[Funland] Tất tần tật về Dự án hồ Ka Pét - Bình Thuận

IP man

Xe lăn
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
10,303
Động cơ
74,734 Mã lực
Nếu để giữ được món quà tự nhiên vô giá cho thế hệ tương lai. Cá nhân cháu đồng ý đóng thêm thuế và tin nhiều cụ cũng vậy!
Không cần phải đóng thêm thuế. Hiện tại 120 nghìn dân ở đó đang thiếu nước. Cụ quyên tặng mỗi người 1 mét khối/tháng là được rồi.
Àh mà ở đấy chưa có hồ chứa nước thì cụ mua thêm cho mỗi người 1 cái bình 1 nghìn lít nữa nhé.
Quyên thật chứ đừng “quyên mõm” ợ ;))
 

Chuột bạch

Xe container
Biển số
OF-26176
Ngày cấp bằng
21/12/08
Số km
5,978
Động cơ
346,990 Mã lực
Tôi chỉ tận mắt thấy Thôi, hàng ngày tôi đi làm di mua sắm sinh hoạt đều thấy cây cối, công viên rất lớn nối nhau , có cả nai mễn băng qua đường , đi chơi xuyên bang thì xa lộ thường băng qua những cánh rừng , xuyên qua rừng , những park trong thành phố rất lớn, công viên nho nhỏ cũng rất nhiều , ít thấy khói bụi khi chạy xe , chả việc gì phải số liệu cả , so làm sao được với thiên đường, Hehe
Xứ gì thế cụ ?
 

z300

Xe điện
Biển số
OF-482877
Ngày cấp bằng
9/1/17
Số km
3,891
Động cơ
248,127 Mã lực
Cụ đọc hiểu thế nào vậy. Em nói rõ về tranh cãi có hay ko 600ha rừng tự nhiên còn gì. Báo cáo nêu rõ đấy. Vấn đề là có hiểu được định nghĩa "rừng tự nhiên" là gì ko thôi. Còn đây là dự án trình Quốc hội phê duyệt, cụ dùng từ "phá" với "đúng/sai" là có ý gì. Đúng hay sai, phá hay ko phá, em và cụ, hay phần lớn các cụ ở đây ko đủ trình hay đủ tư cách để phán. Việc đó có các nhà chuyên môn đánh giá, cũng như cần hỏi chính những người dân bị ảnh hưởng và/hoặc hưởng lợi trực tiếp từ dự án. Hơn nữa, ở đây ko phải "phá" và để lại hậu quả là đất trống, đồi núi trọc, dẫn đến xói mòn, sạt lở, lũ quét,... mà là để xây hồ tích nước, phục vụ sinh hoạt, sản xuất cho nhân dân và phát triển kinh tế địa phương, nhất là trong 9 tháng khô hạn trong năm. Thay vì một hệ sinh thái rừng (theo báo cáo thì hệ sinh thái này cũng ko giàu, đa dạng lắm đâu) sẽ là hệ sinh thái hồ. Bộ phận dân trước sống nhờ rừng, thì nay có thể sống nhờ hồ.
Rồi em hiểu quan điểm
Của cụ rồi. Em hỏi cái gì không hiểu thôi. Còn phá rừng không rõ ràng đương nhiên bị phản đối
 

tamayokovn

Đi bộ
Biển số
OF-788189
Ngày cấp bằng
23/8/21
Số km
8
Động cơ
25,883 Mã lực
Tuổi
34
Không cần phải đóng thêm thuế. Hiện tại 120 nghìn dân ở đó đang thiếu nước. Cụ quyên tặng mỗi người 1 mét khối/tháng là được rồi.
Àh mà ở đấy chưa có hồ chứa nước thì cụ mua thêm cho mỗi người 1 cái bình 1 nghìn lít nữa nhé.
Quyên thật chứ đừng “quyên mõm” ợ ;))
Cụ cho hỏi dân ở đó thiếu bao nhiêu nước, và nước họ dùng để làm gì. Nước sinh hoạt thì chắc ko phải, vì 120,000 người thiếu nước sinh hoạt thì chắc chịu không nổi. Phá một diện tích rừng lớn như vậy dư luận bức xúc là đúng và Nhà Nước nên có câu trả lời thoả đáng.
 

