[Funland] Tha thứ hay không tha thứ?...

Thai Ha

Xe buýt
Biển số
OF-43386
Ngày cấp bằng
15/8/09
Số km
719
Động cơ
470,250 Mã lực
Trên thế giới này oánh nhau lung tung cả. Có nước nào không đâu. Nam Viêt (hán), Việt Nam (kinh);Đông Lào, Tây Lào; Đông Miên, Tây Miên oánh nhau mãi rồi thôi.

Tha thứ thôi.
 

HAINHAN06

Xe buýt
Biển số
OF-368341
Ngày cấp bằng
27/5/15
Số km
513
Động cơ
256,800 Mã lực
Xung quanh chúng ta có những người đã từng cầm súng, có người đã từng bắn người, họ đã phải có những trả giá nhất định, hãy bỏ qua và tha thứ cho họ hay không?

"Ở Việt Nam, khi được dạy về chiến tranh, người lớn không bao giờ bảo chúng tôi phải hận thù bất cứ đất nước, dân tộc nào. Chiến tranh trong kí ức những cựu binh VN chỉ có những mất mát, đau thương mà những người lớn tuổi mong chúng tôi sẽ không phải trải qua những gì họ từng đối diện. Để xóa bỏ những mất mát, ông không thể quay ngược thời gian thay đổi quá khứ của mình nhưng ông có thể làm nhiều điều cho hiện tại và tương lai thế hệ trẻ Việt Nam. Ông hãy coi những học sinh của mình như những đứa cháu trong gia đình và giúp đỡ họ bằng tâm huyết. Khi đó, tôi tin chắc rằng người VN sẽ không nhớ đến ông như người đã từng tham gia chiến tranh mà họ sẽ nhớ về ông như một vị thầy giáo đáng kính."

Bài này của Bác Lương Hoài Nam.



Bob Kerrey.

Sáng nay ngủ dậy, tôi lướt qua FB. Đập vào mắt tôi là bài báo của Zing về chuyện ông Bob Kerrey, Chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam từng tham gia vào vụ thảm sát hàng chục phụ nữ và trẻ em ở xã Thạnh Phong (Bến Tre). Tôi choáng váng. Tôi luôn ủng hộ Đại học Fulbright Việt Nam và có nhiều kỳ vọng vào nó. Chuyện mà Zing viết thì tôi chưa từng được nghe; vụ thảm sát quá kinh khủng đến mức tôi không thể không sốc. Quá sốc!

Như phản xạ thông thường, tôi đã định share bài báo của Zing kèm bức xúc của tôi về chuyện này. Nhưng ở chính thời điểm định nhấn nút "Post", tôi đã dừng lại. Tôi muốn có thêm thời gian để suy nghĩ. Tôi gập iPad, lên xe đi làm. Những lúc không bận việc, tôi lại nghĩ về Bob Kerrey và vụ thảm sát mà ông đã tham gia năm 1969 ở Bến Tre. Bây giờ thì tôi đã biết suy nghĩ và lựa chọn của tôi.

Mấy hôm vừa rồi, tôi và rất nhiều người Việt đã chia sẻ bài phát biểu của Obama khi ông đến Hiroshima và dâng hoa ở đài tưởng niệm những nạn nhân trong vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố này vào ngày 06/8/1945. Tôi để ý đoạn này trong bài phát biểu của Obama:

"Chúng ta thấy câu chuyện này trong những người sống sót ở Hiroshima. Đó là người phụ nữ [Nhật] đã tha thứ cho viên phi công [Mỹ] lái máy bay thả bom nguyên tử bởi vì bà nhận ra rằng thứ mà bà ta căm ghét là bản thân cuộc chiến tranh. Đó là người đàn ông [Nhật] đã tìm kiếm gia đình những người Mỹ bị giết ở nơi đây, vì ông tin rằng mất mát của họ [người Mỹ] không kém gì những mất mát mà chính ông phải chịu đựng."

Những câu đó của Obama cho thấy phần đông người Nhật đã tha thứ cho viên phi công Mỹ ném bom nguyên tử xuống nước Nhật, giết chết hàng trăm nghìn người Nhật. Nó cũng nói lên việc người Mỹ, thông qua Obama, cám ơn người Nhật về sự tha thứ. Viên phi công Mỹ đó chỉ thực hiện quyết định của Tổng thống Mỹ Harry Truman và theo lệnh của ông Douglas McArthur - Tư lệnh tối cao lực lượng đồng minh Thái Bình Dương (người sau này được nước Nhật và người dân Nhật ghi công, biết ơn nhờ những đóng góp của ông trong công cuộc tái thiết Nhật Bản). Viên phi công đó chỉ là một người lính mà thôi.

Tôi cũng nhớ hình ảnh một người bác sỹ quân y trong cuốn tiểu thuyết về chiến tranh. Trong những ngày đánh nhau ác liệt, trạm xá đón nhận nhiều thương binh nặng, nhiều ngày đêm liên tục ông không được ngủ. Ông cắt, khâu, băng thương binh như một cái máy. Ông không còn cảm nhận được gì nữa. Khi chiến dịch qua đi, thương binh không còn được chở đến, có những lúc ông ngồi buồn, thấy thiêu thiếu một việc gì đó. Chiến tranh làm ông chai sạn, thậm chí còn làm ông quen với những thứ ác với người khác.

Trở lại với Bob Kerrey, thật dễ để căm ghét ông sau khi đọc bài báo của Zing và kêu gọi ông từ chức Chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam. Tôi có thể làm như thế và tin rằng tôi sẽ nhận được nhiều like, nhiều share.

