tuỳ tiện như lúc uống rượu. Nói chung là kẻ học được yếu lĩnh" Tiên phát chế nhân" trong " Độc cô cửu kiếm" chắc chắn không phải là một kẻ phổi bò, bạt mạng ruột để ngoài da, coi trời bằng vung như độc giả vẫn lầm tưởng. Có thể nói đây cũng là 1 nhân vật có tính cách xuất sắc nhất mà Kim Dung xây dưng được trong sự nghiệp kiếm hiệp của mình.
Thế ngẫm ra ông Kim Dung xây dựng hình tượng các nhân vật của mình cũng nhiều phần có gốc các nhân vật Phật Giáo.

Tỷ nhân vật Lão cái bang Hồng Thất Công lấy hình tượng từ Bồ Đề Đạt ma mà ra, ông Bồ Đề Đạt Ma tay cầm 1 cây trượng treo 1 cái dép



 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
22,935
Động cơ
400,416 Mã lực
Mà hình như chú Lệnh H X không chén được em nào hả các cụ.
 

radiogaga

Xe điện
Biển số
OF-177394
Ngày cấp bằng
18/1/13
Số km
3,557
Động cơ
367,138 Mã lực
Độ rượu ngày xưa. Góp phần giải đáp thắc mắc của các cụ
https://www.dkn.tv/van-hoa/vo-tong-co-tuu-luong-lon-bao-nhieu-neu-tro-ve-thoi-luong-son-bac-co-ai-uong-thang-vo-tong.html
Vào thời cổ đại, nồng độ cồn trong rượu không cao

Những anh hùng trong “Thủy Hử Truyện” ngoài việc đều là những hảo hán, thấy chuyện bất bình rút đao tương trợ thì còn một điểm chung nữa, đó là: Tửu lượng vô cùng lớn. Mà trong những người có khả năng uống rượu cao siêu này thì tửu lượng của Võ Tòng là khiến cho người ta bái phục nhất.

“Thủy Hử Truyện” đã nhiều lần miêu tả tửu lượng của Võ Tòng, có hai lần miêu tả khá nổi bật. Một lần khi ông uống liên tục mười tám chén rượu, ở một tiểu điếm “Uống ba chén không nên qua đồi” trên gò Cảnh Dương.

Một lần khác là lúc ông uống liên tục ba mươi chén rượu, sau đó đánh ngã tên ác bá ngang ngược Tưởng Môn Thần khét tiếng. Tửu lượng của Võ Tòng cao như vậy, nếu như để bạn xuyên không đến thời Tống, liệu bạn có thể uống thắng ông ấy không?


Tửu lượng của Võ Tòng cao như vậy, nếu như để bạn xuyên không đến thời Tống, liệu bạn có thể uống thắng ông ấy không. (Ảnh: tripadvisor.com)
Khi nghe nói Võ Tòng có thể liên tục uống hết ba mươi chén rượu, có lẽ mọi người đều ngây ngất hoặc hoảng sợ. Nhưng bạn tuyệt đối đừng cho rằng rượu mà ông uống là loại rượu Cao Lương. Nếu bạn biết nồng độ cồn trong rượu mà Võ Tòng uống chỉ bằng với nồng độ cồn trong bia ngày nay của chúng ta liệu bạn còn thấy kinh ngạc nữa không?

Trước thời nhà Nguyên, rượu mà con người uống đều là loại rượu được lên men từ cây lương thực, hơn nữa quá trình làm rượu cũng khá đơn giản: Đầu tiên chưng chín gạo rồi để nguội, sau đó đợi đến khi lên men tới một trình độ nhất định, tất cả gạo đều trở thành cặn rượu. Lọc bỏ cặn rồi đem rượu đóng kín vào bình. Ít nhất ba tháng, nhiều nhất một năm sẽ tạo thành rượu.

