Loại này chỉ để dùng đối phó với các đối thủ nhân đạo thôi, gặp thằng hủy diệt nó đến đâu san phẳng tới đó thì có xài bằng niềm tin!
Ý của bác thì iêm không rõ nhưng không phải vô cớ mà Klub-K lại được săn lùng nhiều nhất thế giới, và phương tây lại sợ đến vậy. Mời các bác đọc thêm bài về em nó nhé.
Đối pháp phi đối xứng: Tại sao phương Tây sợ Club-K
5/13/2010 9:11:45 AM
Việc có trong tay một hệ thống vũ khí cơ động, chính xác cao, khó bị các phương tiện trinh sát hình ảnh/quang học phát hiện, nhưng có khả năng gây tổn thất nặng nề về sinh lực và trang bị của đối phương có thể làm thay đổi giọng điệu nói chuyện giữa các bên đối địch. Club-K - đó là thứ vũ khí kiềm chế dành cho người nghèo.
“Khi bắt tay vào phát triển hệ thống tên lửa Club-K, chúng tôi xuất phát từ nhận thức rằng, không phải tất cả các quốc gia đều có khả năng duy trì trong biên chế hạm đội của mình những “đồ chơi” đắt tiền như các tàu corvette, frigate, khu trục, tuần dương và các tàu uy lực mạnh khác có trang bị tên lửa hiện đại. Tuy vậy, không ai có quyền tước bỏ của họ cơ hội bảo đảm chủ quyền của mình. Đồng thời, kẻ xâm lược tiềm tàng cần phải thật sự hiểu rằng, là họ có thể hứng chịu tổn thất không thể chấp nhận”, trích thông cáo báo chí của tập đoàn Morinformsystema-AGAT được công bố đáp lại sự chỉ trích mạnh mẽ của báo chí phương Tây đối với sản phẩm mới của họ.
Hệ thống Club-K cần được gọi là sự trả lời phi đối xứng nhất mà các quốc gia dám đương đầu với Washington có thể và chỉ trông cậy vào. Ngân sách lớn chưa từng có của Lầu Năm góc, trình độ công nghệ tột đỉnh của vũ khí Mỹ hiện nay không chỉ đơn giản làm cho bất kỳ quân đội nào trên thế giới không còn cơ hội đáp trả đích đáng quân đội Mỹ trong một trận đánh công khai.
Việc có trong tay một hệ thống vũ khí cơ động, chính xác cao, khó bị các phương tiện trinh sát hình ảnh/quang học phát hiện, nhưng có khả năng gây tổn thất nặng nề về sinh lực và trang bị của đối phương có thể làm thay đổi giọng điệu nói chuyện giữa các bên đối địch. Club-K - đó là thứ vũ khí kiềm chế dành cho người nghèo.
Từ góc độ kỹ thuật, dự án này vô cùng quyến rũ và đơn giản một cách thiên tài. Ngay cả việc ý tưởng chế tạo vũ khí như thế mà không ai nghĩ ra trước đó cũng thật đáng ngạc nhiên.
Hệ thống bao gồm 3 thành phần: module phóng vạn năng (USM), module điều khiển chiến đấu (MoBU) và module cấp nguồn và bảo đảm sinh hoạt (MEZh) bố trí trong các contenow 40 feet tiêu chuẩn.
Đúng là việc gì phải cần những xe kéo 8 bánh đồ sộ, những tàu frigate chế tạo theo công nghệ tàng hình nếu như có thể chỉ cần những chiếc contenơ bề ngoài không có gì khác biệt, lại dễ dàng ẩn mình giữa hàng trăm contenơ tương tự ở một góc xa tít của một hải cảng hay sân để hàng của ga đường sắt để tránh những con mắt dò xét của người ngoài.
Module phóng vạn năng (USM) bao gồm bệ phóng với 4 contenơ vận chuyển kiêm ống phóng. Bố trí trong các contenơ này là các tên lửa hành trình do OKB Novator ở Yekaterinburg phát triển là: các tên lửa chống hạm 3M-54TE, 3M-54TE1 và tên lửa tiến công mặt đất 3М-14TE.
3M-54TE và 3M-54TE1 có thể sử dụng chống tất cả các lớp, các loại tàu mặt nước, cả tàu đơn lẻ lẫn trong đội hình binh đoàn, trong điều kiện có sự đối kháng điện tử và hỏa lực mạnh mẽ của đối phương.