Nhưng sau nửa ngày suy nghĩ, tôi quyết định chọn điều khó hơn. Đó là tha thứ.

Tôi tha thứ cho Bob Kerrey và muốn nhiều người Việt cùng tha thứ cho ông. Tôi muốn chúng ta cố gắng làm được điều khó hơn, chứ căm ghét ông thì quá bình thường, quá dễ.

Nếu bạn cũng tha thứ cho Bob Kerrey và chào đón ông như Chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam, bạn có thể like và share bài viết này của tôi.
Nói tha thứ, một cách để chứng tỏ ta đúng và cao thượng.
Vậy cái thằng mà ta tha thứ nó có cho việc mình làm là sai ko ? Nó có cần sự tha thứ đó không ?
Nếu ko làm rõ điều này, Tha thứ chỉ là một cách tự sướng, chứng tỏ mình cao thượng không hơn không kém.
 

HAINHAN06

Xe buýt
Biển số
OF-368341
Ngày cấp bằng
27/5/15
Số km
513
Động cơ
256,800 Mã lực
Ai mà biết họ sẽ dạy gì cho con em chúng ta ở đó? rằng cuộc chiến trước đây Mỹ gây ra là đúng đắn, phục vụ chính nghĩa? rằng những hành động đó chỉ phục vụ mục đích tối cao là văn minh hóa xứ này, rằng chiến tranh nó phải thế để đạt đến đích là 1 xã hội tốt đẹp hơn, vân vân và vân vân ?
Và thực tế nó thất bại phỏng cụ ?
 

king.aragon.75

Xe tải
Biển số
OF-418384
Ngày cấp bằng
23/4/16
Số km
412
Động cơ
222,370 Mã lực
Tuổi
49
Bài viết của bà TÔN NỮ THỊ NINH - hiện là Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển Tp.HCM:

BOB KERREY LÀ KHỞI ĐIỂM XẤU CHO TRƯỜNG ĐH FULBRIGHT

Thời sinh viên, tôi từng tham gia biểu tình ở Paris chống chiến tranh VN trong những năm 1960-70. Mặt khác, luận án thạc sĩ của tôi là về nhà văn Mỹ William Faulkner. Và trong gần 30 năm hoạt động đối ngoại, tôi đã xây dựng được những mối quan hệ hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau và bạn bè với đông đảo người Mỹ thuộc nhiều thành phần, từ các nhà ngoại giao như đại sứ Pete Peterson, những nhóm đã góp phần trực tiếp vào phong trào phản chiến như của John McAuliff và Sally Benson, đến những doanh nhân như Ernie Bower, những cựu chiến binh như Bobby Muller và Tom Vallely (người mang chương trình Fulbright đến VN), hay báo chí như Murray Hierbert, giới học thuật nghiên cứu như Walter Issacson. Do vậy, tôi không phải là người vì quá khứ mà “ghét” hay ác cảm với người Mỹ. Như hầu hết người VN, tôi sẵn sàng gạt quá khứ sang một bên để hướng tới tương lai cùng với nhân dân hai nước vì lợi ích chung.

Về phía VN, giáo dục là một lợi ích có ý nghĩa chiến lược. Do đó tôi ủng hộ và đã có mặt tại buổi trao giấy phép thành lập cho ĐH Fulbright ở TP HCM hôm 25-5. Và như mọi người, hy vọng rằng đây sẽ là một trường góp phần tạo động lực cho nền giáo dục đại học VN lành mạnh, chất lượng và hội nhập thế giới.

Tuy nhiên, khi biết rằng cựu thượng nghị sĩ Bob Kerrey được bổ nhiệm làm chủ tịch HĐQT của trường ĐH mới, tôi vô cùng bàng hoàng và không thể hiểu nổi.

Ông Bob Kerrey là người đã trực tiếp tham gia vào cuộc thảm sát thường dân vô tội, phụ nữ, trẻ em, người già tại thôn Thạnh Phong vào tháng 2-1969: điều này không thể chối cãi và chính ông Kerrey cũng thừa nhận.

Có thể nhìn nhận vấn đề ở nhiều mức độ khác nhau, cả phía Việt Nam và phía Mỹ. Nhưng một điều chắc chắn, sự việc đó là đủ để kết luận Bob Kerrey, nói theo cách nhẹ nhất, hoàn toàn không thể giữ vị trí chủ tịch HĐQT Đại học Fulbright. Và cũng không thể nhân danh tương lai mà bỏ qua sự thật đó. Vì rằng:

• Việc ông hối hận về vai trò trong vụ thảm sát Thạnh Phong tôi không thể biết và chỉ có mình ông Kerrey biết. Không thể coi việc giữ vị trí lãnh đạo của đại học nhiều tham vọng như ĐH Fulbright là cách sửa sai cho những hành động trong quá khứ. Tôi biết nhiều trường hợp cựu chiến binh Hoa Kỳ không trực tiếp dính tới các vụ thảm sát hiện sống trên lãnh thổ VN và góp phần ở các địa phương để giảm thiểu hậu quả chiến tranh như Chuck Searcy với dự án tháo gỡ bom mìn ở Quảng Trị, hay hàng năm về tận nơi để tìm kiếm sự tha thứ của những nạn nhân Mỹ Lai như Billy Kelly (dù không hề tham gia thảm sát nào).

