[Funland] Tết Việt Nam năm 1994 dưới ống kính nhiếp ảnh gia L.Dolan

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Thời 8x, 9x đời đầu, ngay trong mấy quận nội thành vẫn còn xen kẽ những "làng" có ruộng ao như ngoại thành.

Từ vành đai 2 trở ra coi như auto ngoại thành, gọi các khu vực trung tâm Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa là "trên phố".

Em là lứa 7x đời cuối, hồi bé ở tập thể mỳ Nghĩa Đô, sau là kẹo Tràng An, mẫu giáo học Bình Minh, cấp 1 học Hoàng Hoa Thám, cấp 3 Yên Hoà, giờ ở Trung Hoà. Vợ em người làng Trung Hoà, cũng cấp 3 Yên Hoà.
Đọc bài các cụ về góc này hồi xưa bồi hồi quá!
 

nosay

Xe hơi
Biển số
OF-787512
Ngày cấp bằng
15/8/21
Số km
158
Động cơ
5,261 Mã lực
Tuổi
45
Nơi ở
Hà Nội
Mẫu giáo Bình Minh ngay góc đường Thuỵ Khuê giáp Lạc Long Quân, đối diện chợ Bưởi? Đầu thập niên 1980 họ tận dụng khuôn viên của một cái đình hay chùa làm mẫu giáo thì phải. Tôi nhớ là từ đường đi vào phải bước qua cổng gỗ to sơn đỏ nâu đã cũ, và phải bước cao để qua bức bàn là tấm gỗ cao khoảng 30cm dựng từ mặt đất lên.
Vâng cụ, nếu không nhầm thì giờ đã được trả lại làm đình Yên Thái.
Nhân có các cụ nói chuyện tắc đường hồi xưa, em nhớ tầm nghỉ hè 85-90, Lạc Long Quân đầu Bưởi nhiều lần tắc đường, mẹ em chở em từ Nghĩa Đô đến cơ quan ở Trích Sài phải đi đường vòng qua làng Yên Thái
 

nosay

Xe hơi
Biển số
OF-787512
Ngày cấp bằng
15/8/21
Số km
158
Động cơ
5,261 Mã lực
Tuổi
45
Nơi ở
Hà Nội
Thời 8x, 9x đời đầu, ngay trong mấy quận nội thành vẫn còn xen kẽ những "làng" có ruộng ao như ngoại thành.

Từ vành đai 2 trở ra coi như auto ngoại thành, gọi các khu vực trung tâm Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa là "trên phố".
Đến tận 96-97, lớp đại học tụ tập ở nhà một bạn trong dẫy tập thể Sư phạm 1, giờ là Phan Văn Trường. Bố mẹ bạn ấy nói chuyện "₫i Hà Nội", bọn "trên phố" cứ cười mãi.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,332
Động cơ
899,618 Mã lực
Bastion.P nói:
Thời 8x, 9x đời đầu, ngay trong mấy quận nội thành vẫn còn xen kẽ những "làng" có ruộng ao như ngoại thành.