cartonbox

Xe buýt
Biển số
OF-839573
Ngày cấp bằng
1/9/23
Số km
648
Động cơ
39,380 Mã lực
Tuổi
34
Cụ cho hỏi dân ở đó thiếu bao nhiêu nước, và nước họ dùng để làm gì. Nước sinh hoạt thì chắc ko phải, vì 120,000 người thiếu nước sinh hoạt thì chắc chịu không nổi. Phá một diện tích rừng lớn như vậy dư luận bức xúc là đúng và Nhà Nước nên có câu trả lời thoả đáng.
Cái khoảnh rừng 600ha thì bằng diện tích 1 thôn của xã nông thôn thôi cụ ạ. Nó TO lắm ấy.
(Theo tiêu chuẩn hành chính cấp xã thì xã miền núi có diện tích tối thiểu 5000 ha đấy, 600ha nó to lắm cơ 😂😂😂)
 

tamayokovn

Đi bộ
Biển số
OF-788189
Ngày cấp bằng
23/8/21
Số km
8
Động cơ
25,883 Mã lực
Tuổi
34
Cái khoảnh rừng 600ha thì bằng diện tích 1 thôn của xã nông thôn thôi cụ ạ. Nó TO lắm ấy.
(Theo tiêu chuẩn hành chính cấp xã thì xã miền núi có diện tích tối thiểu 5000 ha đấy, 600ha nó to lắm cơ 😂😂😂)
Nhưng mà rừng tự nhiên đâu còn nhiều hả cụ? Ý em là các bác quan chức ở các Bộ nên lên tiếng phân tích tính cần thiết của dự án này cho người dân đỡ thắc mắc
 

Mzc

Xe điện
Biển số
OF-727317
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
2,794
Động cơ
144,269 Mã lực
Trồng, bảo vệ và chăm sóc để được 1 khu rừng như thế này mất hàng trăm năm đấy cụ. Việc làm hồ thì có thể là cần thiết cho địa phương nhưng sẽ có những vị trí khác để lựa chọn, sao lại chọn phá rừng?
Phét. Phần rừng tự nhiên này được khai thác trắng tới năm 2003. Vậy có thể nói rừng này là rừng tái sinh, 20
năm là nhiều. Ngoài ra, 3/4 là rừng sx.
 

cartonbox

Xe buýt
Biển số
OF-839573
Ngày cấp bằng
1/9/23
Số km
648
Động cơ
39,380 Mã lực
Tuổi
34
Nhưng mà rừng tự nhiên đâu còn nhiều hả cụ? Ý em là các bác quan chức ở các Bộ nên lên tiếng phân tích tính cần thiết của dự án này cho người dân đỡ thắc mắc
Rừng tự nhiên của VN theo google là 10.200.000 ha, gấp 17.000 lần cái diện tích hồ đó. So sánh tương đương: Rừng VN là cái mảnh đất nhà cụ rộng 170m2 thì hồ Ka Pét chuẩn bị làm đó có diện tích bằng 1 bàn tay. Cụ ko thèm nhìn cả mảnh đất mà chỉ nhìn vào bàn tay rồi kêu: Ôi to quá!
 

vo nho

Xe điện
Biển số
OF-572365
Ngày cấp bằng
4/6/18
Số km
4,382
Động cơ
21,238 Mã lực
Cụ cho hỏi dân ở đó thiếu bao nhiêu nước, và nước họ dùng để làm gì. Nước sinh hoạt thì chắc ko phải, vì 120,000 người thiếu nước sinh hoạt thì chắc chịu không nổi. Phá một diện tích rừng lớn như vậy dư luận bức xúc là đúng và Nhà Nước nên có câu trả lời thoả đáng.
Nhưng mà rừng tự nhiên đâu còn nhiều hả cụ? Ý em là các bác quan chức ở các Bộ nên lên tiếng phân tích tính cần thiết của dự án này cho người dân đỡ thắc mắc
Đơn giản là không có địa điểm thích hợp hơn... Cực chẳng đã nhưng vì sinh kế và nguồn nước sinh hoạt của người dân đành phải làm thui. Bộ ngành địa phương đều không dám quyết do liên quan tới rừng nên phải đưa ra quốc hội.