• Bob Kerrey quan niệm giữ vị trí lãnh đạo ĐH Fulbright góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên. Tuy nhiên, như ông đã trả lời Financial Times (Anh) cách đây 1-2 ngày, ông sẵn sàng từ chức, nếu sự tham gia của ông có thể tổn hại đến dự án. Tôi nghĩ, không cần chần chừ hơn nữa, nếu ông rời vị trí ngay bây giờ như ông tuyên bố “sẵn sàng” thì cử chỉ đó là cử chỉ tự trọng và sẽ được người Việt Nam đánh giá cao. Thiết nghĩ, nhiều người Mỹ sẽ đồng tình với quyết định đó của ông.

• Tôi biết rằng vài người liên quan trực tiếp đến dự án công khai khẳng định rằng Bob Kerrey là người “hoàn toàn phù hợp” để giữ vị trí lãnh đạo đó. Tôi xin hỏ,i lẽ nào nước Mỹ không còn ai có thể vận động vốn cho trường ĐH Fulbright ngoài Bob Kerrey? Nếu nhóm dự án thực hiện việc lựa chọn vị trí chủ tịch HĐQT với nhiều ứng viên một cách công khai, thì tôi tin chắc là đã có thể tìm được người phù hợp về mặt chuyên môn và kinh nghiệm, nhưng tên tuổi không bị mang tiếng như vị này. Sẽ là một vết đen không thể xoá sạch khỏi sự ra đời của trường đại học danh giá như ĐH Fulbright nếu đây là chủ tịch sáng lập của ĐH này. Những người bạn Mỹ mà tôi có trao đổi hai hôm nay cùng chia sẻ quan điểm như thế.

• Nếu phía Mỹ khăng khăng giữ quyết định của mình, thì đối với tôi, không còn có thể coi đây là một dự án chung như nhóm sáng lập vẫn khẳng định. Vì rằng như trong một cuộc hôn nhân, hai bên cần phải lắng nghe, tôn trọng cảm xúc và suy nghĩ của nhau. Nếu không như thế thì hoá ra dự án đại học Fulbright là dự án của người Mỹ, thành lập một ĐH Mỹ tại VN, trong đó ý kiến và sự đóng góp của người Việt hoàn toàn là thứ yếu.

Có thể nói, việc bố trí Bob Kerrey là chủ tịch HĐQT ĐH Fulbright thể hiện sự vô cảm đối với cảm xúc và suy nghĩ của không ít người Việt Nam, nếu không nói là xem thường phản ứng và lòng tự trọng của chúng ta.

Tôi tin rằng, sự điều chỉnh đó không những không ảnh hưởng đến quan hệ hai nước đang tiến triển tốt đẹp. Ngược lại, việc này sẽ đặt hợp tác Việt Mỹ trong khuôn khổ ĐH Fulbright trên một nền tảng, khởi điểm bình đẳng, lành mạnh và vững bền."

Nguồn từ facebook của nhà báo Thu Uyên
 

king.aragon.75

Xe tải
Biển số
OF-418384
Ngày cấp bằng
23/4/16
Số km
412
Động cơ
222,370 Mã lực
Tuổi
49
Bài viết của Luật sự Thái Bảo Anh - đã từng được bọc bổng Fulbright
Bob Kerrey có xứng đáng là người đứng đầu trường đại học Fulbright?
Trường đại học Fulbright Việt Nam là một biểu tượng của sự hiểu biết và tin tưởng giữa hai quốc gia Việt - Mỹ. Nhưng việc bổ nhiệm Bod Kerrey đang tạo ra sự nghi ngờ về lòng trung thực và sự tin tưởng.

Đây là quan điểm của riêng mình tôi và tôi nói không nhân danh ai cả. Vâng, bạn có thể thấy câu mở đầu này thật kỳ lạ. Nó cũng kỳ lạ như việc một tội phạm chiến tranh không bị xét xử trở thành một vị chủ tịch hội đồng tín thác (tương tự như hội đồng quản trị) của trường Đại học Fulbright Việt Nam vậy.

Đối với tôi, đây không phải vấn đề về cuộc chiến tranh chống Mỹ, về việc hoà giải giữa hai quốc gia, nó cũng không phải là vấn đề về trường Đại học Fulbright Việt Nam. Đó là vấn đề của lòng trung thực và sự tin tưởng lẫn nhau.

Trong diễn văn mừng ngày thành lập trường, ngoại trưởng John Kerry đã nói vào ngày 25/05/2016: “Chúng ta đã mất 20 năm để bình thường hoá quan hệ và gần 20 năm nữa để chuyển từ hàn gắn nỗi đau chiến tranh sang xây dựng. Hãy nghĩ về những gì chúng ta có thể làm được trong 20 năm tới. Bất kỳ người nông dân nào cũng sẽ nói với các bạn rằng nếu muốn thu hoạch thì bạn phải gieo hạt. Hôm nay, chúng ta đang gieo những hạt giống tốt nhất có thể nghĩ được dưới hình thức tạo ra một tổ chức cho kiến thức và học tập.”