Từ vành đai 2 trở ra coi như auto ngoại thành, gọi các khu vực trung tâm Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa là "trên phố".
Đến tận 96-97, lớp đại học tụ tập ở nhà một bạn trong dẫy tập thể Sư phạm 1, giờ là Phan Văn Trường. Bố mẹ bạn ấy nói chuyện "₫i Hà Nội", bọn "trên phố" cứ cười mãi.
Ra khỏi Quốc Tử Giám phố Hàng Bột nhà em (Tôn Đức Thắng bây giờ), dù cũng có chữ hàng nhưng là khu nhà quê rồi. Vào trong các ngõ trông giống như các làng mạc cổ, sâu tý nữa là ao hồ và ruộng rau muống, rất nhiều mả cổ. Ngõ Văn Hương có nghề làm đũa son. Từ cái máy nước gần nhà em đã thấy được bên kia hồ tầu hỏa ra vào ga xình xịch.
Ngày xưa em nhớ có lần đến được đường Tầu bay đi đến tận Ngã Tư Sở về khoe với tụi bạn cùng học như 1 chiến tích.
Năm 1971 Triển lãm Chiến Thắng đường 9 Nam Lào công binh lắp cầu phao ở chỗ Ngã Tư Sở cho mọi người ra thăm khu trưng bầy.
Đường Nam Bộ (Lê Duẩn bây giờ), đi qua bến xe Kim Liên (Ks Nikko bây giờ) nghe tiếng ếch nhái kêu ộp oạp, ven đường tầu hỏa còn hàng rào gỗ. Tàu điện đến chỗ đó chạy tiếp chỉ còn mỗi cái đầu, các toa cắt lại,...
Còn Kim Mã ra khỏi bến xe chỉ có 1 bức tường lửng cao độ bụng người lớn rồi chỉ còn ruộng!
 
Chỉnh sửa cuối:

MINHKD

Xe điện
Biển số
OF-28395
Ngày cấp bằng
4/2/09
Số km
2,912
Động cơ
485,828 Mã lực
Em là lứa 7x đời cuối, hồi bé ở tập thể mỳ Nghĩa Đô, sau là kẹo Tràng An, mẫu giáo học Bình Minh, cấp 1 học Hoàng Hoa Thám, cấp 3 Yên Hoà, giờ ở Trung Hoà. Vợ em người làng Trung Hoà, cũng cấp 3 Yên Hoà.
Đọc bài các cụ về góc này hồi xưa bồi hồi quá!
Em cũng 7x đời cuối học lớp 1, lớp 2 trường Hoàng Hoa Thám, trường này có những đặc sản không đâu có. Không biết cụ có tham gia các buổi tranh trùm lớp, rồi lớp tranh trùm khối, ra chơi thì chơi cướp thành trên gò đất ở sát đường không? Lùa dê, bẫy cỏ, đánh ngựa...
Những hình ảnh ấy em không bao giờ quên đc.
 

MotoG

Xe tăng
Biển số
OF-498660
Ngày cấp bằng
18/3/17
Số km
1,541
Động cơ
201,634 Mã lực
Không ảnh 1967 khu cống Cót - làng Láng Thượng
View attachment 6866792
Em xin góp ý chút là nên gọi là cầu Cót chứ cống Cót thì quy mô nhỏ quá vì dù sao cũng bắc qua sông Tô. Đồng thời vị trí chùa Láng ở bên phải so với nhãn chữ (chỗ nhãn chữ là nghĩa trang).
Ảnh cổng chào chùa Láng và đường Chùa Láng năm 90-91 em cắt từ video của cụ Nguyễn Nhã trên Youtube:



Nếu có thể, cụ cho em xin ảnh vệ tinh Hà Nội 1967 mà cụ đang có được không?
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Cụ nhà ở chỗ Tô Châu ợ :D. E nhà khu Trần Quý Cướp ạ. Tụi gọi khu mạn đằng nhà cụ là "làng Lương Sử", đi sâu vào là đến làng Linh Quang, làng Văn Hương. Bên kia đường Hàng Bột thì cũng đủ các làng Hào Nam, Cát Linh, ... Bên đó còn có mấy cái nhà máy gạch + mấy cái ao nước, tụi em hay tranh thủ đi bơi ở đó.

Sau này đi học ở cấp 3 Kim Liên thì mật độ làng còn dầy hơn nữa: làng Nam Đồng, Kim Liên, làng Khâm Thiên, làng Trung Tự, làng Khương Thượng, làng Vân Hồ, ... Đi đâu thì xung quanh cũng đều là "làng" cả.

