- Biển số
- OF-780223
- Ngày cấp bằng
- 11/6/21
- Số km
- 10,223
- Động cơ
- 707,690 Mã lực
Cụ làm quân lực thì văn hay chữ tốt và viết rất súc tích ....cảm ơn cụVì gần một năm làm thống kê quân lực, mỗi tháng 2 lần làm báo cáo
Cụ làm quân lực thì văn hay chữ tốt và viết rất súc tích ....cảm ơn cụVì gần một năm làm thống kê quân lực, mỗi tháng 2 lần làm báo cáo
Quê em nhiều ông đi săn bắn nhầm trâu, chạy trối chết.Em chưa soi đèn vào mắt hổ bao giờ
Nhưng bọn chồn, cầy cáo em đã từng bắn thì mắt nó ăn đèn cũng mầu đỏ !
Có điều cái khoảnh khắc bắt đèn rất nhanh, không bắn kịp là nó mất tích ngay chứ đừng nói chuyện ngắm vào giữa hai mắt cụ nhé !
Chắc mấy ông đấy đi săn theo kiểu tuỳ hứng, chiều làm vài chén rượu rồi vác súng vào rừng!Quê em nhiều ông đi săn bắn nhầm trâu, chạy trối chết.
Sức bền thì sư tư hơn hổ cụ ạ. Sư tư săn bầy và hay rượt đuổi nên tốc độ chạy và sức bền tốt hơn hổ. Nhưng sức mạnh - tốc độ bột phát, sự khéo léo thì kém hổ. Sư tử chạy nhanh hơn hổ chủ yếu do nó cao, chân dài hơn hổ. Nhưng trong so lo thì sức mạnh, cân nặng và độ dài thân, tầm với quan trọng hơn chiều cao, đặc biệt khi vật lộn.Hổ mới hơn sư tử ở sức bền cụ ơi .
Sư tử đi săn theo bầy đàn , nên kỹ năng không thể sánh với hổ được .
Sư tử giống như võ sỹ MMA thì hổ nó như 1 sát thủ thành thạo mọi kỹ năng giết người .
Hổ đi săn 1 mình nên sức bền và dẻo dai hơn sư tử chứ cụ .Sức bền thì sư tư hơn hổ cụ ạ. Sư tư săn bầy và hay rượt đuổi nên tốc độ chạy và sức bền tốt hơn hổ. Nhưng sức mạnh - tốc độ bột phát, sự khéo léo thì kém hổ. Sư tử chạy nhanh hơn hổ chủ yếu do nó cao, chân dài hơn hổ. Nhưng trong so lo thì sức mạnh, cân nặng và độ dài thân, tầm với quan trọng hơn chiều cao, đặc biệt khi vật lộn.
Chuyện của Cụ kể hay quá ạ, Cụ kể tiếp chuyện ngày xưa đi ạ.....
Thôi, bye mọi người. Em nghỉ ăn cơm.
Sư tử sống ở vùng đồng cỏ, trống trải còn hổ thì ở rừng già rậm rạp nên ít chạy hơn.Hổ đi săn 1 mình nên sức bền và dẻo dai hơn sư tử chứ cụ .
Họ nhà Mèo cả sư tử lẫn hổ săn mồi bằng cách rình rập , chỉ tăng tốc khi áp sát mục tiêu , kể cả báo săn . Tốc độ sư tử cũng không hơn hổ nổi .
Tí sặc với cụnghĩ cái cảnh con Pit xông vào cắn cụ Car
cụ Car né mình tránh xong lại xông vào căn con Pit
e ko nhịn dc cười
Tiếp chuyện các chị và em...Em kể nốt cho xong, ko các cụ lại kêu táo bón:
Mọi người đang trà thuốc, em hút được 2/3 điếu thuốc thì... ầm...ông Phún bật dậy kêu :
- Dính rồi, mọi người từ từ, bình tĩnh đi theo sau tôi.