Tôi tự hỏi là khi Bob Kerrey là chủ tịch hội đồng tín thác thì chúng ta đang gieo hạt giống gì và sẽ thu hoạch cái gì. Thay vì gieo hạt giống của sự tin tưởng lẫn nhau, việc bổ nhiệm Bob Kerrey đang tạo ra trong tôi sự nghi ngờ đối với các giá trị mà dựa trên đó trường đại học này được xây dựng.
Về vụ thảm sát Thạnh Phong và Bob Kerrey, tôi không thấy lời nào hay hơn những điều giáo sư Nguyễn Việt Thanh, tác giả cuốn sách “The Sympathizer”, giải thưởng Pulitzer đã nói: “Ông ta đã phạm một tội ác chiến tranh mà ông ta đã thừa nhận trong hồi ký của mình. Nhóm của ông ta chắc chắn đã giết dân thường Việt Nam. Vấn đề duy nhất còn lại là ông ta có tự mình giết các dân thường hay ra lệnh giết chết họ. Là người chỉ huy một đơn vị đã giết dân thường, như tôi biết, là một tội phạm chiến tranh, và nếu như bất kỳ ai làm việc đó với người Mỹ, thì người Mỹ sẽ hiểu như vậy. Vấn đề ở đây không phải là Bob Kerrey có được tha thứ cho việc đó hay không - đó là một vấn đề riêng biệt - mà vấn đề là những người chịu trách nhiệm trong Đại học Fulbright không thể tìm ra một người nào khác xứng đáng để lãnh đạo trường. Nhu cầu tiến về phía trước của Việt Nam và nhu cầu của Hoa Kỳ bỏ lại quá khứ không cần phải dựa trên duy nhất một người”.

Bob Kerrey chưa bao giờ thừa nhận mình là một tội phạm chiến tranh không bị xét xử. Ông ta cũng luôn lảng tránh trả lời về việc một binh sỹ của ông và một nhân chứng còn sống sót (cả hai người này đều không biết về lời khai của người kia) đều làm chứng rằng ông ta trực tiếp tham gia giết người và ra lệnh dồn phụ nữ, trẻ em về một chỗ và xả súng bắn. Đối với tôi, đó là sự không trung thực. Và sự không trung thực về một vụ thảm sát của một người đứng đầu một trường đại học – nơi sẽ dạy cho sinh viên các bài học về công chính và nhân đạo - là một ác mộng đối với tôi.

Khi có sự nghi ngờ về lòng trung thực của một người đứng đầu một trường đại học thì điều đó có nghĩa là ngôi trường đó không gieo những hạt giống cho sự tin tưởng lẫn nhau. Thay vào đó, nó gieo hạt giống nghi ngờ và chúng ta đều biết rằng đó không phải là “những hạt giống tốt nhất có thể nghĩ được” mà ngoại trưởng John Kerry nói. Và tất nhiên, từ những hạt giống đó, chúng ta không thể thu hoạch được những gì chúng ta mong đợi – sự tin tưởng lẫn nhau.

Tôi biết rằng ông Bob Kerrey muốn hàn gắn vết thương chiến tranh – những vết thương của cả ông ấy lẫn của người Việt Nam. Tuy nhiên, tôi tự hỏi rằng ông đã bao giờ tự hỏi chính mình rằng, sự bổ nhiệm của ông ta, thực tế đã xé toạc một vết thương cũ trong tâm trí người Việt? Sự bổ nhiệm của ông ta, thực tế là đang chia rẽ người Việt trong việc phải ứng xử với nó như thế nào. Tôi không rõ ông ta có thể tìm thấy sự bình an trong tâm hồn mình khi làm nhiệm vụ đó không; thế nhưng tôi biết rằng rất nhiều người Việt đang mất đi sự bình an trong tâm hồn họ khi biết về sự bổ nhiệm đó.

Xin đừng nói với tôi hãy tha thứ cho ông ấy. Tôi không có quyền tha thứ vì quyền đó thuộc về những nạn nhân đã chết của ông ấy và những thành viên gia đình còn sống sót của họ.

Trường đại học Fulbright Việt Nam là một biểu tượng của sự hiểu biết và tin tưởng giữa hai quốc gia, và tôi hy vọng rằng sẽ có một người có một quá khứ ít gây tranh cãi hơn Bob Kerrey có thể đảm nhận chức vụ của ông ấy. Không lẽ, trong 350 triệu người Mỹ và 90 triệu người Việt Nam, không có một ai có thể làm được việc đó?


Nguồn: http://khampha.vn/toi/bob-kerrey-co-xung-dang-la-nguoi-dung-dau-truong-dai-hoc-fulbright-c8a414963.html

 

king.aragon.75

Xe tải
Biển số
OF-418384
Ngày cấp bằng
23/4/16
Số km
412
Động cơ
222,370 Mã lực
Tuổi
49
Nhà văn Nguyễn Thanh Việt, tác giả "The Sympathizer" đã đạt giải Pulitzer

Hầu hết các bình luận của tôi về việc bổ nhiệm Bob Kerrey vào vị trí lãnh đạo cao nhất của Đại học Fulbright Việt Nam đã không được thể hiện trong bài báo (của Financial Times http://www.ft.com/cms/s/0/5f7054a2-26f3-11e6-8b18-91555f2f4fde.html#axzz4AFevG0BT). Tôi có hai vấn đề với Kerrey:

1. Ông ta đã phạm một tội ác chiến tranh mà ông ta đã thừa nhận trong hồi ký của mình. Nhóm của ông ta chắc chắn đã giết dân thường Việt Nam. Vấn đề duy nhất còn lại là ông ta có tự mình giết các dân thường hay ra lệnh giết chết họ. Là người chỉ huy một đơn vị đã giết dân thường, như tôi biết, là một tội phạm chiến tranh, và nếu như bất kỳ ai làm việc đó với người Mỹ, thì người Mỹ sẽ hiểu như vậy. Vấn đề ở đây không phải là Bob Kerrey có được tha thứ cho việc đó hay không - đó là một vấn đề riêng biệt - mà vấn đề là những người chịu trách nhiệm trong Đại học Fulbright không thể tìm ra một người nào khác xứng đáng để lãnh đạo trường. Nhu cầu tiến về phía trước của Việt Nam và nhu cầu của Hoa Kỳ bỏ lại quá khứ không cần phải dựa trên duy nhất một người.

