Pháo phản lực này của a Ngố so với dòng của do thái mà mình đang muốn mua thì hơn kém dư lào các cụ nhể ...
Lão muốn hỏi về cái anh chàng này ý gì? Nhà iêm cũng không rõ nữa. Nhưng cũng võ đoán rằng xềm xềm như nhau thôi nhề
Nhà bình luận quốc phòng Robert Karniol cho rằng, với mục đích rõ ràng là tăng cường thế trận phòng thủ tại quần đảo Trường Sa đang bị tranh chấp, Việt Nam đang ở giai đoạn đàm phán cuối cùng để mua hệ thống tên lửa đường đạn tầm ngắn (SRBM) mới của Israel. Hợp đồng này có thể được ký kết vào cuối tháng này và đây sẽ là lần đầu tiên Israel bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Loại SRBM đang được thương lượng này được gọi là EXTRA (Extended Range Artillery - Đạn pháo tăng tầm) do hãng IMI (Israel Military Industries) và phân hãng MLM Systems Division của hãng IAI (Israel Aircraft Industries) hợp tác phát triển, được giới thiệu công khai tại Triển lãm hàng không Paris 2005.
IAI và IMI đã kết hợp kinh nghiệm về động cơ rocket, đầu đạn và hệ dẫn của mình để phát triển EXTRA và sử dụng những thành tựu mới nhất của công nghệ tiến công dẫn chính xác không theo đường ngắm (NLOS). Các hệ thống bao gồm đạn pháo tấn công chính xác, rocket tiến công chính xác chiến thuật và tên lửa tiến công chính xác.
EXTRA có tầm bắn trên 130 km, có thể mang đầu đạn 125 kg, sai số vòng tròn xác suất (CEP) khoảng 10 m, trọng lượng phóng 450 kg, website của IAI cho hay. Trong khi đó, đạn pháo 155 mm tiêu chuẩn của Mỹ được cho là có CEP là 200-300 m ở tầm bắn khiêm tốn hơn nhiều. Tên lửa EXTRA có đường kính 30 cm, chiều dài 3, 97m tương tự như đạn của hệ thống rocket phóng loạt M270 MLRS của Mỹ. EXTRA có thể mang đầu đạn nổ mạnh hoặc đầu đạn chùm. EXTRA có thể phóng từ hệ M270 MLRS có trong trang bị của Mỹ, Israel và nhiều nước khác.
Tên lửa được trang bị hệ dẫn quán tính dựa vào GPS của hãng IAI và sử dụng một động cơ phát khí để điều chỉnh quỹ đạo bay. Dữ liệu về mục tiêu được nạp vào tên lửa trước khi phóng đi, sau khi phóng tên lửa tự điều khiển và bay tới mục tiêu.
EXTRA có khả năng phóng từ nhiều loại phương tiện mang, được ghép thành cụm ống phóng 4 quả để phóng từ mặt đất. Cụm ống phóng có thể lắp lên xe tải cơ động cao hoặc tại trận địa cố định. Đạn EXTRA để trong contenơ kín nên có tuổi thọ dài và chi phí bảo dưỡng rất thấp.
Hải quân Nhân dân Việt Nam đang chú ý tới biến thể triển khai trên mặt đất có thể tác chiến chống hạm. Điều đó thể hiện hai xu hướng gần đây: những tiến bộ về khả năng của pháo binh và sự tranh cãi tiếp diễn về các khu vực tranh chấp ở Biển Đông.
Kỹ sư tiên phong về pháo binh người Canada Gerald Bull, người đã bị chết trong hoàn cảnh đáng ngờ năm 1990, từ những năm 1960 đã nghiên cứu chế tạo loại “siêu pháo” dùng để thực hiện các vụ phóng vũ trụ giá thành rẻ. Những dự án mới đây trong lĩnh vực pháo chiến trường ít tham vọng hơn, với sự tiến bộ phần lớn tập trung vào các loại đạn tăng tầm và sử dụng các hệ dẫn.