Còn nói lợi ích kiểu nhân cơ này khai thác rừng hay đào trộm khoáng sản nếu có thì phải ngăn chặn và xử lý nghiêm ngay từ đầu.

Việc trồng bù rừng em thấy vậy là hợp lý... Bảo vệ tốt 50 năm nữa có cánh rừng mới thui.
 

matizvan2009

Xe ba gác
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
21,659
Động cơ
757,612 Mã lực
Ai bẩu dính đến đấu giá phần gỗ nên dân mạng nó mới nghĩ là thịt gỗ, thực tế làm hồ ko cần chặt cây, đập ngăn dòng nước tích lại là thành hồ, cây sẽ chìm dưới lòng hồ và chẳng có ai chặt cây gì hết, ko ai đc mua gỗ và cđm sẽ méo chửi đc t nào cả. Chẳng qua để đem lại thêm lợi ích thì họ chặt cây để đấu giá thu ngân sách nhưng cđm nó lại nghĩ là chặt cây có t nào có lợi và đấy là mục tiêu chính nên mới chửi đã mồm :))
Anh trai em đi lính cỡ cuối 198x. Đóng ở Đồng Nai. Thời đấy chuẩn bị tích nước hồ Trị An và đơn vị của ổng 'được ' khai thác tận dụng gỗ lòng hồ. Ổng bảo sỹ quan cũng giàu vì vụ này. Đương nhiên thời đấy kiếm được con DD đã là ngon lắm rồi.
.
Hồ thủy điện, thủy lợi: chắc chắn sẽ ở gần nguồn nước tích, nuôi cho hồ. Thế nên quanh nó luôn có rừng nguyên sinh trừ trường hợp đã bị phá trước rồi.
Thế nên chọn cây hay chọn nước. Các cụ ở xa dễ chọn cây, dân địa phương sẽ chọn nước.
 

Mzc

Xe điện
Biển số
OF-727317
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
2,794
Động cơ
144,269 Mã lực
Nói đến hồ Kapet này thì thực ra em có tý cơ duyên từ những năm 2006, 2007. Em là 1 trong những người đi khảo sát tìm tuyến làm hồ. Hồ này như phương án bọn em lập khi đó thì nó ko tưới trước tiếp mà chủ yếu là tích nước và xả về hạ lưu cấp nước cho các công trình thủy lợi ở hạ lưu tưới trực tiếp, giờ có lẽ mục tiêu vẫn vậy.
Ps. vì sao đến giờ này việc thi công hồ chưa đc triển khi là vì vướng đất rừng (phải xin ý kiến Quốc Hội). Em tưởng dự án đắp chiếu bao nhiêu năm sẽ ko triển khai đc nhưng có vẻ lãnh đạo tỉnh quyết tâm đưa dự án vào thực hiện rồi.
Nó tăng quy mô vốn chứ rừng là chuyện nhỏ thôi.
 

Mzc

Xe điện
Biển số
OF-727317
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
2,794
Động cơ
144,269 Mã lực
Em tìm đọc về dự án này và đọc được bài này. Tý thì cười bể bụng. Đúng là éo tin đc tụi 9 điểm 3 môn.
IMG_0910.png
 