Với cách làm rượu này thì nồng độ rượu chỉ tầm 6 độ, nhiều nhất cũng sẽ không vượt quá 15 độ. Thời cổ đại cách thức làm rượu đơn giản, dụng cụ thô sơ, nguyên liệu đơn giản, vì vậy rượu có nồng độ từ ba đến 5 độ cũng là chuyện thường thấy.

Trong các bộ phim cổ trang chúng ta thường thấy mọi người hay gọi Nữ Nhi Hồng. Thực chất Nữ Nhi Hồng chính là rượu được lên men, cũng là Hoàng Tửu mà ngày nay chúng ta thường hay nhắc đến. Loại rượu này được làm từ gạo nếp và đường đỏ lên men, cuối cùng tạo ra loại rượu có màu sắc ám vàng.

Hoàng Tửu ngày nay có nồng độ cồn từ 10-15 độ, nhưng Nữ Nhi Hồng năm đó ước tính chỉ dưới 10 độ. Hơn nữa uống vào còn có vị ngọt, khó trách các anh hùng thời đó đều thích uống.


Trong các bộ phim cổ trang chúng ta thường thấy mọi người hay gọi Nữ Nhi Hồng. (Ảnh: ohay.tv)
Nồng độ cồn trong rượu của Võ Tòng uống là 5 độ

Tóm lại, rượu năm đó mà Võ Tòng uống chỉ từ 3-10 độ. Bia ngày nay chúng ta uống có nồng độ Etanol tầm 5 độ. Trên những lon bia chúng ta thường nhìn thấy “8°P”,“12°P”, đây không phải là hàm lượng Etanol trong bia, mà là độ rượu. Cho nên nói nồng độ Etanol của bia chỉ tầm 5 độ, cũng giống như nồng độ trong rượu mà Võ Tòng uống.

Vào thời Tống, chén rượu chỉ có thể tích tầm 200ml. Lon bia ngày nay có thể tích trên 600ml, có nghĩa là ba chén rượu mà Võ Tòng uống mới bằng một lon bia ngày nay của chúng ta.

Vì vậy 30 chén rượu mà Võ Tòng uống cũng tương đương với 10 lon bia ngày nay. Hiện giờ có lẽ rất nhiều người có thể uống được 10 lon bia. Vì vậy nếu như thật sự có thể xuyên không đến thời Tống thì hiển nhiên có rất nhiều người sẽ uống thắng anh hùng Võ Tòng.

Ngược lại, nếu là anh hùng Võ Tòng xuyên không đến thời đại của chúng ta, thì ông có thể uống thắng những người uống rượu trắng ngày nay không? Rượu trắng ngày nay là rượu chưng cất, dùng công nghệ chưng cất, hòa lẫn cùng Etanol và một số hương liệu khác làm thành.

Mà nồng độ cồn trong rượu trắng tương đối cao, đa số đều hơn 40 độ, có người có thể uống mấy lon bia nhưng ngay cả một ly rượu cũng không thể uống được. Đối với những người có thể uống 10 lon bia nhưng không bao giờ tiếp xúc với rượu trắng như Võ Tòng mà nói thì có lẽ không thể uống quá hai ly rượu.

Rượu ở gò Cảnh Dương chỉ tầm khoảng 10 độ

Bối cảnh trong các quyển tiểu thuyết như “Thủy Hử Truyện” hay “Thuyết Nhạc Toàn Truyện”, chúng ta thường thấy rất nhiều chi tiết các anh hùng ăn thịt, uống rượu vô cùng sảng khoái.

Trong “Trung Quốc Tửu Sử”, nhà nghiên cứu Vương Tái Thời có nói, thật ra nồng độ cồn trong rượu vào thời Tống không cao. Ví dụ như Võ Tòng uống rượu trong tiểu điếm “Uống ba chén không nên qua đồi” ở gò Cảnh Dương, loại rượu đó cũng gần giống với Hoàng Tửu ngày nay, nồng độ cồn tầm khoảng 10 độ.

