[Funland] Tên nước ngoài phiên âm sang tiếng Việt

BMW R60

Xe điện
Biển số
OF-745052
Ngày cấp bằng
3/10/20
Số km
2,044
Động cơ
81,239 Mã lực
Như này bình thường! Bọn trử giờ có nhắn tin gạ nhau đi chịch nó nhắn như này: GOTJ ( Go là Đi, thêm t với dấu nặng nữa )
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Sáng nay đọc bài báo này https://vtc.vn/phien-am-kieu-tong-thong-uy-li-am-giep-phec-xon-co-lin-ton-da-loi-thoi-ar614393.html tí sặc nước vì kiểu phiên âm nhà ta
"...Chưa kể, việc viết theo lối phiên âm máy móc đó nhiều khi còn gây cười dù nội dung hoàn toàn nghiêm túc, như “Xổm-xặc Kiệt-xụ-ra-nôn” (Somsak Kiatsuranont) hay “Vi-rắt-pa-ních” (Wairatpanij)…"
Các Cụ 7X học địa lý lớp 10 chắc còn nhớ ...Nĩu Ước
Không phiên âm thì đọc thế nào?
Bác đọc 习近平 giúp cái
Quan trọng là phải có chuẩn phát âm, kể cả Tiếng Việt
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
23,019
Động cơ
727,956 Mã lực
Tập Cận Bình mà viết bằng mấy cái que với mấy cái ô vuông thì em chả biết là cha nào.
Họ có cách đọc và hướng dẫn cách đọc mà bác: Tập Cận Bình – Wikipedia tiếng Việt

Trích: "Tập Cận Bình (giản thể: 习近平; phồn thể: 習近平; bính âm: Xí Jìnpíng; phát âm: [ɕǐ tɕînpʰǐŋ] ".
Wiki có cách như này, rất hay.
Vì không phải ai cũng biết phát âm là Thượng Hải hay Shang Hai.

Tuy nhiên, làm như nào để nhảy ra được cái tên Tập Cận Bình để mà đọc, thì tôi chịu.
Tại sao không đọc là "bính âm: Xí Jìnpíng", như bố mẹ hắn và cá nhân hắn muốn vậy, nhỉ.
 

Dungha

Xe điện
Biển số
OF-95517
Ngày cấp bằng
16/5/11
Số km
4,778
Động cơ
18,484 Mã lực
Tên Anh tên Mỹ thì tự đọc đúng chứ tên Pháp, Ý đọc theo tiếng Ăng lê thì nhiều tên sai toét cụ ạ. Nên báo Nhân Dân họ phiên âm cũng tốt.
 

Uchihakula

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-588145
Ngày cấp bằng
3/9/18
Số km
362
Động cơ
138,615 Mã lực
Theo ý của tôi thì nên làm thế này:

1. Giai đoạn chuyển giao 9 năm (2022-2030): áp dụng cho toàn bộ hệ thống văn thư quốc gia, đài truyền hình, phát thanh, và các công ty tập đoàn có >50% vốn nhà nước
- Văn bản nói: giữ nguyên như hiện nay
- Văn bản viết: giữ nguyên phiên âm tiếng Việt như hiện nay + (tên gốc viết bằng tiếng Anh, áp dụng cho mọi ngôn ngữ kể cả Trung Quốc)
Vd: Tổng Thống Bai-đơn (Biden), Chủ Tịch Tập Cận Bình (Xi Jinping)
Cách này giúp người dân quen dần với tên quốc tế (bằng tiếng Anh) của các danh từ riêng, đồng thời cũng góp phần phổ cập tiếng Anh ở mức độ quốc gia. Ngoài ra, cách này cũng cho các phát thanh viên/biên tập viên một khoảng thời gian đủ dài để nâng cao tiếng Anh nhằm phát âm chuẩn hơn khi giai đoạn chuyển giao kết thúc. Ngoài ra các thay đổi trên không làm tăng thêm chi phí nào đáng kể cả.