Hồi bé mẹ đèo xe đạp đi từ nhà xuống Bách Khoa đi học, đi dọc đường Nam Bộ (Nam Bộ chưa rename là Lê Duẩn). Đoạn ga Hàng Cỏ còn nhộn nhịp, chứ từ đoạn bến xe Kim Liên trở đi thì vắng như HN thời giãn cách Covid. Đường thì đẹp nhưng vắng vẻ, lặng như tờ. Xe oto, xe máy, xe đạp đi đến rồi vượt qua là nghe rõ mồn một từ đằng xa, khỏi cần còi chuông gì cũng biết :D

Ra khỏi Quốc Tử Giám phố Hàng Bột nhà em (Tôn Đức Thắng bây giờ), dù cũng có chữ hàng nhưng là khu nhà quê rồi. Vào trong các ngõ trông giống như các làng mạc cổ, sâu tý nữa là ao hồ và ruộng rau muống, rất nhiều mả cổ. Ngõ Văn Hương có nghề làm đũa son. Từ cái máy nước gần nhà em đã thấy được bên kia hồ tầu hỏa ra vào ga xình xịch.
Ngày xưa em nhớ có lần đến được đường Tầu bay đi đến tận Ngã Tư Sở về khoe với tụi bạn cùng học như 1 chiến tích.
Năm 1971 Triển lãm Chiến Thắng đường 9 Nam Lào công binh lắp cầu phao ở chỗ Ngã Tư Sở cho mọi người ra thăm khu trưng bầy.
Đường Nam Bộ (Lê Duẩn bây giờ), đi qua bến xe Kim Liên (Ks Nikko bây giờ) nghe tiếng ếch nhái kêu ộp oạp, ven đường tầu hỏa còn hàng rào gỗ. Tàu điện đến chỗ đó chạy tiếp chỉ còn mỗi cái đầu, các toa cắt lại,...
Còn Kim Mã ra khỏi bến xe chỉ có 1 bức tường lửng cao độ bụng người lớn rồi chỉ còn ruộng!
 
Chỉnh sửa cuối:

nosay

Xe hơi
Biển số
OF-787512
Ngày cấp bằng
15/8/21
Số km
158
Động cơ
5,261 Mã lực
Tuổi
45
Nơi ở
Hà Nội
Em cũng 7x đời cuối học lớp 1, lớp 2 trường Hoàng Hoa Thám, trường này có những đặc sản không đâu có. Không biết cụ có tham gia các buổi tranh trùm lớp, rồi lớp tranh trùm khối, ra chơi thì chơi cướp thành trên gò đất ở sát đường không? Lùa dê, bẫy cỏ, đánh ngựa...
Những hình ảnh ấy em không bao giờ quên đc.
Có cụ ơi, leo lên gò đất rồi đội từ trên song phi xuống đội đang leo lên, xuống bãi dưới thì cõng nhau "đạp ngựa". Hồi đó có cái sân bê tông giữa 2 khối nhà, còn lại là sân đất, bãi cỏ, tha hồ nghịch. Có cái ao phía sau nữa! Có những cụ học từ lớp bà chị em, đúp thoải mái đến 4 năm xuống học lớp em, mấy ông đấy lớn đùng, chơi song phi, đạp ngựa thì hãi phết!

Em xin góp ý chút là nên gọi là cầu Cót chứ cống Cót thì quy mô nhỏ quá vì dù sao cũng bắc qua sông Tô. Đồng thời vị trí chùa Láng ở bên phải so với nhãn chữ (chỗ nhãn chữ là nghĩa trang).
Ảnh cổng chào chùa Láng và đường Chùa Láng năm 90-91 em cắt từ video của cụ Nguyễn Nhã trên Youtube:



Nếu có thể, cụ cho em xin ảnh vệ tinh Hà Nội 1967 mà cụ đang có được không?
Em không biết cầu Cót xây mới năm nào, nhưng chắc chắn đến hết 96 thì vẫn là cái cống mặt đá khá trơn rộng chắc độ 6m, dài tầm 15-20m, không có lan can, từ Láng xuống dốc sâu mới gặp cầu. Tan học xe đạp chen nhau qua cầu, thỉnh thoảng có bác rơi cả người cả xe xuống sông Tô :))
 

