2 phụ nữ rửa tay chân và dụng cụ làm ruộng, cái cào gỗ này để cào đất trồng hoa màu , cái túi lưới thời ấy rất bền
Cụ nhầm, NTSC phổ biến lúc đó là do đầu VHS của Nhật nội địa nhiều, chất lượng thì 2 cái ngang nhau, còn bảo hết thì không phải, hiện nay vẫn còn, VTV đến năm 2013 mới bắt đầu phát HD, trước đó thì vẫn sử dụng hệ PAL để phát, hiện nay vẫn còn nhiều kênh TH phát trên cab sử dụng hệ PAL (Kênh SD)
Để dễ so sánh thì băng VHS, đĩa VCD có độ phân giải 352x288 (Hệ PAL) và 352x240 (Hệ NTSC), DVD thì là 720x576 (PAL) và 720x480 (NTSC), hệ PAL/SECAM có tốc độ khung hình là 25 còn NTSC là 30, hiện nay độ phân giải các kênh HD là 1920x1080, 25 hình/giây.
Có thể là nhà thờ đổ ở Văn Lý, Hải Hậu, Nam Định bác ah. Do bị xâm thực nên 1 xóm ở đây bị sạt lở, người ta phải đắp đê vào phía trong nên nhà thờ bây giờ nằm phía ngoài đê biển.Ninh Bình, 2 thanh niên bên nhà thờ đổ? 2 anh ăn mặc mô đen
Có mấy chiếc bánh khảo nữa, loại bánh ép bằng bột gạo nếp khá phổ biến ở vùng Nam Định, Thái Bình vào dịp Tết.Các bà, các cô đang thụ lộc tại 1 ngôi chùa thì phải? có bao thuốc lá Du Lịch huyền thoại 1 thời
Tuyến đó đâyẢnh dưới của cụ bên trái là Chùa Láng nhỉ (chùa xây thời Lý Anh Tông, thờ sư Từ Đạo Hạnh, aka vua Lý Thần Tông (???), với các màn hóa hổ nổi tiếng; nhà cụ Hạnh cũng ở cạnh đấy, cụ Hạnh cũng đc gọi là Đức thánh Láng; hôm trc cụ doctor76 có thớt Nùng Chí Cao có nhắc đến vụ này). Trong ảnh, xe máy đi xuôi vào làng (từ đằng đường Láng), thì chùa nằm bên trái.
Cuối đường thì thông ra đường Láng Trung (NCT), nhg đường đoạn đó xấu, ko đẹp như trong ảnh cắt video.
P/s: nhắc đến Chùa Láng, Chùa Thầy của cụ Hạnh, e mới chợt thấy là ngày trước có lẽ cụ Hạnh đi lại giữa 2 chùa này theo đúng con đường cụ dannongthon trốn học đi lang thang xem đá gà: Chùa Láng, cống Cót, Đình Thôn, Phú Đô, Thạch Thất (đường Láng - Hòa Lạc ngày nay). Tức các đoạn tuyến của con đường này là rất rất cổ (ít nhất là thời Lý). doctor76 , Arjuna82, ubisapro, Noname_2015.
Bánh khảo quê em cũng nhiều đấy, họ gói bằng giấy bóng kính xanh đỏ ,ăn hay nghẹn nếu tham ăn miếng to....Có mấy chiếc bánh khảo nữa, loại bánh ép bằng bột gạo nếp khá phổ biến ở vùng Nam Định, Thái Bình vào dịp Tết.
Cỡ năm 96
Với xe cộ, trang phục ntn các cụ các mợ đoán năm bao nhiêu
Thấy Tây chú thích là nhà thờ đổ, có lẽ đúng địa điểm như bác nói.Có thể là nhà thờ đổ ở Văn Lý, Hải Hậu, Nam Định bác ah. Do bị xâm thực nên 1 xóm ở đây bị sạt lở, người ta phải đắp đê vào phía trong nên nhà thờ bây giờ nằm phía ngoài đê biển.
"Dầu nhớt gì mà hàng triệu xe tải, xe hơi, xe hoả, và cả xe gắn máy đều cần đến như vậy...".Hãnh dầu nhớt BP ( British Petroleum) xuất hiện ở Vn khá sớm
Vâng. Nếu là " Nhà Thờ đổ" thì bên Hải Hậu bác ah.Thấy Tây chú thích là nhà thờ đổ, có lẽ đúng địa điểm như bác nói.
Các đầu Nhật bãi dùng NTSC 3,58 thì hình ảnh mới đẹp và mịn , còn NTSC 4,43 thì xấu hơn nhiều , thậm chí còn kém cả PALNhững năm 9x nhà cháu làm băng video các chương trình ca nhạc nhiều, mặc dù ko biết độ phân giải (theo lý thuyết) của 2 hệ dư lào, nhưng cảm nhận bằng mắt thường thì hệ ntsc ảnh trong hơn, còn hệ pal thì hơi lu ảnh. Đấy là về hình ảnh còn âm thanh thì ntsc cho ra audio trung thực hơn nhiều so với hệ pal. Sau này truyền hình ta phát hệ pal BG thì phải ? Pal có mấy hệ BG, IK...ko nhớ rõ lắm.