2. Bob Kerrey từng là chủ tịch của trường đại học New School. Ông ta nổi tiếng vì các hoạt động kêu gọi vốn và là hiệu trưởng trường tư được trả lương cao nhất. Nhiệm kỳ của ông ta phải chấm dứt giữa chừng vì một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm của các giáo viên và một cuộc bãi khoá của sinh viên. Đối với tôi, Kerrey đại diện cho các vấn đề liên quan tới tầm nhìn mang tính chất điều hành doanh nghiệp tư nhân trong việc quản lý trường đại học. Rất nhiều, rất nhiều các nhà giáo dục Hoa Kỳ và Anh quốc đã bất mãn với loại hình đại học với định hướng lợi nhuận và gọi vốn đầu tư kiểu này. Các trường này đối xử với đội ngũ giảng viên một cách tồi tệ và bóp nặn lợi nhuận từ sinh viên (điều đó đã dẫn tới sự nổi loạn chống lại Kerrey của chính các giảng viên và sinh viên của ông ta). Rất tốt cho Việt Nam khi có một trường đại học tư với tiêu chuẩn phương Tây, nhưng Việt Nam cần biết rõ rằng mô hình đại học này có những vấn đề riêng của nó và những vấn đề đó phản ánh các vấn đề tương tự lớn hơn của chủ nghĩa tư bản (các vấn đề đã dẫn tới mục đích lợi nhuận là trên hết). Vụ việc Formosa/cá chết là một phần của chính hệ thống tư bản chủ nghĩa bị lèo lái bởi lợi nhuận, phớt lờ con người và được đẩy lên mức độ lớn hơn. Các học giả Hoa Kỳ và Anh quốc đang kêu gọi một nền học vấn chú trọng vào các giá trị giáo dục nhân văn đối với cả những người giảng dạy lẫn sinh viên; đặt điều đó lên trên lợi nhuận và đào tạo sinh viên thành những người lao động. Đó là một cuộc đấu tranh để có thể giành được điều đó ở Hoa Kỳ và Anh quốc và tôi đoán rằng đó cũng sẽ là một cuộc đấu tranh của Việt Nam.
 

king.aragon.75

Xe tải
Biển số
OF-418384
Ngày cấp bằng
23/4/16
Số km
412
Động cơ
222,370 Mã lực
Tuổi
49
94% giáo viên của trường New School University, nơi ông Bob Kerrey làm chủ tịch bỏ phiếu bất tín nhiệm ông. Có một số sinh viên tự dùng băng keo bịt mồm mình để bày tỏ sự phản đối ông.
"Just days before, 94 percent of the full-time faculty had given Kerrey a vote of no confidence. About ten students, all with duct tape over their mouths, had plunked themselves down in the second row and refused to leave"
http://nymag.com/news/features/54685/

Đây là còm cuối của em về anh Bob, tùy các cụ đọc và tự đánh giá :D
 

DVG

Xe điện
Biển số
OF-51870
Ngày cấp bằng
30/11/09
Số km
4,420
Động cơ
490,375 Mã lực
Nơi ở
Somewhere on the earth
Chả có người Việt nào đòi trả thù anh Bob, chỉ nói anh ý không phù hợp để là người đứng đầu 1 cơ sở đào tạo con người mà thôi :D
Biết đâu bển họ muốn tạo điều kiện cho Bob chuộc lại lỗi lầm thì sao. Có thể em lạc quan quá chăng ? ;)
 

HAINHAN06

Xe buýt
Biển số
OF-368341
Ngày cấp bằng
27/5/15
Số km
513
Động cơ
256,800 Mã lực
Bài viết của bà TÔN NỮ THỊ NINH - hiện là Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển Tp.HCM:

BOB KERREY LÀ KHỞI ĐIỂM XẤU CHO TRƯỜNG ĐH FULBRIGHT

Thời sinh viên, tôi từng tham gia biểu tình ở Paris chống chiến tranh VN trong những năm 1960-70. Mặt khác, luận án thạc sĩ của tôi là về nhà văn Mỹ William Faulkner. Và trong gần 30 năm hoạt động đối ngoại, tôi đã xây dựng được những mối quan hệ hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau và bạn bè với đông đảo người Mỹ thuộc nhiều thành phần, từ các nhà ngoại giao như đại sứ Pete Peterson, những nhóm đã góp phần trực tiếp vào phong trào phản chiến như của John McAuliff và Sally Benson, đến những doanh nhân như Ernie Bower, những cựu chiến binh như Bobby Muller và Tom Vallely (người mang chương trình Fulbright đến VN), hay báo chí như Murray Hierbert, giới học thuật nghiên cứu như Walter Issacson. Do vậy, tôi không phải là người vì quá khứ mà “ghét” hay ác cảm với người Mỹ. Như hầu hết người VN, tôi sẵn sàng gạt quá khứ sang một bên để hướng tới tương lai cùng với nhân dân hai nước vì lợi ích chung.

Về phía VN, giáo dục là một lợi ích có ý nghĩa chiến lược. Do đó tôi ủng hộ và đã có mặt tại buổi trao giấy phép thành lập cho ĐH Fulbright ở TP HCM hôm 25-5. Và như mọi người, hy vọng rằng đây sẽ là một trường góp phần tạo động lực cho nền giáo dục đại học VN lành mạnh, chất lượng và hội nhập thế giới.

Tuy nhiên, khi biết rằng cựu thượng nghị sĩ Bob Kerrey được bổ nhiệm làm chủ tịch HĐQT của trường ĐH mới, tôi vô cùng bàng hoàng và không thể hiểu nổi.