MotoG

Xe tăng
Biển số
OF-498660
Ngày cấp bằng
18/3/17
Số km
1,541
Động cơ
201,634 Mã lực
Em không biết cầu Cót xây mới năm nào, nhưng chắc chắn đến hết 96 thì vẫn là cái cống mặt đá khá trơn rộng chắc độ 6m, dài tầm 15-20m, không có lan can, từ Láng xuống dốc sâu mới gặp cầu. Tan học xe đạp chen nhau qua cầu, thỉnh thoảng có bác rơi cả người cả xe xuống sông Tô :))
Năm 97 thì e nhớ là cái cầu to to, tương đương với cầu Mọc, như kiểu song sinh vậy. Hai bên có lan can bằng sắt, dưới cũng lót sắt thì phải. Đi qua chỉ hơi ghê chút thôi.
 

Noname_2015

Xe tăng
Biển số
OF-369553
Ngày cấp bằng
7/6/15
Số km
1,896
Động cơ
279,138 Mã lực
Trước từ cầu Giấy đến Ngã Tư Sở chỉ có 3 cầu bắc qua sông Tô Lịch: Cống Cót, Cống Miếu, Cống Mọc có đúng không cụ?
Cỡ năm 8x thì có cầu Cót, cầu Trung Hòa, cống Mọc. Chưa hiểu cống Miếu của bạn có tương đương cầu Cót không? vì ở đó cũng có ngôi miếu giờ vẫn còn.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Ảnh dưới của cụ bên trái là Chùa Láng nhỉ (chùa xây thời Lý Anh Tông, thờ sư Từ Đạo Hạnh, aka vua Lý Thần Tông (???), với các màn hóa hổ nổi tiếng; nhà cụ Hạnh cũng ở cạnh đấy, cụ Hạnh cũng đc gọi là Đức thánh Láng; hôm trc cụ doctor76 có thớt Nùng Chí Cao có nhắc đến vụ này). Trong ảnh, xe máy đi xuôi vào làng (từ đằng đường Láng), thì chùa nằm bên trái.

Cuối đường thì thông ra đường Láng Trung (NCT), nhg đường đoạn đó xấu, ko đẹp như trong ảnh cắt video.

Em xin góp ý chút là nên gọi là cầu Cót chứ cống Cót thì quy mô nhỏ quá vì dù sao cũng bắc qua sông Tô. Đồng thời vị trí chùa Láng ở bên phải so với nhãn chữ (chỗ nhãn chữ là nghĩa trang).
Ảnh cổng chào chùa Láng và đường Chùa Láng năm 90-91 em cắt từ video của cụ Nguyễn Nhã trên Youtube:



Nếu có thể, cụ cho em xin ảnh vệ tinh Hà Nội 1967 mà cụ đang có được không?
P/s: nhắc đến Chùa Láng, Chùa Thầy của cụ Hạnh, e mới chợt thấy là ngày trước có lẽ cụ Hạnh đi lại giữa 2 chùa này theo đúng con đường cụ dannongthon trốn học đi lang thang xem đá gà: Chùa Láng, cống Cót, Đình Thôn, Phú Đô, Thạch Thất (đường Láng - Hòa Lạc ngày nay). Tức các đoạn tuyến của con đường này là rất rất cổ (ít nhất là thời Lý). doctor76 , Arjuna82, ubisapro, Noname_2015.

