Nhân có thớt, chúng ta khách quan đánh giá, tạm đừng nghiên cứu lịch sử như những trang sách khô khan cứng nhắc nữa, mà nghiên cứu trực quan hình tượng một chút, em xin thử dựng lại hình tượng Vua Gia Long sinh động hơn qua tài liệu ghi chép
Em có đọc trong Nam Kỳ Lục Tỉnh và một số tài liệu nước ngoài, có một số tài liệu tả Nguyễn Vương lúc sinh thời như thế này :
" dáng người cao trung bình, vẻ mặt đều đặn, nhẹ nhõm", "mầu da ửng hồng vì rám nắng, dãi dầu...", " Gan dạ, không thô kệch, ứng biến mau lẹ trong mọi tình huống, suy nghĩ sâu sắc, không quản ngại khó khăn, đặc biệt được những người xung quanh rất kính phục vì ông đối xử với họ nhã nhặn, thân mật và tốt bụng"; " Hăng hái, thông tuệ, thẳng thắn, ông hiểu ngay những chuyện phức tạp nhất"; " Ông nhớ chuyện rất lâu và hay tò mò tìm hiểu, ông hay đọc nhiều vào ban đêm" - Le Petit Larousse
Cũng có những dấu ấn, những câu chuyện mà nghe thì là giai thoại phần nhiều.
Nhưng việc xây dựng một hình tượng như thế nào thì việc đào mổ quật mả người khác là có thật, và việc cõng rắn cắn gà nhà cũng có thật. Vì vậy, (tất nhiên cũng có thể do nguyên nhân khác nữa) mà ông Nguyễn Vương - Thế tổ của triều đại nhà Nguyễn - triều đại quân chủ cuối cùng của Việt Nam, không hề được hậu nhân ( bao gồm con cháu mình) đặt tên cho một con phố hay dù là một ngõ nhõ để tưởng nhớ, thiết nghĩ cũng có chút chua xót.
Xét cho cùng,
"Nguyễn Ánh cùng Chiêu Thống càng lem luốc bao nhiêu trước lịch sử thì hình ảnh Nguyễn Huệ – Bắc Bình Vương – Quang Trung càng được xem là bộ mặt tỏa rạng và có một vai trò lịch sử lớn lao bấy nhiêu trong lịch sử Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII."
" Tôi đã có một hàm ngôn rằng, sự thắng lợi của Nguyễn Ánh đối với triều đại Tây Sơn chủ yếu là do những nguyên nhân nội sinh, và đứng về mặt cá nhân tôi hay là của chúng ta nhỉ, cũng đáng nên “khâm phục” dù “chút chút” – Nguyễn Ánh – một người có cá tính mạnh, từ một cậu bé con của một ông chúa bị giết hại trong tù, gần như đã nhiều lúc không còn một mảnh giáp, không còn một tấc đất, đã lấy lại được quyền bính trong cả nước Việt Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau. Theo PGS Trần Lâm Biền, nền mỹ thuật Việt Nam chỉ có những thi pháp kiến trúc chung từ xứ Lạng đến Gia Định thành là từ Nguyễn Gia Long.
Cho nên, cũng không phải quá đáng lắm khi linh mục Nguyễn Phương và một số nhà sử học nước ngoài khác – từ phe XHCN (cũ) đến phe tư bản chủ nghĩa – cho rằng Nguyễn Ánh là người trên thực tế đã thống nhất đất nước chứ không phải là ông vua anh hùng Nguyễn Huệ – Quang Trung, mặc dù ông vua anh hùng 3 lần vĩ đại này đã gạt bỏ những thế lực quân chủ thối nát ở Đàng Trong, Đàng Ngoài và những lực lượng ngoại xâm đứng đàng sau những quyền lực khốn nạn ấy. Và như vậy, xét về mặt lịch sử khách quan là đã góp phần rất lớn vào công cuộc thống nhất đất nước". - Cố GS Trần Quốc Vượng
- Câu trả lời cho cụ chủ thớt, cụ muốn tìm hiểu những nguyên nhân nội sinh nào thì mời cụ tham khảo tìm hiểu thêm tài liệu của Cố GS, rất dài em không trích lên được, em đọc báo hộ cụ
.