Câu hỏi này cũng được bàn tán khá nhiều lâu nay. Nói chung người ta vẫn quy về 3 yếu tố: gen (đa phần các bạn Phi sống thanh đạm nhiều đời nên gầy, sử dụng oxy và dinh dưỡng hiệu quả), văn hoá (như Kenya nói chung và cái làng quê anh Kipchoge nói riêng thì chạy là văn hoá quốc gia, của dân tộc, người dân quen chạy từ bé) và môi trường (những bạn Phi nào ở trên núi cao quen với không khí loãng, xuống đồng bằng chạy thì ăn đứt dân ở đây).Các cụ cho hỏi tại sao mấy cái marathon này đội châu phi như Kenya hay Ethi độc tôn thế ah, hầu như không thấy chú da trắng nào nhảy vào. Cũng là môn đòi hỏi sức mạnh, bền bỉ như đạp xe thì các giải lớn lại da trắng độc tôn và cũng hầu như không có nhiều châu phi tham gia (thấy nhõn mỗi chú Amanuel Gebreigzabhier da đen).
Về câu hỏi xe đạp, đây lại là câu chuyện thú vị khác. Đạp xe chơi thì ko tốn kém nhưng đạp xe để đua thì không như chạy bộ đâu, vốn chỉ cần đôi giầy. Để tập đạp xe lên tầm cỡ thế giới chi phí không nhỏ, và nhiều điều kiện khác. Xe đạp đua rất đắt tiền, các trang bị kèm theo để tập trong nhà những ngày thời tiết ko thuận lợi cũng vậy. Để đạp xe đường dài cần một chế độ dinh dưỡng khủng khiếp, vừa khoa học vừa đắt đỏ. Một cuộc thi marathon chỉ 2 tiếng là xong chứ cuộc thi xe đạp có thể nhiều ngày, nhiều tuần, mỗi ngày chạy gấp nhiều lần 2 tiếng. Ấy là chưa nói đến khí hậu và cơ sở hạ tầng đường xá để luyện tập, liệu châu Phi có không? Xưa nay đạp xe cần cả một đội hùng hậu để còn hỗ trợ nhau, có huấn luyện viên thể lực, dinh dưỡng, chiến thuật. Lịch sử đạp xe Olympic có đúng 1 lần 1 bạn nữ VĐV ko thuộc đội nào về nhất, vốn là một tiến sĩ, tự nghiên cứu và tự tập luyện. Sự về nhất của bạn ấy cũng là do các đội sơ hở, ko biết có người vượt trước nên cứ đạp thong dong kè nhau.
Ngoài ra một yếu tố nữa là văn hoá đạp xe ngấm sâu vào người dân da trắng cũng như chạy bộ với người da đen. Có đông VĐV phong trào mới sản sinh được VĐV kiện tướng.