IP man

Xe lăn
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
10,303
Động cơ
74,734 Mã lực
Em tìm đọc về dự án này và đọc được bài này. Tý thì cười bể bụng. Đúng là éo tin đc tụi 9 điểm 3 môn.
IMG_0910.png
Đúng là cười ẻ thật =))
Mà sao hồi đấy đếu thấy chú nào phản đối, tiền nhiều thế cơ mà =))
 

hoangdinhman

Xe hơi
Biển số
OF-89020
Ngày cấp bằng
19/3/11
Số km
197
Động cơ
479,141 Mã lực
Không có cái gì mà miễn phí cả. Chúng ta chỉ có chọn được giá thấp nhất thôi.
Phá rừng để làm hồ nhân tạo thì cũng tiếc lắm đó. Nhưng những mặt lợi mà nó mang lại là vô cùng lớn.
Người dân có nước sinh hoạt, nước sản xuất nông nghiệp. Khi có nước ta có thể trồng lại rừng ở những nơi khô hạn nơi không 1 cây gì có thể lên được. Ta có thể dẫn nước về đấy để trông nông nghiệp hoặc trồng lại rừng.
Phải chấp nhận thôi. Không gì là trọn vẹn được
Một thứ mà mọi người gần như không nhắc tới : lợi ích của mặt nước hồ đem lại.Các hồ có mặt nước lớn sẽ kéo theo rất nhiều người sống nhờ vào nó: đánh bắt và nuôi trồng thủy sản Hãy đi và trải nghiệm (đến và nói chuyện với những người dân bản địa về cuộc sống trước và sau khi có các hồ nước)
 

huyen141292

Xe điện
Biển số
OF-746730
Ngày cấp bằng
18/10/20
Số km
2,134
Động cơ
96,359 Mã lực
Tuổi
31
Một sự bất tín vạn sự bất tin

Cứ nhìn ảnh thì thấy đây là khu rừng già cây cao mấy chục mét thân to người ôm ko xuể. Thoắt cái chúng biến thành rừng cạn kiệt để dễ bề xin chặt hạ. Cái gì mà làm hồ cho dân chứ?
 

Chuột bạch

Xe container
Biển số
OF-26176
Ngày cấp bằng
21/12/08
Số km
5,978
Động cơ
346,990 Mã lực
Một sự bất tín vạn sự bất tin

Cứ nhìn ảnh thì thấy đây là khu rừng già cây cao mấy chục mét thân to người ôm ko xuể. Thoắt cái chúng biến thành rừng cạn kiệt để dễ bề xin chặt hạ. Cái gì mà làm hồ cho dân chứ?
Ảnh Pha ke

Tàu nhanh nó đính chính roài
 

IP man

Xe lăn
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
10,303
Động cơ
74,734 Mã lực
Một sự bất tín vạn sự bất tin

Cứ nhìn ảnh thì thấy đây là khu rừng già cây cao mấy chục mét thân to người ôm ko xuể. Thoắt cái chúng biến thành rừng cạn kiệt để dễ bề xin chặt hạ. Cái gì mà làm hồ cho dân chứ?
Cây nào ợ? Chú phóng tinh viên thủ râm ra bài. Chắc thuổng ảnh mạng :))
IMG_7928.png
 

Gianthuong123

Xe tải
Biển số
OF-713941
Ngày cấp bằng
26/1/20
Số km
465
Động cơ
91,706 Mã lực
Tuổi
33
Một sự bất tín vạn sự bất tin

Cứ nhìn ảnh thì thấy đây là khu rừng già cây cao mấy chục mét thân to người ôm ko xuể. Thoắt cái chúng biến thành rừng cạn kiệt để dễ bề xin chặt hạ. Cái gì mà làm hồ cho dân chứ?
Phía sau bài báo “Trời ơi!?” của VnExpress liên quan đến rừng hồ Ka Pét

Sau bài báo: “Bình Thuận chuẩn bị phá 600 ha rừng để xây hồ thủy lợi” của 1 tờ báo đăng ngày 4/9, chúng tôi về Mỹ Thạnh, Hàm Cần để tìm hiểu thật hư câu chuyện trong bài viết này, bởi thấy rất lạ, rất ngược với những gì mà người dân ở đây mong ước về nước lâu nay.