Ông Bob Kerrey là người đã trực tiếp tham gia vào cuộc thảm sát thường dân vô tội, phụ nữ, trẻ em, người già tại thôn Thạnh Phong vào tháng 2-1969: điều này không thể chối cãi và chính ông Kerrey cũng thừa nhận.

Có thể nhìn nhận vấn đề ở nhiều mức độ khác nhau, cả phía Việt Nam và phía Mỹ. Nhưng một điều chắc chắn, sự việc đó là đủ để kết luận Bob Kerrey, nói theo cách nhẹ nhất, hoàn toàn không thể giữ vị trí chủ tịch HĐQT Đại học Fulbright. Và cũng không thể nhân danh tương lai mà bỏ qua sự thật đó. Vì rằng:

• Việc ông hối hận về vai trò trong vụ thảm sát Thạnh Phong tôi không thể biết và chỉ có mình ông Kerrey biết. Không thể coi việc giữ vị trí lãnh đạo của đại học nhiều tham vọng như ĐH Fulbright là cách sửa sai cho những hành động trong quá khứ. Tôi biết nhiều trường hợp cựu chiến binh Hoa Kỳ không trực tiếp dính tới các vụ thảm sát hiện sống trên lãnh thổ VN và góp phần ở các địa phương để giảm thiểu hậu quả chiến tranh như Chuck Searcy với dự án tháo gỡ bom mìn ở Quảng Trị, hay hàng năm về tận nơi để tìm kiếm sự tha thứ của những nạn nhân Mỹ Lai như Billy Kelly (dù không hề tham gia thảm sát nào).

• Bob Kerrey quan niệm giữ vị trí lãnh đạo ĐH Fulbright góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên. Tuy nhiên, như ông đã trả lời Financial Times (Anh) cách đây 1-2 ngày, ông sẵn sàng từ chức, nếu sự tham gia của ông có thể tổn hại đến dự án. Tôi nghĩ, không cần chần chừ hơn nữa, nếu ông rời vị trí ngay bây giờ như ông tuyên bố “sẵn sàng” thì cử chỉ đó là cử chỉ tự trọng và sẽ được người Việt Nam đánh giá cao. Thiết nghĩ, nhiều người Mỹ sẽ đồng tình với quyết định đó của ông.

• Tôi biết rằng vài người liên quan trực tiếp đến dự án công khai khẳng định rằng Bob Kerrey là người “hoàn toàn phù hợp” để giữ vị trí lãnh đạo đó. Tôi xin hỏ,i lẽ nào nước Mỹ không còn ai có thể vận động vốn cho trường ĐH Fulbright ngoài Bob Kerrey? Nếu nhóm dự án thực hiện việc lựa chọn vị trí chủ tịch HĐQT với nhiều ứng viên một cách công khai, thì tôi tin chắc là đã có thể tìm được người phù hợp về mặt chuyên môn và kinh nghiệm, nhưng tên tuổi không bị mang tiếng như vị này. Sẽ là một vết đen không thể xoá sạch khỏi sự ra đời của trường đại học danh giá như ĐH Fulbright nếu đây là chủ tịch sáng lập của ĐH này. Những người bạn Mỹ mà tôi có trao đổi hai hôm nay cùng chia sẻ quan điểm như thế.

• Nếu phía Mỹ khăng khăng giữ quyết định của mình, thì đối với tôi, không còn có thể coi đây là một dự án chung như nhóm sáng lập vẫn khẳng định. Vì rằng như trong một cuộc hôn nhân, hai bên cần phải lắng nghe, tôn trọng cảm xúc và suy nghĩ của nhau. Nếu không như thế thì hoá ra dự án đại học Fulbright là dự án của người Mỹ, thành lập một ĐH Mỹ tại VN, trong đó ý kiến và sự đóng góp của người Việt hoàn toàn là thứ yếu.

Có thể nói, việc bố trí Bob Kerrey là chủ tịch HĐQT ĐH Fulbright thể hiện sự vô cảm đối với cảm xúc và suy nghĩ của không ít người Việt Nam, nếu không nói là xem thường phản ứng và lòng tự trọng của chúng ta.

Tôi tin rằng, sự điều chỉnh đó không những không ảnh hưởng đến quan hệ hai nước đang tiến triển tốt đẹp. Ngược lại, việc này sẽ đặt hợp tác Việt Mỹ trong khuôn khổ ĐH Fulbright trên một nền tảng, khởi điểm bình đẳng, lành mạnh và vững bền."

Nguồn từ facebook của nhà báo Thu Uyên
Em ko biết Bob Kerrey là ai nhưng viết cái kiểu coi mình đại diện cho người Việt của bà Ninh rất vớ vấn.
 