Uy lực của các loại đạn tăng tầm được thấy rõ với lựu pháo FH2000 155 mm, nòng dài 52 lần cỡ và lựu pháo nhẹ Pegasus 155mm, nòng dài 39 lần cỡ, đều do Singapore Technologies Kinetics chế tạo. Hai loại lựu pháo này có tầm bắn bình thường 19 km khi bắn đạn tiêu chuẩn M107, song khi bắn đạn tăng tầm thì tầm bắn tăng lên tương ứng là 40 km và 30 km.
EXTRA lại ở một cấp độ hoàn toàn khác, song tầm bắn của nó không phải là quá lớn. Hệ thống tên lửa chiến thuật ATACMS (Army Tactical Missile System) của Lục quân Mỹ và rocket pháo binh tầm xa (Long Range Artillery rocket) của Israel có thể có tầm bắn 300 km với CEP khoảng 10 m, trong khi hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật Iskander của Nga có tầm bắn 400 km và CEP chỉ 5-7 m.
Tính hiệu quả có liên quan đến cả vấn đề giá cả và uy lực sát thương. Đơn giá của tên lửa EXTRA mà Việt Nam mua hiện chưa rõ, song uy lực của nó mạnh hơn hệ thống rocket phóng loạt cơ động cao HIMARS (High Mobility Artillery Rocket System) mà Singapore mua của Mỹ. EXTRA có đầu đạn nặng 125 kg, còn đầu đạn ở loại đạn M31 tiên tiến nhất của HIMARS chỉ có trọng lượng 90 kg.
Việc mua sắm hệ thống EXTRA mà Việt Nam trù định đặc biệt đáng chú ý ở chỗ nó nhằm tăng cường cho lực lượng bộ binh hải quân 27.000 người mà nhiệm vụ của họ bao hàm cả việc phòng thủ các hải đảo xa bờ. Nó bổ sung cho các chương trình hiện đại hóa khác với trọng tâm là hải quân, trong đó có hợp đồng mua 6 tàu ngầm lớp Kilo của Nga, 3 thủy phi cơ DHC-6 Series 400 của Canada để tuần biển (cộng với 3 chiếc nữa có chức năng đa dụng).
Một hợp đồng được ký tháng 12.2009 với Moskva mua 12 tiêm kích Su-30MKK cũng có trọng tâm là hướng biển vì chúng có thể mang các tên lửa chống hạm tối tân.
Hà Nội đang tìm cách nâng cấp các phương tiện và hệ thống quân cụ lạc hậu của mình. Song nếu đây là mục đích chiến lược tối thượng thì nó sẽ bao hàm cả tranh chấp ở Trường Sa.
Quần đảo Trường Sa của Việt Nam, theo Wikipedia, có diện tích đất nổi “chưa đến 4 km2” trên vùng biển trải rộng trên vùng biển hơn 425.000 km2”. Hiện có 6 bên tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo này là Việt Nam, Trung Quốc, Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan. Song tranh chấp giữa Bắc Kinh và Hà Nội tiềm ẩn bùng nổ nhất.
Khu vực đã chứng kiến những vụ rắc rối thỉnh thoảng xảy ra và một số vụ va chạm. Mặc dù yên tĩnh mấy năm nay và một bộ quy tắc ứng xử phi chính thức được ASEAN và Trung Quốc ký năm 2002, căng thẳng mới đây bắt đầu gia tăng. Một năm trước, Trung Quốc đưa ra yêu sách đối với khoảng 80% Biển Đông. Bắc Kinh sau đó đã bắt giữ một số tàu cá của Việt Nam, trong đó có vụ rắc rối đầu tháng này.
Bối cảnh đó rõ ràng đang ảnh hưởng tới việc hiện đại hóa quân đội của Hà Nội. Song điều đáng mừng hơn là việc Việt Nam giữ vị trí Chủ tịch ASEAN trong năm nay cho thấy họ có thể thúc đẩy một dàn xếp chính trị về vấn đề này.