Ông Phún bật lửa châm vài bó đuốc lớn đã chuẩn bị sẵn từ chiều. Cả đại đội, đốt đuốc, đèn pin sáng cả một vùng rừng núi. Mọi người đi theo sau ông Phún. Nói là đại đội nhưng cũng chỉ có hơn 60 người thì khoảng 40 người chạy ra. Ông Phún nói thêm :
- Đừng ai mang súng, lớ ngớ bắn vào nhau đấy, mang dao thôi.
Em vớ con dao quắm dùng để phát rừng chạy theo sát ông Phún. Cách chỗ đặt bẫy 50m đã ngửi mùi bộc phá khét nồng lẫn mùi máu tanh sặc. Ông Phún giơ cao bó đuốc đi thêm 30m nữa rồi hô :
- Kia rồi, mọi người dừng lại.
Còn ông Phún cầm đuốc tiến lên, em vội vàng bám sát đội hình. Ông Phún bắn liên tiếp 3 phát CKC vào nửa thân con hổ nằm lấp ló sau bụi cây. Thấy không động đậy ông ấy mới tiến sát lại gần em cũng theo sát luôn. Một con hổ dài thượt nằm im dưới đất. Ông Phún lấy bó đuốc gí vào mặt con hổ nhanh chóng đốt sạch râu hổ. Lúc đó mọi người mới ùa vào lật xác con hổ lên. Cả phía hàm dưới con hổ bay mất sạch, sức bộc phá thổi con hổ bật ngược lại sau.
Anh em hè nhau lấy dây rừng buộc túm chân hổ lại. Rồi chặt cây làm đòn khiêng mang về. Cái chân trước con hổ rất to, gang tay khoảng 21-22cm mà tay trái tay phải ôm vòng quanh chân trướ hổ ko hết.
Mới đầu thì 4 ông khiêng, sau ra đến bờ suối nhỏ phải đi giữ lòng suối đá lô nhô nhiều, nên phải thêm 4 nữa, mỗi đầu 2 ông mới khiêng được. Chật vật một hồi thì cũng về đến đơn vị. Ở nhà mọi người đã ngả sẵn cái bảng thông tin của đại đội ra sân chờ sẵn. Mọi người đặt con hổ vào đó. Cái bảng dài 2m × 1,6m mà con hổ nằm vẫn còn thừa nửa đầu ra ngoài. Như vậy con này phải hơn 2m chưa kể đuôi.
Em xông vào lật hàm trên con hổ tìm răng nanh thì hỡi ôi, ông nào đã nhanh tay vặt từ lúc đi đườn rồi, 2 nanh dưới thì bay mất tiêu do bộc phá nổ. Nhanh chóng em lấy dao găm cắt được cái vuốt trước, mọi người cũng lao vào cắt sau vài phút thì con hổ cũng hết vuốt. Những người chậm chân thì định kiếm cái râu hổ nhưng về đến đơn vị ông Phún đã nhanh tay đốt lại lần nữa nên hết sạch.
Sáng hôm sau, nghe C9 đánh được hổ nên các C xung quanh cho người đến xả thịt mang về.
Chính trị viên Lý ( Người Thanh Hóa) kêu mọi người chỉ đc lấy thịt còn da và xương để lại. Nhưng rồi cuối cùng da cũng bị lột nham nhở. Thấy vậy em cũng mang dao ra làm một mảnh da đùi khoảng 0,15 x0,20.
Bữa trưa ae được ăn thịt hổ thoải mái. Thịt hổ trông gần giống thịt bò, không tanh, không hôi.
Còn xương bên nuôi quân dùng rìu chặt ra cho vào hai cái chảo quân dụng hầm lên cho lính ăn nốt. Ông chính trị viên bảo em :
- Cậu lấy bao tải, xuống nhà ăn thu nhặt hết các loại xương đi.
