Lập gia đình thì dễ. Bỏ nhau thì trong nốt nhạc.
Nếu có trí thức nên nghĩ nhẫn để mà sống đc với nhau cực khó. Thế vợ chồng mới là nợ nhau. Có phải là duyên nên nợ đâu.
Hồi em làm tư pháp cũng làm hoa giải lý hôn. Em chưa nhìn thấy ai trên địa bàn em bố mẹ ly hôn con cái nên người.
Tôi thì đã gặp vài ca.
1 ca thế này:
2 vợ chồng ly hôn, đều đã có gia đình mới + con cái mới, thậm chí đều là cạp lại, tức là đối tác mới cũng đã có con riêng của mình.
Vợ nuôi đứa con, lúc đó mới lớp 6.
2 bên thỏa thuận, cùng chăm sóc con, tiền đóng góp định kỳ thì không cần (chồng đã để cho vợ đủ tài sản).
Đến dịp, vẫn gửi hoa tặng nhau: Sinh nhật, 08/03, giỗ bên nội ngoại ...
Thi thoảng, họ vẫn đi du lịch cùng nhau, kiểu thuê 2 villa to gần nhau, để 2 đại gia đình ở.
Dinner cùng nhau thì nhiều hơn.
Cựu bố chồng mất, cựu con dâu mặc đồ đen, đứng chịu tang, nhưng tách biệt hẳn so với gia chủ và chị con dâu đương nhiệm.
Tương tự với cựu bố vợ.
Kiểu thế, còn ông con chung thì xuất sắc và rất thành công, dù cháu nó còn khá trẻ.
Thế nên, tôi cho là: Chuyện ly hôn là bình thường, tây nó còn chẳng buồn đăng ký, để bỏ nhau cho dễ.
Ly hôn xong, đường ai nấy đi, nhưng cần 2 điều:
a - Đừng coi nhau như kẻ thù.
b - Cần sự phối hợp để chăm sóc con chung cho nó tốt.
b- thì khá dễ.
a- mới là khó, với dân ta. Lý do chính, có lẽ là, quân ta đợi Ly hôn lâu quá, nên lúc ly hôn, 2 người thực sự là kẻ thù rồi.
Khi đó, thực sự là 1 bi kịch cho đứa con chung. Tệ hơn là 2 đứa cưa đôi.
So sánh: Tây bỏ nhau khá dễ và nhanh, ly hôn kể cả khi chưa đáng bỏ nhau (theo quan điểm Việt Nam), bù lại, nó tốt hơn nhiều cho con chung, chí ít là Ít tồi tệ hơn rất nhiều.