3M-54TE có tầm bắn từ 12,5-15 đến 220 km, còn 3M-54TE1 có tầm bắn đến 275 km.
3М-14TE dùng để tiêu diệt các phương tiện chỉ huy quân đội, các hệ thống phòng không, sân bay, phương tiện chiến đấu và sinh lực tại các khu vực tập kết, căn cứ hải quân và các mục tiêu hạ tầng quân sự và dân sự quan trọng khác ở chiều sâu đến 275 km.
Tầm bay xa của các tên lửa của hệ thống Club cho phép tiêu diệt hiệu quả các mục tiêu mặt nước, tàu ngầm và mục tiêu bờ từ cự ly an toàn trước đối phương.
Hệ thống điều khiển trên khoang của các tên lửa chống hạm 3M-54TE, 3M-54TE1 được thiết kế dựa trên hệ đạo hàng tự hoạt quán tính. Việc chuẩn bị trước khi phóng, lập và nạp nhiệm vụ bay được thực hiện bằng hệ thống điều khiển vạn năng.
Tên lửa được dẫn giai đoạn cuối bằng đầu tự dẫn radar chủ động có khả năng chống nhiễu ARGS-54 có tầm hoạt động tối đa đến 65 km. Do ở giai đoạn bay cuối dài gần 20 km, tầng chiến đấu của tên lửa 3M-54TE hạ độ cao bay xuống còn 10 m, nên ARGS-54 có thể hoạt động khi có sóng biển cấp 6.
Tốc độ bay của 3M-54TE ở giai đoạn hành trình là 0,6-0,8 М, ở giai đoạn cuối là đến 3 М, nên hầu như không thể đánh chặn tên lửa. Tên lửa 3M-54TE1 bay với tốc độ dưới âm trên toàn quỹ đạo, còn ngay trước khi đến mục tiêu, nó thực hiện thao tác cơ động đặc biệt kiểu dích dắc để tránh đạn tên lửa phòng không địch.
Tên lửa hành trình tấn công mặt đất 3М-14TE cũng có tốc độ bay dưới âm. Sau khi phóng, tên lửa bay theo đường bay đã lập sẵn dựa trên thông tin trinh sát về vị trí mục tiêu và phương tiện phòng không của địch.
Tên lửa có thể đột phá qua các khu vực được bảo vệ bằng hệ thống phòng không mạnh nhờ có độ cao bay cực nhỏ (20 m trên mặt biển và 50-150 m trên mặt đất) bám theo địa hình và dẫn tự hoạt ở chế độ im lặng vô tuyến ở giai đoạn bay chính. Việc hiệu chỉnh đường bay ở giai đoạn bay hành trình được thực hiện theo số liệu của phân hệ đạo hàng vệ tinh và phân hệ hiệu chỉnh theo bề mặt địa hình.
Nguyên tắc hoạt động của phân hệ hiệu chỉnh theo bề mặt địa hình dựa trên việc so sánh bề mặt địa hình khu vực cụ thể hiện tại tên lửa đang bay với các bản đồ mẫu bề mặt địa hình của đường bay tên lửa đã được nạp sẵn vào bộ nhớ hệ thống điều khiển trên khoang tên lửa.
Tên lửa được dẫn theo quỹ đạo phức tạp: tên lửa có khả năng bay vòng tránh các khu vực có hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa mạnh của địch hoặc các khu vực địa hình có bề mặt phức tạp bằng cách đưa thêm vào nhiệm vụ bay của tên lửa các tọa độ được gọi là các điểm đổi hướng đường bay.
Ở giai đoạn cuối, tên lửa cũng tự dẫn bằng đầu tự dẫn radar chủ động có khả năng chống nhiễu ARGS-54 có khả năng lọc hiệu quả các mục cỡ nhỏ khó phát hiện trên phông địa hình bên dưới.
Trọng lượng phần chiến đấu của 3M-54TE là 200 kg, 3M-54TE1 - 400 kg, còn 3М-14TE có phần chiến đấu nổ mạnh uy lực nhất nặng 450 kg.
