Bài ở thớt khác chuyển sang đây cho các cụ thưởng lãm
Tôi thấy cụ đã đề cập đúng vấn đề cốt lõi ở Việt Nam hiện nay, mỗi người đều vì tôi và gia đình tôi, còn việc xã hội tôi không quan tâm.
Trên đường thấy nhiều người vào mua hàng ở quán cóc mà dựng xe gần như giữa đường,, hoặc đơn giản đứng buôn chuyện ở giữa đường, không cần biết có ảnh hưởng đến việc đi lại ko. Ông GTCC chỉ biết mình làm đường, không cần biết các đơn vị khác có cần sửa lại phần ngầm không, nên đường vừa làm được mấy hôm lại đào bới tung lên. Ông điện thì nhè đúng lúc nóng nhất mang hệ thống điện ra bảo dưỡng để được việc của đơn vị mình, bất chấp dân tình chịu cản năng nôi mà điện lúc có lúc không. Thậm chỉ ông quan A xem việc này có lợi gì cho mình không, nếu có lợi thì làm, không lợi thì cứ để đấy ngâm cứu v.v.
Bản thân con người có tính vị kỷ, nghĩa là chỉ lo cho mình. Vấn đề là xã hội cần cần có tổ chức. Ví như đất nước là một con thuyền và mỗi người dân là người đẩy thuyền, để con thuyền tiến về phía trước thì cần định hướng cho sức đẩy của mỗi người đều về phía trước. Chứ nếu mỗi người đẩy một hướng thì con thuyền chẳng những không đi mà còn thụt lùi.
Việc định hướng như vậy được nhà nước điều chỉnh bằng luật pháp. Nhìn vào xã hội hiện nay, tôi thấy mỗi người đẩy theo hướng khác nhau mà thấy buồn cho tương lai của đất nước Việt Nam ta.
Ai cũng thấy ý thức của lx và khách đi xe kém, các quan chức nói rằng giao thông lộn xộn là do dân thiếu ý thức không sai nhưng cũng ..chẳng đúng. Tôi thấy các cụ kế ngày xưa thời thuộc Pháp, dân Hà Nội rất văn minh, trật tự, đường Hà Nội không có một tý rác nào. Hỏi ra mới biết có xxx Pháp mà dân gọi là Cu lít cầm dùi cui đi dọc phố thấy ai vứt rác ra là vụt liền nên ko ai dám vứt rác ra đường ...lâu dần thành ra ý thức.
Các quan chức rất có tài tổ lỗi cho người khác, như thiếu điện thì bài ca muôn thủa là tại ông trời không mưa. Tai nạn giao thông nhiều là do "ý thức kém". Thử hỏi ý thức này từ đâu ra, hay là do ông trời không ban ý thức cho người dân Việt Nam. Lại phải bắc thang lên hỏi ông trời vậy!