- Biển số
- OF-803903
- Ngày cấp bằng
- 11/2/22
- Số km
- 4,033
- Động cơ
- -99,975 Mã lực
Đe
Để em chỉ đạoHoãn vài tháng nữa hãy tết được ko ...
Để em chỉ đạoHoãn vài tháng nữa hãy tết được ko ...
Những ngón chân thưa cho thấy body thanh mảnh, cao ráo.Đằng nào cũng dà dồi ạ.
PS: Chân đẹp!!!
Đúng rồi ạ. HìNhững ngón chân thưa cho thấy body thanh mảnh, cao ráo.
Thiêng liêng lắm cụ. Cả một tuổi thơ 4 chị em nghèo khó, vất vả, khốn khó. Chia nhau từng bát cơm, manh áo. Cả nhà có mỗi em được ra khỏi “luỹ tre làng”. Nên em lúc nào cũng cố gắng hết lòng k những chăm lo được cho bố mẹ mà phải là cả các chị.Đúng là chỉ những ai sinh, lớn lên và có tuổi thơ nghèo khó ở quê mới khắc khoải hai tiếng " Quê Hương" ạ!
Em thì nhà có 2 chị em! Chị gái lấy chồng làng bên. Mẹ em mất mấy năm rồi. Giờ còn mỗi bố em nghỉ hưu, ngoài bảy mươi tuổi . Đón cụ lên trên này được dăm bữa là cụ lại đòi về. Nên em cũng tranh thủ chạy về quê luôn. Tết về quê em vẫn giữ tục gói bánh chưng. Đêm miền bắc mưa lạnh, mấy ông con ngồi đun bánh đến sáng..Nhớ cảnh tết xưa, mẹ ngâm gạo nếp, rửa lá dong, bố thái thị, chẻ lạt, gói bánh. Chị em thì dọn dẹp nhà cửa...Sáng mùng 1 theo mẹ đi tết ông bà ngoại..
Giờ mỗi trưa mùng 1, cả nhà chị gái em sang ăn cơm, gia đình đoàn viên, ấm cúng...Nhưng mẹ lại đã đi xa mãi..nên cũng tâm trạng lắm!
Trước không có suy nghĩ gì! Nhưng càng lớn tuổi em lại càng muốn về quê. Ở quê thì có sẵn nhà cửa, vườn cây, ao cá của ông bà để lại rồi. Cố gắng cày cuốc chục năm nữa nuôi bọn nhỏ khôn lớn là về úp mặt vào sông quê...
Mấy năm nay mừng tuổi hay lì xì nhiều người gọi vui là “Lan toả yêu thương” cụ ahDạ cụ nói đúng ạ, với cháu nó chỉ là những ngày được nghỉ học mừ lại được mọi người cho tiền mừ cứ gọi là mừng tuổi ...
Dùng từ " tán lộc" cho nó phong thuỷ hơn.Mấy năm nay mừng tuổi hay lì xì nhiều người gọi vui là “Lan toả yêu thương” cụ ah
Những bữa đụng lợn với em là những bữa ăn ngon và nhất thế giớiĐụng lợn, đó là việc trọng đại, bận rộn và đã cái miệng !
Kiểu gì nhiều người cũng được bát tiết canh và bữa cháo lòng căng rốn !
Uốn rượu quê đến kiết lị luôn ko cụ . Đùa chứ đúng thật sinh ra, lớn lên mới thấy nhớ. Kiểu bây giờ cho cụ với em sang nước ngoài sống trọn đời thì em váiEm thì sinh ra lớn lên ở Hà Nội nên không có nhiều cảm giác với Tết quê nhưng cái không khí Tết ở Hà Nội vào giai đoạn cuối 198x - đầu 199x thì nhớ rất rõ. Thời ấy ở trên phố cổ bà ngoại em cũng gói bánh chưng nhưng ko có chỗ luộc mà phải mang đi thuê luộc. Bọn trẻ con thì mỗi đứa được làm riêng cho 1 cái bánh bé nhân mặn ngọt tùy yêu cầu. Ngoài đường thì đến 23 ông công ông táo xong là nhộn nhịp và có không khí lắm rồi, Hội chợ Tết mở ở Bờ Hồ, công viên Thống Nhất và Triển lãm Giảng Võ rất đông vui. Trẻ con thì có pháo tép đốt, người già đi chợ hoa Hàng Lược sắm cành đào. Nói chung là những ngày thường khó khăn thiếu thốn 1 chút thì đến Tết đủ đầy sẽ thấy háo hức hơn.