Em lấy cái bao tải tạ xuống nhà thu xương hổ. Ông Chích đưa thêm cho em 2 cái bánh chè chân trước và dặn:
- Mày giữ cẩn thận, nấu cao mà ko có hai cái này thì hết tác dụng.
Em nhặt hết xương và cầm bánh chè đưa về cho CTV Lý. Ông Lý nói :
- Cậu đem bao tải xuống suối ngâm vài ngày cho rữa hết thịt đi.
Em mang xuống suối ngâm giữ dòng và chặn một hòn đá to lên.
Trưa hôm sau có một cơn mưa rất to, lũ về cuồn cuộn. Ông Lý hét:
- Cậu chạy xuống mang bao tải xương về.
Em vội chạy xuống, nhưng ôi thôi con suối rộng gấp nhiều lần ngày thường, đục ngầu chẳng xương ở đâu. Chạy lên nhà báo cáo.
Hôm sau nước suối rút, lũ rừng về nhanh mà rút cũng cực nhanh. Em xuống suối tìm không thấy. Đi dọc theo bờ suối nhỏ ra đến suối lớn thì hết hy vọng tìm được.
Tới đây là kết thúc chuyện con hổ ở đơn vị em. Gần một năm ở rừng Trường Sơn nhờ ông Phún mà em được ăn nhiều thịt thú rừng : Hổ, Gấu, voi, trăn, khỉ, nai, hoẵng, gà...
Đến 10/ 1977 cả sư đoàn em vào Tây Ninh chuyển sang thành sư bộ binh chuẩn bị cho cuộc chiến Tây Nam.
Từ lâu em có dự định tháng 10/2021 này là 45 năm ngày nhập ngũ,em sẽ đi xe máy lang thang từ HN dọc theo con đường đã đi qua thời lính sang đến Poipet (Kampuchia) đi tới đâu sẽ kể cho các cụ nghe chuyện đời lính của em đến đó. Nhưng giờ Covid nên kế hoạch phá sản.
Cám ơn các cụ đã nghe và hốt ka. Cụ nào cần hỏi gì thêm biết đến đâu em trả lời đến đó. Người thật việc thật luôn, không nghe nói...cần kiểm chứng em có thể cho tên người và địa chỉ để các cụ tìm. Vì gần một năm làm thống kê quân lực, mỗi tháng 2 lần làm báo cáo nên em thuộc lòng danh sách của anh em trong đại đội. Ví dụ đọc đến đại phó Thạo là em biết : Nguyễn văn Thạo - chuẩn úy - đại đội phó - Dân chủ, An lạc, Tứ kỳ, Hải Hưng - Cha: Nguyễn văn Váo.
Thôi, bye mọi người. Em nghỉ ăn cơm.
Cụ sang thớt này Funland] Những mẩu chuyện vui, buồn của một cựu binh. Hóng tiếp nhé.Chuyện của Cụ kể hay quá ạ, Cụ kể tiếp chuyện ngày xưa đi ạ
Em cũng chỉ chém vui thôi. Thống kê không chính thức là tốc độ của sư tử là 80km/h, hổ là 65km/h, báo cheata 110km/h, dung sai +-10km. Lực cắn của hổ Bengal khoảng 1000p/in vuông, sư tử khoảng 650. Sức bật của hổ tốt hơn của sư tử ước chừng 5m cao 10m xa. Nói về tốc độ là hay nói đến vận tốc chạy khoảng cách ngắn và trung bình. Còn tốc độ phản xạ, linh hoạt trong động tác thì gọi dân dã là nhanh, cái này thì hổ hơn sư tử.Hổ đi săn 1 mình nên sức bền và dẻo dai hơn sư tử chứ cụ .
Họ nhà Mèo cả sư tử lẫn hổ săn mồi bằng cách rình rập , chỉ tăng tốc khi áp sát mục tiêu , kể cả báo săn . Tốc độ sư tử cũng không hơn hổ nổi .
