Em chơi đồ nhật nội địa từ những năm 90-91 các cụ tin không...
em đùa thôi, thực ra là ông già em chơi.
Thời đấy cảng Quy Nhơn buôn lậu công khai, đồ điện tử bạt ngàn từ loa đài, đầu video, nồi cơm điện...thời đấy nấu cơm còn bổ củi bỏ mợ ra, thế mà cắm nồi điện lại có cơm ăn, muốn có cháy thì lấy cái giấy bìa chèn nút nầu 5 phút, sướng lắm, không phải nhóm lò nấu cơm (thức ăn bà già đi làm về lo).
Đến năm 2009 lại sướng lần nữa vì về HP chơi nhà thằng bạn, lần đầu thấy quả tủ lạnh đổ nước khoang trên ra đá khoang dưới, đá không mùi gì vì đc để khoang riêng. Trước toàn bắt vợ làm đá hộp kín để đỡ ám mùi thực phẩm sống, nhưng nhiều lúc không được như ý. Mua chở lên HN, vợ cũng sướng vì đến tận 6 ngăn, phân loại đồ ăn sống chín rất thích, mình thích vì tiết kiệm điện và chạy êm ru, sau này đổi qua loại cửa từ cũng thích, 2 tay cầm đồ cửa vẫn bật ra để cất được....khâm phục và thích hàng Nhật vì sao mà nó "hại điện" và tiện dụng đến thế.
Sau tủ lạnh là đến bếp từ, đi BigC thấy quả bếp Frico quảng cáo thích quá nhưng mặn: 25 củ + bộ nồi, đun nhanh và không sợ nổ bình ga. Kết quả là ôm quả Toshiba cảm ứng 2 từ 1 halozen + 1 hộc nướng với giá 11 củ, vì hộc nướng mà từ đấy món cá trứng, tôm nướng, mực nướng, cánh gà nướng mật ong cũng xuất hiện nhiều hơn trong bữa cơm.
Máy giặt thì cũng tìm hiểu xem sấy điều hòa với sấy nhiệt (nhà đã có) nó khác nhau thế nào, nhưng thấy kêu lỗi nhiều quá nên bỏ qua, bỏ qua cả cái lọc không khí nữa vì nghĩ nhà mở cửa cả ngày, lọc làm sao được bụi của cả xã hội, ngoài ra nhà đủ cả thiết bị Nhật nội địa, củ mới có cả.
Nhưng đó là trước kia, vài năm nay chưa thấy cái "tiện dụng" nào hơn giữa nội địa mới và nội địa cũ, cũng như nội địa với liên doanh nên không quan tâm.
Thấy các cụ thảo luận vui vui nên cũng tham gia, quan điểm thế này:
Tiền nhiều nhiều: qua Nhật sống.
Tiền nhiều: mua đồ mới nhật nội địa mà dùng; ngoài ra đồ đức cũng rất tốt.
Tiền vừa: mua đồ mới trong nước đang bán.
Tiền ít (nhưng vẫn muốn hít dầu thơm): mua đồ nội đia cũ, nhưng tìm hiểu qua 1 chút để trải nghiệm về công nghệ (nếu chưa biết)
Không có tiền: dùng bằng cơm.