2. Giai đoạn chuẩn hóa ở cấp nhà nước 1 (2031-2035): áp dụng cho toàn bộ hệ thống văn thư quốc gia, đài truyền hình, và các công ty tập đoàn có >50% vốn nhà nước (chưa áp dụng cho các đài phát thanh)
- Văn bản nói: đọc theo cách phát âm tiếng Anh nhưng ở phần phụ đề/văn bản thể hiện trên tivi/internet vẫn sẽ hiển thị cách phát âm như hiện nay.
- Văn bản viết: viết từ gốc bằng tiếng Anh + (phiên âm tiếng Việt như hiện nay)
Vd: Tổng Thống Biden (Bai-đơn), Chủ Tịch Xi Jinping (Tập Cận Bình)

3. Giai đoạn chuẩn hóa ở cấp nhà nước 2 (2036-2040): áp dụng cho toàn bộ hệ thống văn thư quốc gia, đài truyền hình, đài phát thanh, và các công ty tập đoàn có >50% vốn nhà nước
- Văn bản nói: đọc theo cách phát âm tiếng Anh; trong phần phụ đề vẫn chỉ viết tiếng Anh
- Văn bản viết: viết từ gốc bằng tiếng Anh (không có phiên âm tiếng Việt)
Vd: Tổng Thống Biden, Chủ Tịch Xi Jinping
 

PhongNgoc

Xe buýt
Biển số
OF-449354
Ngày cấp bằng
29/8/16
Số km
653
Động cơ
214,121 Mã lực
Tuổi
40
Tên Anh tên Mỹ thì tự đọc đúng chứ tên Pháp, Ý đọc theo tiếng Ăng lê thì nhiều tên sai toét cụ ạ. Nên báo Nhân Dân họ phiên âm cũng tốt.
Thực ra em nghĩ tên Anh Mỹ dân mình cũng đọc sai nhiều mà không biết thôi.
 

Phuluclo

Xe tăng
Biển số
OF-399795
Ngày cấp bằng
6/1/16
Số km
1,000
Động cơ
241,633 Mã lực
Tuổi
49
Em thấy các cụ ngắn quá. May ra một số danh từ riêng tiếng Anh các cụ có thể đọc đúng, nếu văn bản tiếng Đức, Áo, Tây Ban Nha... các cụ liệu có chắc đọc phát âm danh từ riêng giống người bản xứ. Rồi danh từ riêng hệ ký tự Slavơ, Ả rập, Trung Quốc, Nhật Bản không phiên ẩm để nguyên ngữ thì trên cái cõi toàn nhân tài ngoại ngữ này có bao người đọc được.
 

one

Xe điện
Biển số
OF-14032
Ngày cấp bằng
16/3/08
Số km
3,265
Động cơ
509,631 Mã lực
Riêng đoạn tiếng Trung phiên theo pinyin bỏ Hán Việt là em phản đối, phiên âm Hán Việt là một thứ đặc trưng ngôn ngữ phản ánh lịch sử, là một di sản riêng của tiếng Việt, cần giữ gìn. Bọn Nhật, Hàn có dùng thêm chữ Hán cũng không phiên theo pinyin mà phiên âm riêng, mình chả việc gì phải theo pinyin cho quỵ luỵ. (Một người toàn đọc chữ Tàu bằng âm Hán Việt khiến bọn học tiếng Tàu tức điên cho hay)
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,849
Động cơ
1,263,499 Mã lực
Tuổi
48
Sáng nay đọc bài báo này https://vtc.vn/phien-am-kieu-tong-thong-uy-li-am-giep-phec-xon-co-lin-ton-da-loi-thoi-ar614393.html tí sặc nước vì kiểu phiên âm nhà ta
"...Chưa kể, việc viết theo lối phiên âm máy móc đó nhiều khi còn gây cười dù nội dung hoàn toàn nghiêm túc, như “Xổm-xặc Kiệt-xụ-ra-nôn” (Somsak Kiatsuranont) hay “Vi-rắt-pa-ních” (Wairatpanij)…"
Các Cụ 7X học địa lý lớp 10 chắc còn nhớ ...Nĩu Ước
Cụ không muốn sặc nước thì đọc đúng hộ em tên bạn cầu thủ này xem: Bastian Schweinsteiger

Hay cụ này đơn giản hơn: Juan Carlos

Đấy là ngữ hệ latin, nhìn được chưa chắc đã đọc đúng.