Có khi nào do kéo dài 20 năm, với buổi đầu muốn xây dựng hồ có tên Sông Móng – Ka Pét, giờ chỉ còn tên hồ Ka Pét mà nỗi lòng người dân vùng khát đã thay đổi, khiến các chủ rừng vốn dĩ gần gũi người dân mới có phát ngôn như thế ?! (Câu trả lời là KHÔNG)

1. Mỹ Thạnh vào chiều ngày 5/9/2023 mưa bay ẩm ướt. Rừng núi xanh um, quạnh hiu nhưng không buồn bằng nét mặt của anh Nguyễn Văn Quang, Trưởng Trạm bảo vệ rừng Đèo Nam – Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Móng – Ka Pét, người có tên trong bài báo trên với những câu nói được trích dẫn nặng tâm tư mà người đọc cảm nhận như là anh không muốn có hồ Ka Pét, vì không muốn mất rừng. “Mấy ngày nay, tôi mệt tim còn hơn mình đã từng leo lên dãy núi Ray Vơ cao 600m trong khu vực rừng quản lý và lên đỉnh núi Ông cao 1.200 m ở Tánh Linh. Vì thực sự, tác giả này có đất ở Mỹ Thạnh nên thỉnh thoảng hai bên có gặp nhau trên đường nhưng gần đây không thực hiện phỏng vấn cũng không dẫn đi rừng cùng. Cách đây khoảng 2 năm thì tôi có dẫn đi nên trong bài có đăng 2 ảnh đã chụp từ lúc đó tại vùng rừng rộng hơn 7.142 ha do trạm quản lý” – anh Quang nói.

Anh Quang tâm tư rằng, khoảng 3 năm qua, tất cả các đoàn từ lãnh đạo tỉnh đến các đại biểu Quốc hội, các đoàn làm nhiệm vụ điều tra rừng, khảo sát địa chất, đo đạc, thủy lợi… đều do anh dẫn đi vào rừng thuộc khu vực lòng hồ Ka Pét. Vì thế, anh hiểu rất rõ chủ trương đúng đắn của Đảng, Quốc hội, Nhà nước trước hết lo cho cuộc sống người dân 2 xã Hàm Cần, Mỹ Thạnh tốt hơn, sau nữa là cho vùng hạn Bình Thuận, vì nghe nói đây là hồ trung chuyển nước. Vì bám trụ 5 năm ở đây, anh chứng kiến mùa khô kéo dài đến 9 tháng, cây cỏ quắt queo, cuộc sống người dân khổ thực sự trong từng bữa ăn. Do đó, không bao giờ anh nói như những gì người ta viết như trong bài báo ấy. Thực sự anh còn không dám nghĩ điều ngược ngạo ấy, dù trong phút chốc thì lấy đâu như bài báo viết là tôi buồn. “Bài báo đó viết có nhiều cái không đúng. Như nói tôi công tác ở đây 12 năm, thực ra tôi mới chuyển về trạm bảo vệ rừng Đèo Nam mới 5 năm nay. Rồi ghi là tiểu khu 252, thực sự khu vực trạm tôi quản lý không có tiểu khu này, mà khu vực lòng hồ Ka Pét thuộc 2 tiểu khu 263, 264 với khoảng 300 ha”.

300 ha đó có là rừng giàu với những gốc cây 1 người ôm, 2 – 3 người ôm vẫn không xuể như trong bài phản ánh không? Anh Quang miêu tả vùng như thung lũng ấy có sông Bà Bích chảy qua nên hai bên bờ với bán kính từ 500m đến 1 km, có cây to. Nhưng đường kính cây to ấy không nói lên vấn đề thời gian dài hay ngắn, lâu năm hay không, mà chỉ là nhờ đất ven sông bồi lắng phù sa, ẩm ướt mà cây phát triển tốt. Tuy nhiên, cũng chỉ khoảng 150 ha, nửa còn lại là những trảng cỏ, đất cứng, sỏi, có nơi đất trống rộng đến 4-5 sào, có nơi toàn cây lồ ô.

Bên cạnh những vùng có cây rừng, rừng ở Khu vực lòng hồ Ka Pet thuộc tiểu khu 264 & 263 chỉ là những trảng cỏ.