Escobar

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-300664
Ngày cấp bằng
4/12/13
Số km
2,617
Động cơ
330,875 Mã lực
Biết đâu bển họ muốn tạo điều kiện cho Bob chuộc lại lỗi lầm thì sao. Có thể em lạc quan quá chăng ? ;)
Đây là một khiêu khích, hoặc một sự thăm dò, dù sao thì cũng trắng trợn nếu là cố ý.
Đưa một tội phạm chiến tranh giết đàn bà trẻ con đại diện cho một trường đại học thể hiện sự quay lại VN của Mỹ, sẽ rất khó êm đẹp.
Nó cũng thể hiện trường này dường như là công cụ chính trị, chứ nếu k sao phải chọn nhân vật này?
 

dz0r0

Xe điện
Biển số
OF-403073
Ngày cấp bằng
28/1/16
Số km
2,867
Động cơ
257,988 Mã lực
Nơi ở
Somewhere...
Đây là một khiêu khích, hoặc một sự thăm dò, dù sao thì cũng trắng trợn nếu là cố ý.
Đưa một tội phạm chiến tranh giết đàn bà trẻ con đại diện cho một trường đại học thể hiện sự quay lại VN của Mỹ, sẽ rất khó êm đẹp.
Nó cũng thể hiện trường này dường như là công cụ chính trị, chứ nếu k sao phải chọn nhân vật này?
Học bổng FB có bao giờ thiếu yếu tố chín chị đâu cụ :))
 

Escobar

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-300664
Ngày cấp bằng
4/12/13
Số km
2,617
Động cơ
330,875 Mã lực
Học bổng FB có bao giờ thiếu yếu tố chín chị đâu cụ :))
Trước nay, đọc các phát biểu của các anh có học bổng FB, em cũng có cảm giác như vậy, vụ Bob này càng khẳng định cảm nghĩ đó.
 

king.aragon.75

Xe tải
Biển số
OF-418384
Ngày cấp bằng
23/4/16
Số km
412
Động cơ
222,370 Mã lực
Tuổi
49
Học bổng FB có bao giờ thiếu yếu tố chín chị đâu cụ :))
Em có ít nhất dăm người bạn có học bổng Fulbright, xuất thân bình thường, làm công việc bình thường, ko dính đến chính trị. Học xong về vẫn làm công việc bình thường chưa thấy dính đến chính trị :D
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,662
Động cơ
1,021,353 Mã lực
Thực ra bác mới cực đoan. Cuộc sống không chỉ có 0 và 1. Nó trải dài từ -inf tới +inf. Nó không chỉ là int mà còn có real thậm chí complex. Tại sao việc Bob không làm Rector lại đồng nghĩa với việc Bob cút xéo về nước, VN không giữ được FB. Chính ông Bob cũng không nghĩ như thế ?

FP chỉ là 1 cơ hội chứ không phải chân lí, nếu chúng ta vi phạm các chuẩn mực đạo đức của học thuật thì sau này TQ làm vậy thì VN tính sao ? Và giờ em xin hỏi, có trường DH nào ở Mỹ dám bổ nhiệm 1 người Mỹ/non-Mỹ phạm tội ấu dâm trẻ con Mỹ, tội đạo văn (phạm trù đạo đức) làm HT không ?
Chuẩn mực đạo đức của học thuật là trung thực đúng không ạ. A.Bốp đã thừa nhận, đã cố làm hết những gì có thể. Chính vì cuộc sống không chỉ là 0 và 1 nên mới cần sự lựa chọn một cách khoa học, lợi nhiều nhất, hại ít nhất cho dân tộc. Còn câu cụ hỏi ở Mỹ thê này thế nọ thì thế nào, em không trả lời vì cụ so sánh quá khập khiễng, em chỉ hỏi cụ là a,Bob anh ấy có phạm tội ấu dâm và bị kết án không ạ?
Còn về một số cụ nhận học bổng của FB và phản đối này nọ, thì xin đọc link này :
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/khoa-hoc/307805/dai-hoc-fulbright-ly-giai-viec-moi-bob-kerrey-lam-chu-tich.html
Em xin trích "
" Yếu tố đầu tiên quan trọng nhất là sự đóng góp lâu dài và nhiệt thành của Bob Kerrey cho quan hệ Việt – Mỹ và trao đổi giáo dục giữa hai nước.

Suốt hai nhiệm kỳ Thượng nghị sĩ, Bob đã có những cống hiến quan trọng như giúp bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, thành lập Chương trình học bổng Fulbright.
Ông ấy là nhà bảo trợ chính cho đạo luật thành lập Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF), tổ chức đã đưa hàng trăm người Việt Nam sang học cao học và tiến sĩ trong các ngành khoa học tự nhiên tại Mỹ.

Đấy là những sáng kiến giáo dục quan trọng tạo nền tảng cho sự ra đời của trường Đai học Fulbright Việt Nam, dự án mà Bob Kerrey đã theo đuổi cùng chúng tôi một thời gian dài......
Bob là một nhân vật nổi tiếng trong chính giới và công chúng Mỹ suốt 40 năm qua. Ông ấy có thể sử dụng các mối liên kết và quan hệ của mình để huy động các nguồn lực cho FUV. Hơn nữa, chúng tôi hẳn đã không thể vận động thành công khoản tài trợ 20 triệu USD từ Chính phủ Mỹ nếu không nhờ những mối quan hệ của Bob với những lãnh đạo Đảng Dân chủ và Cộng hoà trong Thượng viện.
Bob luôn thừa nhận trách nhiệm của mình trong tấn thảm kịch kinh khủng ở Thạnh Phong năm 1969. Ông ấy đã bày tỏ sự hối lỗi một cách thành thực nhất
.Bạn biết đấy, chiến tranh vốn rất phức tạp. Và chúng tôi tin rằng, các trường đại học nên đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự hiểu biết đầy đủ hơn về lịch sử, bao gồm cả những chương đau đớn nhất.Sự sẵn sàng của Bob khi đối mặt với quá khứ đã phản ánh niềm tin này. Trong tương lai, FUV sẽ đóng vai trò thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa người Mỹ và người Việt Nam về lịch sử chung đau thương của hai dân tộc."