Còn thế này nữa thì chịu hẳn:

"Thủ tướng nước ta đã điện đàm với ngài thủ tướng Israel בִּנְיָמִין "בִּיבִּי" נְתַנְיָהוּ"
 

NovRainInFall

Xe tăng
Biển số
OF-541165
Ngày cấp bằng
12/11/17
Số km
1,325
Động cơ
177,840 Mã lực
Méc si bóp cu.
cậu méc xi giờ này mà sang đá cho HAGL, nghe đc thì chắc há hốc mồm!
Méc si bóp cu, mông tôi đây cô xoa đi ;))
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
21,480
Động cơ
623,300 Mã lực
Nói chung là vẫn cần phải có phiên âm không thì người không biết nhiều ngoại ngữ sẽ không đọc đúng. Ngay những cái tên quen thuộc như Real Madrid chẳng hạn, người lõm bõm tiếng Anh sẽ đọc tựa như là Rin, nhưng đúng phải đọc là Rê-an. Đấy còn là những tên đúng gốc là chữ la tinh luôn chứ từ chữ khác chuyển sang la tinh thì còn phức tạp nữa. Nên chăng là bên cạnh phiên âm thì trong bài cũng cần mở ngoặc 1 lần tên chuyển ngữ la tinh.
Đơn giản như xe máy Dream nhiều vùng vẫn gọi nó là xe Rem.
 

hanhhdvn

Xe tải
Biển số
OF-318350
Ngày cấp bằng
5/5/14
Số km
215
Động cơ
305,869 Mã lực
Vì Việt Nam chỉ qui định ngôn ngữ Tiếng Việt là chính thống và duy nhất nên mọi thứ thứ tiếng (chữ viết) theo ngôn ngữ khác phải phiên âm. Các cụ phải biết trong 1 quốc gia có phải ai cũng biết tất cả các ngoại ngữ đâu mà để nguyên bản ngoại ngữ trong văn bản. Chẳng qua bây giờ nhiều người biết tiếng Anh nên thấy phiên âm vậy thì buồn cười chứ 30 năm về trước ko phiên âm liệu mấy người biết? Mà bây giờ chẳng hạn văn bản tiếng Ả rập mà đài ko phiên âm ra liệu các cụ có biết ko? Chỉ chê bai người khác là giỏi, cho mình vào vị trí ấy có làm tốt bằng người ta ko?
 

cusao

Xe lăn
Biển số
OF-382106
Ngày cấp bằng
10/9/15
Số km
10,686
Động cơ
378,051 Mã lực
Em nghĩ vấn đề phiên âm có 3 yếu tố theo đánh giá của người không có chuyên môn như sau:
- 1 từ trong tiếng Việt dù được cấu thành bao nhiêu chữ cái cũng chỉ nổ có mỗi 1 phát chứ không rải ra thành nhiều âm tiết như nhiều ngôi ngữ khác nên phiên âm cũng tốt cho những người không biết hoặc ít biết ngoại ngữ. Nhưng người Việt nào biết hoặc giỏi ngoại ngữ vẫn rất "vấn đề" khi gặp các tên riêng của 1 số thứ tiếng có từ đc ghép bởi nhiều phụ âm như tiếng Đức-Áo-Hà Lan-Thụy điển....Là bởi họ vẫn là người Việt nói tiếng Việt từ nhỏ. Với tây hoặc người Việt nói tiếng tây từ nhỏ thì không thế.
- Thói quen "giản tiện hóa" trong tâm lý người Việt vẫn còn rất rõ rệt. Với nhiều lĩnh vực khác thì thói quen này tích cực nhưng trong ngôn ngữ nó lại hơi buồn cười. Ví dụ: khi tếu táo với nhau chúng ta thường nói "gút mo ninh" (good morning) trong khi chúng ta thừa biết khi được học thì : âm tiết "oo" chỉ hơi giống âm "u" của ta, kết thúc âm "d" hoàn toàn không giống chữ "t' của ta. đuôi "ing" nhang nhác vần "inh" của ta....Đại khái thế với nhiều từ và tình huống khác. Tuy nhiên, người Việt nói với nhau thì vẫn ổn vì thấy dễ phát âm và tiện lợi trong khi dùng. Nhưng với người dùng tiếng Anh thì họ không hiểu hoạc nghe thấy lơ lớ có vẻ giống từ đó mà thôi. Vì ngoại ngữ là 1 sự sao chép đơn giản và càng chính xác càng tốt.
- Trước đây, do vấn đề ngôn ngữ và hòa nhập quốc tế kém nên ta hay dùng tài liệu của Trung Quốc, hoặc phiên dịch thông qua tiếng Hán-Việt nên có nhiều tên riêng đã phiên âm theo tiếng Hán-Việt. Giới trẻ hịên nay vẫn hiểu nước Anh và England là cùng 1 nơi. Nhưng hầu hết lại hay dùng English để chỉ tiếng Anh chứ không cần phần làm rõ nghĩa đằng sau như English man ( người Anh) ...hay những thứ thuộc về Anh.