2. Cũng trong bài báo trên, anh Nguyễn Ngọc Chiến, Trưởng trạm bảo vệ rừng Mỹ Thạnh, Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông bị trích dẫn lời mà khi cơ quan anh đọc xong đều ngã ngửa. Hôm nay, anh Chiến có nhiệm vụ dẫn ngành chức năng đi rừng nên không liên lạc được. Anh Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông cho biết, sau khi nghe thông tin, cơ quan có làm việc với anh Nguyễn Ngọc Chiến, người dẫn nhà báo đi rừng hôm 27/8 để hỏi xem có nói câu như trích dẫn: “Cây này ước chừng hơn 200 tuổi” không thôi. Vì lý do dẫn nhà báo đi hôm ấy, anh em đều biết, do nhà báo này đề nghị làm tuyên truyền về công tác bảo vệ rừng trong mùa mưa, muốn quay, chụp ảnh cảnh cực khổ của anh em giữ rừng. Vì thế, 4 anh em trong trạm nhiệt tình mặc đồ đồng phục để lên hình cho đẹp, nhiệt tình thực hiện theo hướng dẫn của nhà báo này, chứ có ngờ đâu. Qua cuộc làm việc ở cơ quan, anh Chiến cam đoan, đó là câu nhà báo tự viết, chứ anh không nói. Vì làm nghề này, ai cũng hiểu để đoán tuổi cây là không dễ, do liên quan nhiều yếu tố khác như khí hậu, đất đai… nên không ai non nớt nói như thế, nhất là với báo chí. “Đây là cây bằng lăng đã bị rỗng ruột, có dăm cây như thế trong vùng rừng rộng 9.600 ha thuộc địa bàn Hàm Thuận Nam mà ban quản lý, trong đó vùng nằm trong lòng hồ Ka Pét là 140 ha với tính chất rừng xếp loại trung bình trở xuống. Một tỷ lệ rất nhỏ so với diện tích chung của Ban bảo tồn thiên nhiên Núi Ông là 24.000 ha” – ông Dũng nói.

3. Đó là nội dung mà người trong cuộc đọc xong phải la: "Trời ơi!"

Còn với những tấm hình về rừng đăng trong bài viết mà những người liên quan khi xem đều nghi ngờ tính xác thực của chúng. Sau khi Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn chỉ đạo làm rõ, 2 anh trưởng trạm có mặt trong bài đã đi kiểm tra vị trí tại thực địa, sử dụng máy định vị GPS và cung cấp về sở áp vào bản vẽ hồ Ka Pét thì cho ra kết quả khiến ai cũng hiểu, người viết bài này cố tình đi tìm cây to để chụp. Cụ thể, cây căm xe 3 thân nằm ngoài ranh lòng hồ cách ranh 250 m; cây lim xanh nằm ngoài ranh lòng hồ cách ranh 1.200 m; cây bằng lăng nằm gần ranh lòng hồ, ở cao trình cao nhất của lòng hồ.

Theo ông Mai Kiều, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ở khu vực từ làng người Rắc Lay (Mỹ Thạnh) vào đến khu vực Đá Bàn, bao trùm cả lòng hồ Ka Pét, vào năm 1985, Tỉnh Đội được mở cửa rừng vào khai thác cây lớn, chứ không có thiết kế khai thác như bây giờ. Vào năm 1988 – 1989, Lâm trường Mỹ Thạnh được thành lập và tiếp tục khai thác rừng ở đây hàng năm với sản lượng bình quân 10.000 khối rồi chấm dứt năm 2000. Từ đó đến nay, rừng ở đây phát triển và xuất hiện nhiều cây to, một phần vì trong quá trình khai thác rừng trên, có những cây nhỏ lúc ấy sót lại, một phần vì nhờ đứng trên vùng đất có nước từ suối Bà Bích.

