Bác sĩ mới ra trường bị dí xuống tuyến trạm y tế cơ sở thì lấy đâu ra cơ hội mà nâng cao tay nghề được, nằm chết dí dưới trạm 18 tháng xong mới được cấp giấy phép hành nghề. Trạm y tế thì làm gì có thiết bị xét nghiệm hay bệnh nhân mà chẩn đoán, chủ yếu đi phát bao cao su với phun xịt muỗi thôi. Nghe khoản hỗ trợ 1.5 lần lương tối thiểu đối với bác sĩ mới ra trường trong 18 tháng và 5 củ đối với bác sĩ đã nghỉ hưu mà nghĩ nó chán. Đi 18 tháng xong, nhận giấy phép hành nghề rồi xin vào bệnh viện công làm hưởng lương 6 củ trong khi học phí 1 năm là 80 củ và bị cấm làm thêm thì lấy ai mà theo nghề được.Vấn đề chính vẫn là thu nhập thôi. Nhiều bác sĩ trong các bệnh viện ở Hà Nội thu nhập (đã cộng đủ các khoản) chỉ quanh quanh 20 triệu/tháng, y tá, hộ lý quanh quanh 10 triệu. Thêm vụ ký cấm làm việc ngoài nữa coi như là đưa ra lựa chọn 50/50, ở hay đi.
Do đó thực ra vấn đề đáng phải giải quyết bây giờ là quản trị ở bệnh viện, bỏ bớt được thất thoát, tăng chất lượng đi cùng với tăng thu nhập cho nhân viên y tế. Riêng vụ giảm tải cho các bệnh viện tuyến đầu cho đến giờ đã làm được đâu. Qua Covid-19 lại càng thấy chênh lệch rõ ràng hơn.
![vnexpress.net](https://i1-suckhoe.vnecdn.net/2021/11/11/tram-y-te-tp-hcm-thieu-nguoi-1-9806-4489-1636637212.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=asxDFELJD-x3OsxV8x_zlQ)
TP HCM thiếu nhân viên y tế như thế nào
Tỷ lệ nhân viên y tế tuyến phường, xã tại TP HCM đạt 2,3 trên 10.000 dân, thấp hơn nhiều so chỉ tiêu và nhu cầu thực tế; tỷ lệ này cả nước là 7,4, Hà Nội 6.
![vnexpress.net](https://s1.vnecdn.net/vnexpress/restruct/i/v9540/logos/72x72.png)