Sau này lớn lên, có gia đình riêng thì Tết thành phố em thấy nhạt nhòa hơn nhiều, còn về quê vợ ăn Tết thì em vẫn không quen được cách chế biến món ăn và văn hóa tết quê nên cũng chỉ ở 1-2 hôm là đi.
Năm nay khó khăn mà cụ. Gọi là có chút lan toả lấy may sang năm thôiDùng từ " tán lộc" cho nó phong thuỷ hơn.
Cháu ông BV học Văn mẹ chị. Một hôm ông đến gặp bà than thở bài thơ Bếp lửa là nhà xb họ nhặt vào sách giáo khoa chứ ông có được ý kiến đâu mà giờ bọn hs trong lớp nó ý kiến làm cháu ông về cứ trách ông, không chịu đi học nữa.Bác Bằng Việt lớn lên ở làng em; nên đọc câu trên là e nghĩ ngay đến cái bếp xưa nhà em. Hồi bé có nhõn đôi giày vải, chiều 30 giặt sạch sẽ, tối đun bánh gác cành củi cạnh bếp lửa cho nhanh khô, ngủ gật cháy mất tí, tiếc đứt ruột!
Thời ấy mọi giác quan đều được mở hết cỡ nhưng phải nói là ngon thật sự Cụ nhỉ !Những bữa đụng lợn với em là những bữa ăn ngon và nhất thế giới
Có tiết canh, có cỗ lòng và chén rượu
Sau vài tuần, húp muôi nước xuýt nóng hổi xuýt xoa
Con lợn ỉ nuôi cả năm cũng chỉ 5-60 cân, chỉ ăn nước gạo, cơm thừa với bèo mà sao thịt thơm ngon thếThời ấy mọi giác quan đều được mở hết cỡ nhưng phải nói là ngon thật sự Cụ nhỉ !
Con lợn Ỉn Móng Cái lưng võng, khoang trắng đen, chỉ ăn nước gạo, cơm thừa với gốc rau, chậm lớn nên khi mổ mà cái lòng non chỉ nhỏ như ngón tay, giờ chả có ! Ông nhà Cháu lấy miếng mỡ gáy còn nóng hổi, thái thật mỏng rồi đặt lên miếng bánh Đa ăn luôn, cái cảm giác thơm, bùi, ngậy đến giờ vẫn nhớ Cụ ạ ! Còn cái Bàng quang thì phơi khô, làm bóng đá bền lắm !
Đúng là mỗi thời mỗi đổi thay nhưng hoài niệm xưa bao giờ cũng đẹp !