Ông Lê Hà Lưu, người Rắc Lay đã 67 tuổi, trước là giáo viên rồi phó chủ tịch HĐND xã Mỹ Thạnh rồi Chủ tịch UBND xã Mỹ Thạnh, Bí thư Đảng ủy xã Mỹ Thạnh, Huyện ủy viên của Hàm Thuận Nam, còn giờ về hưu hiện là Bí thư thôn 1, xã Mỹ Thạnh nên nắm lịch sử phát triển của xã Mỹ Thạnh như trong lòng bàn tay. Ông khẳng định vùng rừng lòng hồ Ka Pét sao lại gọi là không gian sống của người dân Rắc Lay Mỹ Thạnh được. Đó chỉ là vào mùa mưa, bà con đi sắn măng, hái nấm… Bây giờ, cuộc sống đã phát triển, vì gần 50 năm sau giải phóng, Mỹ Thạnh được nhà nước lo cho có nhà; có đất; có đường, trường, trạm; có bò; có rừng giao khoán… chỉ đang thiếu nước cho sản xuất thì phải giải quyết sớm để nâng cao đời sống bà con tiến bộ, ấm no. Cớ sao lại muốn quay về thời săn bắn, hái lượm quanh cánh rừng mà nó đã có sứ mệnh cho tích nước, cho phát triển. Hơn nữa, người dân Mỹ Thạnh còn nhiều vùng rừng khác để đi hái măng, hái rau... Nhưng hồ Ka Pét thì chỉ có một, chỉ phù hợp ở vị trí ấy nên người dân chỉ mong sớm có nước.

-Báo Bình Thuận- (gút the
Anh phóng tính viên chém gió lên trời
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,953
Động cơ
361,730 Mã lực
Tuổi
124

View attachment 8066654

View attachment 8066655
Cụ trích dẫn wikipedia tiếng Việt (https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_sách_quốc_gia_theo_diện_tích_rừng) nhưng không hề kiểm tra nguồn. Nguồn 25 khi đề cập tới Việt Nam có chú giải là “Details” (Details = http://www.cbd.int/countries/profile.shtml?country=vn). Convention on Biological Diversity Secretariat. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2012.

Trang https://www.cbd.int/countries/profile/?country=vn tra cứu hiện tại không có số liệu về độ che phủ rừng gần đây của Việt Nam. Câu có liên quan duy nhất là “Between 1990 and 2006, forest coverage, including natural forest and plantation forest, had risen to 38.2%, representing an increase of more 10% over this period” (Từ năm 1990 đến năm 2006, độ che phủ rừng, bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng, đã tăng tới 38,2%, tăng hơn 10% trong giai đoạn này). Số liệu 137.856,42 km2 = 13.785.642 ha và 41,65% không có nguồn kiểm chứng độ tin cậy, do người có nick là Darkboy185 thêm/sửa vào ngày 22 tháng 4 năm 2020.

Tại https://www.cbd.int/doc/nr/nr-06/vn-nr-06-en.pdf, trang 29 trong The sixth national report to the United Nations Convention on Biological Diversity (Báo cáo quốc gia lần thứ sáu về Công ước Đa dạng sinh học của Liên hợp quốc) của Bộ Tài nguyên Môi trường Việt Nam gửi Liên Hợp quốc năm 2019 thì độ che phủ rừng năm 2017 đạt 41,45% và mục tiêu năm 2020 là 42%. Trích đoạn tiếng Anh:

- Quantitative targets: Forest cover to reach 45%.
- Results achieved by 2014: 40.43% (as of 2014, consisting of 13,796,506 ha of forest that is made up of 10,100,186 ha of natural forest and 3,696,320 ha of plantation forest). Forest cover is 13,382,444 ha nation-wide.
- Results achieved by 2017: 41.45% (as of 2017, consisting of 14,415,381 ha of forest that is made up of 10,236,415 ha of natural forest and 4,178,966 ha of plantation forest). Forest cover is 13,717,981 ha nation-wide.
- Possibility to 2020: The Target Program on Sustainable Forestry Development of Vietnam for the period 2016-2020, as indicated by Decision 886/QD-TTg dated June 16, 2017 by the Prime Minister, has re-set the target of national forest cover by 2020 that is 42% or 14.4 million ha of forests at all types.
- Reasons: The target was too ambitious and has been decided to change from 45% to 42% by the National Assembly at the Resolution 134/2016/QH13 dated April 9, 2016.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top