Vì vậy, 1 cái tên hay danh từ riêng quốc tế vẫn có thể dùng biện pháp "phiên âm" hoạc giữ nguyên được và vẫn tranh cái suốt bởi vì
- Tên riêng là phải giữ nguyên đối với người đã biết đến hoặc có thể đọc nhớ đc
- Tên riêng cần phải phiên âm ra để cho người không biết có thế đọc được và nhớ được. Bởi nếu không làm thế thì nó chả có ý nghĩa gì với người đọc
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
21,480
Động cơ
623,300 Mã lực
Theo ý của tôi thì nên làm thế này:

1. Giai đoạn chuyển giao 9 năm (2022-2030): áp dụng cho toàn bộ hệ thống văn thư quốc gia, đài truyền hình, phát thanh, và các công ty tập đoàn có >50% vốn nhà nước
- Văn bản nói: giữ nguyên như hiện nay
- Văn bản viết: giữ nguyên phiên âm tiếng Việt như hiện nay + (tên gốc viết bằng tiếng Anh, áp dụng cho mọi ngôn ngữ kể cả Trung Quốc)
Vd: Tổng Thống Bai-đơn (Biden), Chủ Tịch Tập Cận Bình (Xi Jinping)
Cách này giúp người dân quen dần với tên quốc tế (bằng tiếng Anh) của các danh từ riêng, đồng thời cũng góp phần phổ cập tiếng Anh ở mức độ quốc gia. Ngoài ra, cách này cũng cho các phát thanh viên/biên tập viên một khoảng thời gian đủ dài để nâng cao tiếng Anh nhằm phát âm chuẩn hơn khi giai đoạn chuyển giao kết thúc. Ngoài ra các thay đổi trên không làm tăng thêm chi phí nào đáng kể cả.

2. Giai đoạn chuẩn hóa ở cấp nhà nước 1 (2031-2035): áp dụng cho toàn bộ hệ thống văn thư quốc gia, đài truyền hình, và các công ty tập đoàn có >50% vốn nhà nước (chưa áp dụng cho các đài phát thanh)
- Văn bản nói: đọc theo cách phát âm tiếng Anh nhưng ở phần phụ đề/văn bản thể hiện trên tivi/internet vẫn sẽ hiển thị cách phát âm như hiện nay.
- Văn bản viết: viết từ gốc bằng tiếng Anh + (phiên âm tiếng Việt như hiện nay)
Vd: Tổng Thống Biden (Bai-đơn), Chủ Tịch Xi Jinping (Tập Cận Bình)