Về cái khoản súng ống, hổ có lẽ là loài có súng bé nhất so với kích thước cơ thể. Thật ngạc nhiên là một con hổ đực nặng hơn 3 tạ nhưng cái súng của nó chỉ to hơn súng của con mèo nhà tí, tức là bằng cỡ điếu thuốc lá thôi .Em thấy có thông tin này trên Wiki "Ngoài chiếc bờm oai vệ, sư tử đực còn là động vật có tiếng gầm vang nhất trong các loại mèo lớn", như vậy sư tử có tiếng gầm lớn hơn hổ, vậy thì kết luận trym sử tử bé hơn trym hổ. Kết luận này dựa trên cơ sở khoa học thực tế là ông nào càng to còi thì càng yếu kém
Vậy cụ đưa thêm thông tin so sánh này vào cái bảng trên cho nó đầy đủ, rộng đường dư luận nhé.
Đúng là “chưa biết bố mày là ai”."Đồng chí" cún này hung hăng nhỉ
Em dùng iphone hay Ipad cũng giống như cụ, chỉ muốn vứt mẹ nó đi.vâng ạ
cảm ơn cụ, e cungx đã thwr theo cách của cụ nhưng vaanx chữ tác chữ tộ cụ aj
những lần gõ nayf e camr thấy nó toanf bị tắt phông chữ tiếng vieetj hay sao đó
Sư tử đực (con có bờm) thì ko săn mồi cụ ah.Hổ đi săn 1 mình nên sức bền và dẻo dai hơn sư tử chứ cụ .
Họ nhà Mèo cả sư tử lẫn hổ săn mồi bằng cách rình rập , chỉ tăng tốc khi áp sát mục tiêu , kể cả báo săn . Tốc độ sư tử cũng không hơn hổ nổi .
Thế là tại cụ chứ ko phải tại cái iphone nhé. Bnhieu người ngta vẫn bấm nhanh ầm ầm bằng ip.Em dùng iphone hay Ipad cũng giống như cụ, chỉ muốn vứt mẹ nó đi.
Không hiểu sao mọi người lại có thể dùng đc, gõ gõ chỉnh chỉnh mãi mới đc một chữ
Hổ sống ở rừng già nhưng địa bàn săn mồi của nó ở vùng rừng thưa , trảng cỏ .Sư tử sống ở vùng đồng cỏ, trống trải còn hổ thì ở rừng già rậm rạp nên ít chạy hơn.
Cụ chuẩn, nói chung súng ống và thời gian của mấy anh họ mèo lớn, mèo nhỏ đều thuộc dạng kém, kém rất xa mấy chị. Được cái tần suất kéo lại. Bọn mèo này cái đấy nó phải nhỏ chắc để chiến đấu, săn mồi khỏi vướng. Hi hi...Về cái khoản súng ống, hổ có lẽ là loài có súng bé nhất so với kích thước cơ thể. Thật ngạc nhiên là một con hổ đực nặng hơn 3 tạ nhưng cái súng của nó chỉ to hơn súng của con mèo nhà tí, tức là bằng cỡ điếu thuốc lá thôi .
Mặt khác, khả năng tình dục của hổ cũng được xếp hàng chiếu dưới trong các loài động vật.
Xưa nay người ta hay đồn thổi là khả năng chim bướm của hổ khỏe, rằng súng của hổ thuộc hàng khủng....Do đó nhiều người lùng mua súng của hổ với giá rất chát về ngâm riệu uống để tăng cường năng lực XXX. Thật sự là súng của hổ không hề có công dụng như vậy. Có khi uống riệu ngâm súng hổ vào súng của mình lại ..teo xừ nó đi í .
Và cũng chả mấy ai có cơ hội nhìn thấy súng của hổ nên nhiều người bị lừa mua phải súng của hươu, nai, lợn rừng...