Em những năm đầu 90 hay bỏ học từ đường Láng vào làng Cót xem đá gà nếu có tiền! Sau đó hết tiền thì đi tiếp vào mạn đình Thôn, Mỹ Đình và Mễ Trì cho đến hết giờ học mới dám về! sới gà Làng cót xưa khá nổi tiếng
 
Chỉnh sửa cuối:

nunachuoi

Xe điện
Biển số
OF-70232
Ngày cấp bằng
9/8/10
Số km
2,039
Động cơ
434,440 Mã lực
Em là lứa 7x đời cuối, hồi bé ở tập thể mỳ Nghĩa Đô, sau là kẹo Tràng An, mẫu giáo học Bình Minh, cấp 1 học Hoàng Hoa Thám, cấp 3 Yên Hoà, giờ ở Trung Hoà. Vợ em người làng Trung Hoà, cũng cấp 3 Yên Hoà.
Đọc bài các cụ về góc này hồi xưa bồi hồi quá!
Em cũng 7x đời cuối học lớp 1, lớp 2 trường Hoàng Hoa Thám, trường này có những đặc sản không đâu có. Không biết cụ có tham gia các buổi tranh trùm lớp, rồi lớp tranh trùm khối, ra chơi thì chơi cướp thành trên gò đất ở sát đường không? Lùa dê, bẫy cỏ, đánh ngựa...
Những hình ảnh ấy em không bao giờ quên đc.
Chào 2 cụ đồng môn, nghe các cụ tả chuẩn trend thời đấy, bọn em 7x đời giữa, thời thầy Nghĩa Hiệu trưởng. Khu máy mỳ nhà cụ nosay cũng lắm anh hào ra phết, lớp em hồi đấy cũng nhiều bạn khu này.

Mẫu giáo Bình Minh ngay góc đường Thuỵ Khuê giáp Lạc Long Quân, đối diện chợ Bưởi? Đầu thập niên 1980 họ tận dụng khuôn viên của một cái đình hay chùa làm mẫu giáo thì phải. Tôi nhớ là từ đường đi vào phải bước qua cổng gỗ to sơn đỏ nâu đã cũ, và phải bước cao để qua bức bàn là tấm gỗ cao khoảng 30cm dựng từ mặt đất lên.
Cụ chuẩn đấy ạ, không biết cụ có xuống rượu vang Thăng Long nhặt bi sứ với chun miến không ạ?
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,332
Động cơ
899,618 Mã lực
Cụ nhà ở chỗ Tô Châu ợ :D.
...
Đi qua cổng Đỗ Lợi 4 nhà là đến nhà em.
Hồi xưa em học với cô em gái ông Minh, người đỗ giải nhất toán QT đầu tiên của VN (nhà trong cổng Đỗ lợi, đi qua nhà máy giầy ba ta).
Sau này đi học, bác sỹ Đức (phụ huynh) cũng sang thực tập cùng trường với tụi em!
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Cụ đi học cấp 1&2 là ở Lý Thường Kiệt ko ạ?

Đi qua cổng Đỗ Lợi 4 nhà là đến nhà em.
Hồi xưa em học với cô em gái ông Minh, người đỗ giải nhất toán QT đầu tiên của VN (nhà trong cổng Đỗ lợi, đi qua nhà máy giầy ba ta).
Sau này đi học, bác sỹ Đức (phụ huynh) cũng sang thực tập cùng trường với tụi em!
 

ubisapro

Xe trâu
Biển số
OF-335434
Ngày cấp bằng
19/9/14
Số km
31,182
Động cơ
970,358 Mã lực
Ảnh dưới của cụ bên trái là Chùa Láng nhỉ (chùa xây thời Lý Anh Tông, thờ sư Từ Đạo Hạnh, aka vua Lý Thần Tông (???), với các màn hóa hổ nổi tiếng; nhà cụ Hạnh cũng ở cạnh đấy, cụ Hạnh cũng đc gọi là Đức thánh Láng; hôm trc cụ doctor76 có thớt Nùng Chí Cao có nhắc đến vụ này). Trong ảnh, xe máy đi xuôi vào làng (từ đằng đường Láng), thì chùa nằm bên trái.