Vậy mấy cụ đã từng nhận học bổng của quĩ FB và quay ra phản đối, em nghĩ trong suốt quá trình học tập, đã bị bưng bít thông tin về Bob, và lịch sử của quĩ FB. Em là em đoán vậy. Còn trường hợp các cụ biết mà vẫn cắn răng chịu đựng, để rồi học xong mới ra đòn với Bob, thì em xin công nhận các cụ ấy là bố của bố của bố ông Hàn Tín ( trên cả hèn hạ vì có thêm cả thói đạo đức giả ). :)
 

dz0r0

Xe điện
Biển số
OF-403073
Ngày cấp bằng
28/1/16
Số km
2,867
Động cơ
257,988 Mã lực
Nơi ở
Somewhere...
Em có ít nhất dăm người bạn có học bổng Fulbright, xuất thân bình thường, làm công việc bình thường, ko dính đến chính trị. Học xong về vẫn làm công việc bình thường chưa thấy dính đến chính trị :D
Cháu không nói đến người học. Cháu nói đến mục đích của việc trao cái học bổng ấy thôi ợ. Nội nguyên ngành học và candidates nó ưu tiên trao học bổng đã thấy rồi. :D
 

king.aragon.75

Xe tải
Biển số
OF-418384
Ngày cấp bằng
23/4/16
Số km
412
Động cơ
222,370 Mã lực
Tuổi
49
Cháu không nói đến người học. Cháu nói đến mục đích của việc trao cái học bổng ấy thôi ợ. Nội nguyên ngành học và candidates nó ưu tiên trao học bổng đã thấy rồi. :D
Vâng, có nhẽ thế, đám bạn em tuyền là học báo chí với truyền thông thôi :D, chả thấy kinh tế, kỹ thuật.
 

king.aragon.75

Xe tải
Biển số
OF-418384
Ngày cấp bằng
23/4/16
Số km
412
Động cơ
222,370 Mã lực
Tuổi
49
Nếu là người có liên quan, chịu hậu quả gián tiếp hoặc trực tiếp từ chiến tranh hay từ vụ Bến Tre thì em không thể tha thứ (tất nhiên mức độ hận thù thì tuỳ thuộc vào hậu quả mà em nhận - nếu có) chứ không có chuyện chỉ sau ít phút đọc lướt rồi gập máy tính cất đi làm chuyện khác để rút ra từ THA THỨ một cách dễ dàng, nhẹ nhàng như ngoài cuộc giống ông Lương Hoài Nam này (em là người bảo thủ chứ ko phải cái máy để xoá các tệp tin một cách dễ dàng được)
Cụ nói đúng và cái ông Nam kia chả có cái quyền gì mà nói tha thứ hay không cả.
Tha thứ hay không là cái quyền của bà Bùi Thị Lượm, Bùi Thị Nhị, Võ Văn Trĩ... là những thân nhân và nạn nhân của vụ thảm sát Thạnh Phong đang đứng ra kiện Mr.Bob về việc giết hại gia đình họ kia kìa.
Chửa thấy báo chí nào thông tin về việc Mr.Bob đã trực tiếp xin lỗi mấy người này. Và chắc rằng những người này cũng chửa nhận được nửa lời cảm thông của các nhà "đạo đức" tự cho mình cái quyền thay mặt nạn nhân đi THA THỨ.
 

Escobar

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-300664
Ngày cấp bằng
4/12/13
Số km
2,617
Động cơ
330,875 Mã lực
Cụ nói đúng và cái ông Nam kia chả có cái quyền gì mà nói tha thứ hay không cả.
Tha thứ hay không là cái quyền của bà Bùi Thị Lượm, Bùi Thị Nhị, Võ Văn Trĩ... là những thân nhân và nạn nhân của vụ thảm sát Thạnh Phong đang đứng ra kiện Mr.Bob về việc giết hại gia đình họ kia kìa.
Chửa thấy báo chí nào thông tin về việc Mr.Bob đã trực tiếp xin lỗi mấy người này. Và chắc rằng những người này cũng chửa nhận được nửa lời cảm thông của các nhà "đạo đức" tự cho mình cái quyền thay mặt nạn nhân đi THA THỨ.
Không phải chỉ liên quan đến các gia đình nạn nhân của Bob.
VN mua vũ khí Mỹ với điều kiện đi theo con đường của Mỹ, coi sĩ quan quân đội Mỹ là cố vấn, đàn anh, lớp trẻ VN coi cựu binh Bob là thày????
 

king.aragon.75

Xe tải
Biển số
OF-418384
Ngày cấp bằng
23/4/16
Số km
412
Động cơ
222,370 Mã lực
Tuổi
49
Không phải chỉ liên quan đến các gia đình nạn nhân của Bob.
VN mua vũ khí Mỹ với điều kiện đi theo con đường của Mỹ, coi quân đội Mỹ là đàn anh, coi cựu binh Bob là thày????
Chuyện đó em ko dám bàn vì nó vượt quá sự hiểu biết của em.
 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
23,164
Động cơ
396,947 Mã lực
Lạ một cái là sang Mỹ, rất nhiều người vẫn nói sorry và xin lỗi về chiến tranh Việt nam. Ở VN lại có nhiều người lên giọng để xổ toẹt những thứ thuộc về quá khứ. Quá khứ phải được tôn trọng. Bao người bị giết trong chiến tranh, trong số họ có rất nhiều người là thường dân. Cái đó phải đáng lên án. Những kẻ mang bom đạn đi thả xuống nước khác không xứng đáng giao giảng đạo đức với ai. Ông Nam nào đó thích tha thứ thì tha thứ. Quan điểm cá nhân của ông ấy. Những người khác không thích và không muốn tha thứ cũng là quyền của họ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top