Về điểm này có thể nhận ra qua lời Tiểu Nhị trong quán miêu tả “Rượu này của chúng ta được gọi là “Thấu Bình Hương”, cũng có người gọi là “Xuất Môn Đảo”: Khi uống vào miệng, hương vị rượu nồng đậm, không mất bao lâu liền phải ngã xuống”. Vị rượu nồng đậm, nhanh chóng thấm vào người là đặc điểm của Hoàng Tửu.


Qua lời Tiểu Nhị trong quán miêu tả “Rượu này của chúng ta được gọi là “Thấu Bình Hương”, cũng có người gọi là “Xuất Môn Đảo”. (Ảnh: youtube.com)
Có thể uống liên tục 18 chén cũng xem như đã có tửu lượng cao rồi. Nhưng có chuyên gia phân tích, trước khi Võ Tòng uống rượu, thì rượu đã trải qua quá trình chọn lựa và lọc bỏ cặn rượu. Vì vậy mà nồng độ cồn cũng giảm bớt không ít. Nếu không, cho dù là hảo hán Võ Nhị Lang thì uống liên tục mười tám chén cũng phải nằm bò.

Rượu mà các nhân vật trong “Thủy Hử Truyện” uống có hương vị như thế nào? Nhà nghiên cứu Vương Tái Thời chỉ ra, bởi vì công nghệ chế tạo rượu vẫn còn một số khiếm khuyết trong thời đại đó và thiếu mất đi quá trình khử trùng, hoặc lên men không bình thường, thì rượu sẽ có vị chua.

Vào thời nhà Tống đa số đều bán rượu tự làm, vị chua cũng trở thành một đặc trưng. Cho nên, trong các tác phẩm viết về thời Tống chúng ta sẽ thường thấy nói đến những người uống rượu luôn oán hận rượu chua.

Chuyên gia về lịch sử rượu cũng nêu ra rằng, vào thời nhà Hán, tính rượu bằng “thạch”, thời nhà Đường dùng “đẩu” tính, nhưng vào thời nhà Tống lại tính bằng “thăng (thưng). Vào thời nhà Tống, một “thăng” cũng gần bằng một cân rượu, người Tống làm thơ thường hay dùng “Tam thăng” biểu thị cho giới hạn của tửu lượng.

Các nhà thơ như Tô Triệt, Lưu Khắc Trang cũng có nhắc đến trong thơ của mình, uống Tam thăng rượu là một cực hạn, và vô cùng lợi hại đối với người Tống. Ngay cả Lục Du, người thường mượn rượu giải sầu cũng lấy Tam thăng làm tiêu chuẩn “Sơn lộ cận hành do bách lý, tửu bôi nhất cử tất tam thăng”.

Từ đây có thể kết luận rằng, vào thời nhà Tống, những người có thể uống trên dưới ba cân rượu thì được cho là có tửu lượng cao.
Tìm thấy cao thủ rượu đây rồi .

Cao thủ rượu hay cao thủ phân tích rượu??
 

khoailangvietnam

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-566606
Ngày cấp bằng
30/4/18
Số km
1,952
Động cơ
163,970 Mã lực
Tuổi
37
Kim Dung đọc sách của tay gì bên Pháp ấy, Bá tước Monte Cristo. Tay bá tước bị nhốt xuống hẫm rồi cg được cao nhân chỉ dạy về kiếm thuật.

Lão này đọc theo, quàng cái áo Tàu lên chứ hay ho gì. Ai hay đọc văn hóa Tây sẽ thấy film ảnh Hàn, Tàu hiện đại, ...nó bắt chước motip hết.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
384,616 Mã lực
Cái này thì không đúng rồi cụ ạ, có sách vở lưu truyền mà, trong 1 lần vô tình em đã lượm đc. Giờ em đang luyện, chưa thành nên em chưa diễn đấy =))
Cụ cẩn thận lượm được Tịch Tà Kiếm :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top