Em có tìm hiểu thì cái 95% vọng tưởng đấy chính là những hoạt động của đời thế tục như đi lại, lao động, suy nghĩ... Cái mà xây nên thế gian này.
Nó đơn giản là suy nghĩ mong cầu từ sáng đến tối, nói đơn giản là đối cảnh liền sinh tâm yêu thích -oán giận- thương mến- khó chịu- tham lam- v.v... ko liên quan đến hoạt động chân tay cụ ạ, Hoà thượng Tịnh Không có nói rõ việc này khi nói đến sư phụ ngài:
"Lão sư mỗi ngày có nhiều công việc đến như vậy, nhiều khách đến như vậy, phải tiếp khách (thầy là một thầy trung y rất giỏi, ngày ngày còn khám bệnh cho người), sức làm việc rất nhiều, thế nhưng thầy bổ sung năng lượng rất ít. Cho nên tôi liền nghĩ đến, tiêu hao năng lượng đại khái 95% là tiêu hao ở nơi vọng tưởng, nghĩ tưởng xằng bậy, chân thật gọi là lao tâm lao lực thì năng lượng tiêu hao đều ít, đều không nhiều. Phàm phu chúng ta một ngày ăn ba bữa vẫn không đủ, còn phải ăn chút điểm tâm, còn phải ăn đủ thứ, toàn là do nghĩ tưởng xằng bậy, ngay đến buổi tối ngủ nằm mộng cũng không thành thật, cho nên chúng ta cần phải bổ sung, nếu không bổ sung thì chúng ta sẽ bị bệnh, chúng ta không thể đứng nổi. Trên 95% năng lượng tiêu hao ở nơi vọng tưởng. Tôi đem quan điểm của tôi báo cáo với lão sư, lão sư khẳng định không sai, chính là như vậy. Cho nên người tu hành tâm càng thanh tịnh thì ăn uống của họ sẽ càng ít đi. Chúng ta xem thấy ở trên kinh, năm xưa Thích Ca Mâu Ni Phật còn tại thế, những vị Tỳ Kheo đó giữa ngày ăn một bữa, mỗi ngày ra bên ngoài khất thực ăn một bữa. A La Hán bảy ngày đi khất thực một lần, bảy ngày ăn một bữa. Bích Chi Phật nửa tháng đi khất thực một lần, hai tuần lễ ăn một bữa. Đây là nói rõ, công phu càng cao, tâm càng thanh tịnh thì tiêu hao năng lượng càng ít, cho nên Bích Chi Phật nửa tháng ăn một bữa, năng lượng một bữa đó của họ đủ để duy trì nửa tháng, họ cũng giảng kinh nói pháp, cũng đi khắp nơi độ chúng sanh. Như vậy chúng ta mới tường tận, tiêu hao năng lượng chân thật đều là tiêu hao ở nơi vọng tưởng, cho nên nhất định tâm phải thanh tịnh mới được. Việc này không thể học, vì học sẽ ra bệnh, không phải nói học để cho dễ coi. Họ một ngày ăn một bữa, con người này có công phu, có bản lĩnh, nếu bạn có cách nghĩ như vậy thì hoàn toàn sai lầm, bạn vẫn là khởi vọng tưởng. Cho nên bất cứ việc gì đều có đạo lý, luôn phải đem đạo lý đó làm cho rõ ràng, làm cho tường tận, chúng ta mới có chỗ để học tập.
Đây là nói xả bỏ năm dục sáu trần, xả bỏ tham ái, chỉ lấy cái cần yếu thì đủ rồi. Ngoài thứ cần yếu ra, nếu còn dư ra (đó là bạn có phước báo) thì giúp đỡ người khác, giúp cho những người cần đến, như vậy thì phước báo của bạn không hề cùng tận. Người thế gian giàu có, tiền là do bạn kiếm được phải không? Không phải vậy. Bạn nói bạn có thể kiếm được, tại vì sao người khác không kiếm được? Do đây có thể biết, tiền không phải do kiếm mà được, mà từ do đâu mà có? Trong mạng của bạn đã có. Trong “Liễu Phàm Tứ Huấn” nói rất rõ ràng, trong mạng của bạn có bao nhiêu tiền tài thì ngay trong đời này bạn hưởng dụng bấy nhiêu tiền tài; trong mạng không có, bạn có cầu thế nào cũng không cầu được. Mạng này là do ai định vậy? Mạng là do chính mình tạo, không phải người khác định đặt cho bạn. Ngay đời này chúng ta có được tiền tài, tiền tài từ do đâu mà có? Do phước báo của bố thí tài. Trong đời quá khứ tu tài bố thí được nhiều, ngay trong một đời này phước báo có được sẽ lớn, được tiền tài to; trong đời quá khứ tu pháp bố thí, thì ngay trong đời này được thông minh trí tuệ; trong đời quá khứ tu bố thí vô úy, thì ngay đời này được khỏe mạnh sống lâu."
Trích PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH giảng giải (tập 104)
Người giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
Địa điểm: Tịnh Tông học hội Singapore
Thời gian: Khởi giảng năm 1998
Cẩn dịch Việt ngữ: Vọng Tây cư sĩ
Biên tập: Ban biên tập Tịnh Không Pháp Ngữ