3. Giai đoạn chuẩn hóa ở cấp nhà nước 2 (2036-2040): áp dụng cho toàn bộ hệ thống văn thư quốc gia, đài truyền hình, đài phát thanh, và các công ty tập đoàn có >50% vốn nhà nước
- Văn bản nói: đọc theo cách phát âm tiếng Anh; trong phần phụ đề vẫn chỉ viết tiếng Anh
- Văn bản viết: viết từ gốc bằng tiếng Anh (không có phiên âm tiếng Việt)
Vd: Tổng Thống Biden, Chủ Tịch Xi Jinping
Cụ tính như thế này thì chỉ được với tên tiếng Anh thôi, còn bao thứ tiếng khác nữa, viết lên nhưng không đọc đúng được nó lại thành khó cho người đọc kể cả khi nó được la tinh hóa. Báo không phải chỉ mình tự đọc mà nhiều khi còn phải đọc lại cho người khác nghe nữa.
 

Vova

Xe container
Biển số
OF-6473
Ngày cấp bằng
28/6/07
Số km
7,146
Động cơ
607,033 Mã lực
Không phiên âm thì đọc thế nào?
Bác đọc 习近平 giúp cái
Quan trọng là phải có chuẩn phát âm, kể cả Tiếng Việt
Thú thực là em sẽ thích cách phiên âm ra tiếng Anh, ví dụ như thanh niên ở trên thì có thể để là Xi Jinping. Chứ có mấy đứa bạn nước ngoài bay qua Trung Quốc mà nó kể thành phố nào mình cũng phải đi xem lại để chắc chắn đấy là Hàng Châu hay Tô Châu hay gì gì đó. Rồi nói chuyện với mấy đứa Mông Cổ thì mãi không giải thích được cho bọn nó là dạo trước bọn tao chiến cả lđ kiệt xuất của bọn mày :).
 

PhongNgoc

Xe buýt
Biển số
OF-449354
Ngày cấp bằng
29/8/16
Số km
653
Động cơ
214,121 Mã lực
Tuổi
40
Thú thực là em sẽ thích cách phiên âm ra tiếng Anh, ví dụ như thanh niên ở trên thì có thể để là Xi Jinping. Chứ có mấy đứa bạn nước ngoài bay qua Trung Quốc mà nó kể thành phố nào mình cũng phải đi xem lại để chắc chắn đấy là Hàng Châu hay Tô Châu hay gì gì đó. Rồi nói chuyện với mấy đứa Mông Cổ thì mãi không giải thích được cho bọn nó là dạo trước bọn tao chiến cả lđ kiệt xuất của bọn mày :).
Thế thanh niên Xi Jinping cụ đọc là gì? Cụ đọc là Xi- Din -Ping à? Thế thì liệu có đồng chí Trung Quốc nào hiểu được không? Hay đồng chí Hốt Tất Liệt cụ nói chuyện, viết latinh ra là Xubilaĭ , cụ đọc lên kiểu gì để mấy đồng chí Trung Quốc hiểu được?
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Thú thực là em sẽ thích cách phiên âm ra tiếng Anh, ví dụ như thanh niên ở trên thì có thể để là Xi Jinping. Chứ có mấy đứa bạn nước ngoài bay qua Trung Quốc mà nó kể thành phố nào mình cũng phải đi xem lại để chắc chắn đấy là Hàng Châu hay Tô Châu hay gì gì đó. Rồi nói chuyện với mấy đứa Mông Cổ thì mãi không giải thích được cho bọn nó là dạo trước bọn tao chiến cả lđ kiệt xuất của bọn mày :).
Tôi cũng ủng hộ quan điểm của bác. Ngoài những tên riêng mà đã được phiên âm thành quen như Pháp, Anh, Đức, Trung Quốc, Thượng Hải, Bắc Kinh... Những tên riêng nước ngoài khác nên phiên âm theo kiểu của Anh - Mỹ, vì đây là ngôn ngữ phổ biến nhất Thế giới.
Ví dụ: Nouvelle-Calédonie là vùng đất thuộc Pháp, nói Tiếng Pháp, nhưng nên phiên âm theo kiểu Anh là "New Caledonia", chứ không nên phiên âm kiểu Pháp là Nu-vê Ca-lê-đô-ni.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top