Chào cụ! Thấy cụ rất tâm huyết về vấn đề này
Em cũng có một số người bạn thực hiện việc ăn chay trường (và tất nhiên các bạn đều có Tâm hướng Phật và theo Phật). Khi ngồi nói chuyện với nhau về chủ đề này, sau khi được các bạn nói rất nhiều về các vấn đề liên quan đến chủ đề, em thường đưa ra 2 luận điểm mà bản thân em suy nghĩ mãi vẫn chưa có lời giải thích thoả đáng (phần thấy và không thấy):
1/ Về mặt dinh dưỡng của chế độ ăn chay với cơ thể - sinh lý học của con người có đáp ứng được không?
(em vẫn hỏi vui với các bạn là giá như nếu có các chuyên gia dinh dưỡng mà thực hiện ăn chay thì tốt quá!)
2/ Nếu ở độ tuổi còn phải làm việc (kinh doanh, quản lý, lao động,...) thì việc thực hiện “không tham, sân, si” được hiểu thế nào?
Giả dụ em là nhà kinh doanh, sáng r em cũng phải mong bán được hàng hoá hoặc tháng này bán nhiều hơn tháng trước...? (và hiểu rộng hơn)
Giả dụ em làm công sở, doanh nghiệp, em cũng luôn mong muốn và phấn đấu để được vào Đảng, được bổ nhiệm các vị trí cao hơn,...
Trong lao động, làm việc, hoạt động hàng ngày con người cần có quyết tâm, chí hướng và sự phấn đấu để đạt thành tích cao hơn...
Vậy có bị vi phạm nguyên tắc không “tham-sân-si” Phật giáo?
Cảm ơn cụ!
Cảm ơn Cụ mình xin chia sẻ dựa trên trải nghiệm cá nhân của mình
1. Về mặt dinh dưỡng rau củ quả hoàn toàn đủ dinh dưỡng cho cơ thể Cụ nhé. Nhiều các loại đậu gà hay đậu Hà lan có hàm lượng đạm cao tương đương ko kém thịt bò. Cá nhân mình thì ko muốn phân tích sâu vấn đề này vì nó khá lý thuyết (hơn nữa trên mạng đầy đủ thông tin về dinh dưỡng và các sản phẩm thực vật thay thế động vật) Ăn để khoẻ mạnh thực tế nó khác xa lý thuyết lắm. Nên mình ngại tranh luận với các Cụ hay lý thuyết mà thiếu thực hành là vì lẽ này
Sự thật là nếu ăn đủ dinh dưỡng chỉ quyết định một nửa sức khoẻ thôi. Tâm trí sẽ quyết định 50% sức khoẻ còn lại. Cái này nó lý giải cho nhiều trường hợp ăn uống bình thường, đạm bạc nhưng tinh thần lạc quan vui vẻ lại vẫn khoẻ mạnh ít bệnh tât ( Khoảng gần 1 năm gần đây mình chỉ ăn chay 1 bữa/ ngày vẫn làm việc bình thường có sao đâu. Bên mình làm nghề dịch vụ số lượng công việc khá nhiều nên ko có sức khoẻ là ko làm việc được )
Trong CLB chay trường có mấy cậu em là HLV dạy Gym nhưng lại ăn chay trường mà vẫn cơ bắp và khoẻ mạnh. Nên trả lời ý 1 cho Cụ là yên tâm ko sợ thiếu chất đâu nhé. Tuy nhiên nếu ăn vì sức khoẻ thì chỉ cần thay đổi tư duy giữ tâm trí tích cực, lạc quan là cơ thể khoẻ mạnh rồi và cứ ăn cái gì mình thích.
2. Tham sân si là một triết lý của Phật giáo. Họ cho rằng con người ta khổ phần lớn là do Tham lam - Nóng giận và Si mê...nên bớt những thứ này đi là sẽ có hạnh phúc và ít phiền não.
Sự thật Tham sân si khi áp dụng thực hành trải nghiệm thực tế thú vị hơn là đánh giá từ góc độ đạo đức. Cụ bán hàng thì nên tập trung vào việc bán hàng sao cho hiệu quả, sao cho có lợi nhuận nhưng nếu Cụ tin Tham lam sẽ mang đến khổ đau, phiền não và cho rằng đồng tiền chỉ là phương tiện thì Cụ sẽ biết đủ và không quá sa đà vào việc kiếm tiền ( lý thuyết là như vậy nhưng thực tế khi Cụ bán hàng theo kiểu luôn biết đủ thì tâm trí rất thoải mái càng thoải mái thì lại càng bán được nhiều hàng). Mệt và mâu thuẫn nhỉ?
Cụ làm ở một tổ chức nếu muốn phát triển lên vị trí cao hơn cũng cần có mục tiêu để phấn đấu. (Nhà tu hành khi mới bắt từ chú Tiểu lên sư Chú, sư Bác rồi Đại Đức hay Thượng Toạ.. họ cũng phải đề ra mục tiêu mà)
- Có một số người Thông minh thường dùng tham sân si như là chân lý & công cụ để thực hiện mục tiêu. Họ cho rằng phàm là con người thì ai cũng tham lam. Họ tham chức trưởng phòng hay chức này, chức nọ cũng là thực tế. Và không dùng sự nóng tính ( sân) làm sao mà lãnh đạo, gây ảnh hưởng và làm người khác sợ được? Là đàn ông ai mà chẳng thích tiền, thích gái đẹp, nhà đẹp, xe đẹp ( si mê) và họ cho cái sự thích này nó là chân lý rồi. Ai không thừa nhận mới là mâu thuẫn và giả dối...
Vì thông minh nên họ nhanh chóng đạt được mục tiêu nhanh hơn người khác nhưng thường ko bền. Thậm chí nhiều trường hợp còn vướng vòng lao lý...
- Có một số người khác tin vào việc Tham lam là không tốt nên họ sẵn sàng nhường nhịn khi bị đồng nghiệp cạnh tranh, giành giật. Họ cho rằng nóng tính là không tốt nên họ sẵn sàng im lặng và chịu đựng khi bị mất quyền lợi, một phần họ cũng rất sợ va chạm với những người nóng tính. Vì họ không si mê nên luôn biết đủ với cô người yêu ( hoặc vợ ) có nhan sắc bình thường, với cả ngôi nhà và chiếc xe cũng vậy.
Họ cũng có mục tiêu là vị trí này kia trong công ty, tổ chức nhưng khách quan thì lại kém năng lực hơn so với nhóm người thông minh.
Họ thường được lãnh đạo chú ý và cất nhắc vào những vị trí cần có tính trung thành và trung thực cao. Cần uy tín, biết chịu đựng và kiệm lời.. mà không cần quá nhanh nhạy hay giỏi chuyên môn.
Mình gọi nhóm này là nhóm trí tuệ vì để biết chịu đựng, không hơn thua, không nóng giận và tin vào nhân quả thì phải trí tuệ mới hiểu và làm được.
Câu chuyện minh hoạ để trả lời cho ý 2 của Cụ. Làm sao bớt tham sân si mà vẫn đạt được mục tiêu mình mong muốn.
Thực tế thì đa dạng không có công thức nào áp dụng cho tất cả. Ăn chay hay mặn ăn gì thích và khoẻ là được. Kinh doanh buôn bán hay thăng quan tiến chức chọn cách nào phù hợp để đạt được mục tiêu mà bền vững hơn, hạnh phúc hơn thì chọn.
Cuộc sống là sự lựa chọn. Chỉ có hơn thua, nóng giận, phiền não..cá nhân mình thấy là không nên chọn thôi. Hehe!