Còn loại dầu nhớt gì mà : " oái ông ba mươi nữa cụ",?"Dầu nhớt gì mà hàng triệu xe tải, xe hơi, xe hoả, và cả xe gắn máy đều cần đến như vậy...".
Tốc độ quay của băng hệ NTSC nhanh hơn hệ PAL nữa đấy cụ, cơ quan em có cái đầu Sharp, chạy đa hệ thì phải , chạy băng PAL có cuốn đến 180 phút, nhưng hệ PAL màu vàng nhiều hơn?Nếu nói về đầu Video các hệ thì nhà cháu ko thể nhầm được vì thời đó nhà cháu đã kd mặt hàng này. Ko biết cụ có nhớ chiếc đầu Sharp 6V3 nổi đình nổi đám thời đầu những năm 9x ko? Khi đội đi Đức về nước có nhiều ng mang theo chiếc đầu video về, những chiếc này chỉ xem đc hệ Pal hoặc cùng lắm tương thích thêm hệ Secam và Mesecam.
Từ năm 93 thị trường hàng bãi mới phát triển, băng video gốc từ hải ngoại (Mỹ dùng hệ NTSC 3.58) nhập về cho hình ảnh âm thanh Hi-Fi chất lượng khác hẳn hệ Pal nên dân sành điệu chuyển dần sang hệ NTSC kéo theo cả thị trường chuyển theo. Năm 1993 có cuộc "cách mạng" về chuyển hệ, tất cả các đầu video ko chạy được hệ NTSC lắp thêm 1 bo vỉ mạch để có thể xem được băng ntsc.
Gọi là Cay đắng lao đầu xuống hố cụ ạ...Hồi chưa có đường Trần Duy Hưng, trước 2000. Cụ nào còn nhớ trong khu Trung Kính có cái trường gì mật mã hay lưu trữ gì ko hềy? Em đến đó 1 lần trong trạng thái hơi say nên ko nhớ rõ, đường vào loằng ngoằng như ma trận. Còn gần đó có trường ĐH LĐTBXH ngày ấy còn là Cao đẳng, gọi CĐ tiền lương thì phải.
180 min là NTSC 3,58 rồi cụ .Tốc độ quay của băng hệ NTSC nhanh hơn hệ PAL nữa đấy cụ, cơ quan em có cái đầu Sharp, chạy đa hệ thì phải , chạy băng PAL có cuốn đến 180 phút, nhưng hệ PAL màu vàng nhiều hơn?
Đầu từ hay bẩn, nên bọn em hay lấy đồng tiền mới ra lau, hay điếu thuốc lá ...
Vậy có cuốn băng PAL chạy lâu hơn, 240 phút hay sao ấy, vì có mấy cuốn băng Tây viện trợ hướng dẫn tuyên truyền dùng bao cao su và các biện pháp tránh thai an toàn, nó dài lắm...em nhớ nó hệ PAL vì lúc đem đến các địa điểm, có nơi vì cơ sở họ dùng đầu nội địa Nhật có mỗi hệ NTSC, nên không xem được.180 min là NTSC 3,58 rồi cụ .
Năm khoảng 94. 1 hôm thằng bạn rủ em tối sang anh X xem " phim tây " . Uầy hay thật. Cái băng chạy rất lâu chiếu phim sex của Đức. Lần đầu đc xem nó rực quá. Ái dà tây có khác .. Đang xem thì cửa đập rầm rầm. Bố thằng bạn thò vào ..anh X pause máy..bác kia nhìn quanh 1 vòng rồi quát to " A . Thằng kia , cút ngay , ai cho mày xem cái phim tục tĩu này " thằng bạn em lí nhí " dạ " rồi cun cút về trong vẻ tiếc nuối. Tiếng cha con vẫn ì sèo theo bước chân xa dần: " mày về mày chết với tao "..mọi ng sợ lặng thinh..thôi k xem nữa.Vậy có cuốn băng PAL chạy lâu hơn, 240 phút hay sao ấy, vì có mấy cuốn băng Tây viện trợ hướng dẫn tuyên truyền dùng bao cao su và các biện pháp tránh thai an toàn, nó dài lắm...em nhớ nó hệ PAL vì lúc đem đến các địa điểm, có nơi vì cơ sở họ dùng đầu nội địa Nhật có mỗi hệ NTSC, nên không xem được.
Chuẩn Hoa Lư quê em, nhà xây bằng đá.Hoa Lư, người dân vẫn rửa bát ở ao?