Cuối đường thì thông ra Trung Kính (NCT), nhg đường đoạn đó xấu, ko đẹp như trong ảnh cắt video.
Chùa Láng sao lại thông ra Trung Kính vậy ợ? Trong ảnh thì trông rất giống đường chùa láng ngày xưa, đường mòn ở giữa, 2 bên là ruộng rau. Nhà e trước ở Đào Tấn bây giờ, qua nhà ông chú (ngõ 106 Chùa Láng bây giờ) toàn phải vòng lên bưởi rồi đi ra Láng đi vào mặc dù nhà e phía đầu Daewoo. Sau này mở thông đường Nguyễn Chí Thanh mới đi đầu đó vào, gần hơn nhiều :D
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Ý e là thông ra đường Láng Trung (NCT bây giờ), e type nhầm ;;)

Chùa Láng sao lại thông ra Trung Kính vậy ợ? Trong ảnh thì trông rất giống đường chùa láng ngày xưa, đường mòn ở giữa, 2 bên là ruộng rau. Nhà e trước ở Đào Tấn bây giờ, qua nhà ông chú (ngõ 106 Chùa Láng bây giờ) toàn phải vòng lên bưởi rồi đi ra Láng đi vào mặc dù nhà e phía đầu Daewoo. Sau này mở thông đường Nguyễn Chí Thanh mới đi đầu đó vào, gần hơn nhiều :D
 
Biển số
OF-544
Ngày cấp bằng
29/6/06
Số km
4,311
Động cơ
628,064 Mã lực
Nơi ở
APAC
Nếu ghi rõ hệ màu Pal trên tem thế kia thì nhà cháu cho rằng giai đoạn này tầm cuối năm 92. Giai đoạn này bắt đầu có hệ NTSC chất lượng ảnh và âm thanh hơn hẳn hệ Pal. Tuy nhiên những nhà cho thuê băng từ trước vẫn chủ yếu cho thuê bằng loại băng Pal này, có thể họ đã cập nhật thêm loại băng NTSC rồi nên họ phải ghi hệ màu rõ ràng ra như vậy. Hệ màu Pal này sau 92 bắt đầu đào thải dần và có lẽ đến 94-95 là hết hẳn. Giai đoạn này công nghệ Media tiến nhanh như bão, băng video cũng nhanh chóng lùi vào dĩ vãng để nhường chỗ cho DVD.
Cụ nhầm, NTSC phổ biến lúc đó là do đầu VHS của Nhật nội địa nhiều, chất lượng thì 2 cái ngang nhau, còn bảo hết thì không phải, hiện nay vẫn còn, VTV đến năm 2013 mới bắt đầu phát HD, trước đó thì vẫn sử dụng hệ PAL để phát, hiện nay vẫn còn nhiều kênh TH phát trên cab sử dụng hệ PAL (Kênh SD)

Để dễ so sánh thì băng VHS, đĩa VCD có độ phân giải 352x288 (Hệ PAL) và 352x240 (Hệ NTSC), DVD thì là 720x576 (PAL) và 720x480 (NTSC), hệ PAL/SECAM có tốc độ khung hình là 25 còn NTSC là 30, hiện nay độ phân giải các kênh HD là 1920x1080, 25 hình/giây.
 

745Lii

Xe điện
Biển số
OF-969
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
3,256
Động cơ
619,714 Mã lực
Nơi ở
Chuồng bò
Hồi chưa có đường Trần Duy Hưng, trước 2000. Cụ nào còn nhớ trong khu Trung Kính có cái trường gì mật mã hay lưu trữ gì ko hềy? Em đến đó 1 lần trong trạng thái hơi say nên ko nhớ rõ, đường vào loằng ngoằng như ma trận. Còn gần đó có trường ĐH LĐTBXH ngày ấy còn là Cao đẳng, gọi CĐ tiền lương thì phải.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top