Cụ nội em là "Bà mẹ Việt Nam Anh Hùng", ông nội em là liệt sĩ; Em căm thù Mỹ từ lúc em sinh ra đến năm 2004 khi em vào đại học em hiểu thế nào là đúng bản chất chiến tranh VN; Em cũng hiểu rằng ông nội e chả biết CS là gì (mặc dù là ĐV) chỉ biết cầm súng cho công cuộc thống nhất đất nước. Và qua tìm hiểu e cũng biết đc phần lớn binh sĩ Mỹ đi lính vì dc tuyên truyền "CS tồi tệ" "bảo vệ dân Mỹ" 1 số khác đi lính để lấy tiền học tất nhiên họ đã bị lôi vào cuộc chiến phi nghĩa và sau cuộc chiến họ với tư cách là lính bại trận bị xã hội Mỹ đối xử tồi tệ. Vì vậy rất nhiều cựu binh Mỹ muốn làm những điều tốt đẹp cho VN để họ cảm thấy không bị mặc cảm vì quá khứ nữa.
Obama đã nói chiến tranh là đau đớn cho cả hai bên, đọc hồi ký của Phạm Xuân Ẩn thì ông ấy có mong muốn lớn nhất là Việt Mỹ trở thành bạn. Em thì nghĩ cũng nên gác lại hoàn toàn quá khứ, và xem những người Mỹ làm gì cho quan hệ tốt đẹp với VN trong tương lai.
Chính Phủ Mỹ (nguyên nhân chính gây ra chiến tranh) VN còn bắt tay, chả lẽ một cựu binh trở lại không một tấc sắt trên tay chúng ta lại hẹp hòi
Theo Thomas Vallely, Chủ tịch Quỹ Tín thác Sáng kiến Đại học Việt Nam:
"Yếu tố đầu tiên quan trọng nhất là sự đóng góp lâu dài và nhiệt thành của Bob Kerrey cho quan hệ Việt – Mỹ và trao đổi giáo dục giữa hai nước.
Suốt hai nhiệm kỳ Thượng nghị sĩ, Bob đã có những cống hiến quan trọng như giúp bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, thành lập Chương trình học bổng Fulbright.
Ông ấy là nhà bảo trợ chính cho đạo luật thành lập Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF), tổ chức đã đưa hàng trăm người Việt Nam sang học cao học và tiến sĩ trong các ngành khoa học tự nhiên tại Mỹ.
Đấy là những sáng kiến giáo dục quan trọng tạo nền tảng cho sự ra đời của trường Đai học Fulbright Việt Nam, dự án mà Bob Kerrey đã theo đuổi cùng chúng tôi một thời gian dài.
Lý do thứ hai là Bob Kerrey có kinh nghiệm lâu dài như một nhà lãnh đạo giáo dục.
Trong mười năm làm Chủ tịch Đại học New School, ông ấy đã dẫn dắt trường đại học này đạt được sự tăng trưởng chưa từng có về số lượng sinh viên, giảng viên, học bổng, cơ sở vật chất, nghiên cứu và hợp tác quốc tế.
Mặc dù những quyết định của ông ấy thường táo bạo và gây tranh cãi, nhưng chúng tôi tin rằng một dự án trường đại học mới như FUV rất cần tuýp người như Bob. Bởi
sự thành công của FUV sẽ phụ thuộc vào khả năng tạo dựng những mối liên kết bền chặt, cùng có lợi với cả khu vực công và tư.
FUV cũng cần huy động những nguồn tài chính quan trọng từ các nhà tài trợ bên ngoài. Kinh nghiệm và mạng lưới quan hệ của Bob Kerrey sẽ là tài sản vô giá cho FUV.
Hơn nữa, liệu còn ai thích hợp cho vị trí tại một trường đại học mới như Bob, người có truyền thống đổi mới giáo dục.
Sau khi rời New School, Bob Kerrey trở thành Chủ tịch của Dự án Minerva School, một cơ sở đào tạo giáo dục khai phóng đang đi tiên phong trong việc áp dụng những tiến bộ mới nhất trong giảng dạy vào giáo dục đại học.
Cuối cùng, trong những năm làm Chủ tịch tại New School, Bob đã chứng tỏ khả năng gây quỹ rất thành công cho giáo dục đại học. Ở một trường đại học tư không vì lợi nhuận, điều có ý nghĩa sống còn là hội đồng tín thác phải có kinh nghiệm gây quỹ. Bob là một nhân vật nổi tiếng trong chính giới và công chúng Mỹ suốt 40 năm qua. Ông ấy có thể sử dụng các mối liên kết và quan hệ của mình để huy động các nguồn lực cho FUV.
Hơn nữa, chúng tôi hẳn đã không thể vận động thành công khoản tài trợ 20 triệu USD từ Chính phủ Mỹ nếu không nhờ những mối quan hệ của Bob với những lãnh đạo Đảng Dân chủ và Cộng hoà trong Thượng viện"