Module điều khiển chiến đấu (MoBU) của Club-K cho phép tiếp nhận thông tin chỉ thị mục tiêu và các mệnh lệnh thực hành bắn, tính toán các phần tử bắn ban đầu, chuẩn bị trước khi phóng, xây dựng nhiệm vụ bay và phóng các tên lửa hành trình, cũng như bảo dưỡng hàng ngày và kiểm tra định kỳ tên lửa.
Biện pháp dùng contenơ cho hệ thống Club-K tạo hiệu quả ngụy trang rất cao và cho phép sử dụng hệ thống này trên các phương tiện mang dân sự như tàu vận tải, các toa xe lửa hay xe tải. Tuy nhiên, các hoạt động trinh sát mục tiêu, lập và nạp nhiệm vụ bay đòi hỏi phải có không chỉ kíp trắc thủ được huấn luyện thành thục mà cả các phương tiện trinh sát, các hệ thống thông tin liên lạc và chỉ huy chiến đấu. Nói cách khác, Club-K không phải là hệ thống tên lửa phòng không vác vai hay súng rocket chống tăng cá nhân mà bất kỳ du kích ít học nào cũng có thể sử dụng.
Hệ thống tên lửa với trình độ công nghệ như thế chỉ có thể các quân đội chính quy mới có thể sử dụng, nghĩa là chỉ có thể xuất khẩu, chuyển giao nó trong khuôn khổ các quy định về hợp tác kỹ thuật quân sự hiện hành bị ràng buộc bởi các chế tài tương ứng.
Ấy vậy mà các chuyên gia phương Tây và quan chức Lầu Năm hóc khi lần đầu tiên phát hiện ra Club-K tại khu trưng bày của Nga tại Triển lãm quốc phòng châu Á DSA-2010 diễn ra từ ngày 19-22.4.2010 ở Malaysia lập tức đồng thanh tuyên bố, việc đưa ra thị trường hệ thống này có thể làm thay đổi hoàn toàn cán cân sức mạnh trên bàn cờ thế giới và thậm chí làm biến đổi các nguyên tắc tiến hành chiến tranh. Dĩ nhiên là các chuyên gia này sợ nhất là khả năng các nước bị thù ghét như Iran và Venezuela mua được hệ thống này.
Tuy nhiên, sự phản ứng thái quá của các nhà phân tích phương Tây chính là ví dụ điển hình cho lối hành xử tiêu chuẩn kép khi mà một nước cụ thể nào đó lợi dụng ưu thế kỹ thuật quân sự toàn diện tự cho mình cái quyền “áp đặt dân chủ” bằng cách cho đánh bom, bắn tên lửa hầu như ở bất kỳ nơi nào trên địa cầu, bất chấp việc các quốc gia khác không muốn chấp nhận những giá trị đáng ngờ của nền văn hóa nhạc pop và xã hội tiêu dùng.
Mặc dù để công bằng cũng phải nói rằng, việc sử dụng chiến đấu hệ thống Club-K giả định quả thực có thể làm thay đổi các nguyên tắc tiến hành chiến tranh. Bản thân ý tưởng cải trang các phương tiện quân sự thành mục tiêu dân sự không phải là mới.
Chẳng hạn, thời Thế chiến I, việc Anh sử dụng các con tàu mồi bẫy (Q-ships) - tức là các tàu biển dân sự trang bị pháo được ngụy trang dùng để tiêu diệt các tàu ngầm Đức hoạt động trên các tuyến đường biển ở Đại Tây Dương đã dẫn tới việc Đức không tuân thủ “các nguyên tắc tuần dương” được xác lập vào đầu thế kỷ. Các nguyên tắc này bắt buộc các tàu ngầm đang định tấn công một tàu dân sự phải bắn cảnh cáo và đợi cho thủy thủ đoàn và các hành khách rời khỏi con tàu đó. Kết quả của việc từ bỏ “các nguyên tắc tuần dương” là cuộc chiến tranh tàu ngầm không hạn chế.
Mặt khác, tính tổng lực vốn là dấu hiệu đặc trưng của tất cả các cuộc chiến tranh “lớn” trong thế kỷ ХХ. Và không hề có tiền đề nào để tình hình trong thế kỷ XXI biến chuyển theo chiều hướng tốt hơn.
- Nguồn: Ilia Kedrov, 12-18.5.2010.