Cái thế hệ từ 1961 đến 1964 bị dính 2 cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của Giôn và Nich, nhiều người bị gián đoạn việc học do phải đi sơ tán lắm Cụ ạ ! Khóa nhà Cháu 1970 - 1981 là đủ các bạn tuổi ấy học cùng. Mà Tết năm ấy buốt thật đấy !Trong tất cả cái tết đã trải qua, ấn tượng với nhà cháu là cái tết Quý Sửu (1973). Hồi đó sau 1/2 năm đi về quê sơ tán vì chiến tranh đường không. Sau 12 ngày đêm đánh phá ác liệt, hiệp định Paris được ký kết (27-1-1973), nó diễn ra chỉ còn vài ngày nữa là đến tết cổ truyền dân tộc. Giờ nhà cháu vẫn nhớ như in cảnh ngồi trên chiếc ghế mây chằng vào bác ba ga đằng sau xe đạp, được bà bô đèo về từ quê nội, cách HN gần 30 cây chuối. Chiếc ghế mây dành cho trẻ con ngồi này thuộc diện huyền thoại, ai ở tầm tuổi thời đó đều rất nhớ về chiếc ghế đan bằng mây thủ công này. Hình ảnh nhớ nhất của nhà cháu là đoạn về Cửa Nam (nhà cháu đi đường 32 về), cảnh phố phường lúc đó, dòng người đi xe đạp khá tấp nập nhộn nhịp. Ở cửa ngõ thủ đô, những tấm pa nô to sừng sững cỡ toà nhà 3 tầng vẽ cổ động cảnh tên lửa hướng lên trời cao, những chiếc máy bay B-52 cháy đỏ rực, ánh mắt của nam nữ dân quân tự vệ thủ đô sáng ngời toát lên sự căm thù quân xâm lược. Dòng chữ số được kẻ vẽ to, thống kê số lượng máy bay giặc bị bắn rơi.
Thời tiết năm đó cực rét, lạnh buốt da buốt thịt, thấu xương, ai nấy đều run cầm cập, tuy nhiên qua nét mặt biểu hiện bề ngoài thì mọi người đều rất hồ hởi vui mừng, cảm giác tràn ngập hạnh phúc vì hoà bình đã được thiết lập.
Tấm ảnh này được 1 cụ Tây lông chụp sau tết Quý Sửu (4/4/1973)
Phố Hàng Khay.
Cái ghế mây e nhớ nhưng chỉ 2 cô em gái em sinh năm 1970, 1975 mới đc ngồiTrong tất cả cái tết đã trải qua, ấn tượng với nhà cháu là cái tết Quý Sửu (1973). Hồi đó sau 1/2 năm đi về quê sơ tán vì chiến tranh đường không. Sau 12 ngày đêm đánh phá ác liệt, hiệp định Paris được ký kết (27-1-1973), nó diễn ra chỉ còn vài ngày nữa là đến tết cổ truyền dân tộc. Giờ nhà cháu vẫn nhớ như in cảnh ngồi trên chiếc ghế mây chằng vào bác ba ga đằng sau xe đạp, được bà bô đèo về từ quê nội, cách HN gần 30 cây chuối. Chiếc ghế mây dành cho trẻ con ngồi này thuộc diện huyền thoại, ai ở tầm tuổi thời đó đều rất nhớ về chiếc ghế đan bằng mây thủ công này. Hình ảnh nhớ nhất của nhà cháu là đoạn về Cửa Nam (nhà cháu đi đường 32 về), cảnh phố phường lúc đó, dòng người đi xe đạp khá tấp nập nhộn nhịp. Ở cửa ngõ thủ đô, những tấm pa nô to sừng sững cỡ toà nhà 3 tầng vẽ cổ động cảnh tên lửa hướng lên trời cao, những chiếc máy bay B-52 cháy đỏ rực, ánh mắt của nam nữ dân quân tự vệ thủ đô sáng ngời toát lên sự căm thù quân xâm lược. Dòng chữ số được kẻ vẽ to, thống kê số lượng máy bay giặc bị bắn rơi.
Thời tiết năm đó cực rét, lạnh buốt da buốt thịt, thấu xương, ai nấy đều run cầm cập, tuy nhiên qua nét mặt biểu hiện bề ngoài thì mọi người đều rất hồ hởi vui mừng, cảm giác tràn ngập hạnh phúc vì hoà bình đã được thiết lập.
Tấm ảnh này được 1 cụ Tây lông chụp sau tết Quý Sửu (4/4/1973)
Phố Hàng Khay.
Cháu Jôn chào bà ạ. Chúc bà khoẻ mãi ạBà em đó anh Xukthal ạ