Cháo ăn theo style water rich food, dưng có cả củ, quả nữa, gần như ko ăn cơm, thịt ăn rất ít, cũng đ gần năm òi, chịch xoạc gần như thôi. Ko hiểu tụt cân do cái j ko biết
Tinh bột chuyển hoá thành đường, Protein và chất béo. Nên Cụ không ăn Cơm thì tụt cân là đúng rồi. Ngoài ra mỗi người 1 cơ địa khác nhau nên ngoài áp dụng những phương pháp đã có kêt quả kiểm chứng thì việc lắng nghe cơ thể là cực kỳ quan trọng. Nó giúp ta điều chỉnh trên thực tế mà chuyên gia dinh dưỡng cũng ko thể biết hết được.
Cụ đọc bài viết tham khảo bên dưới để hiểu về vai trò của từng chất với cơ thể nhé.
Ps: Tình dục nhìn từ 1 góc nào đó là thước đo của sức khoẻ vì năng lượng gốc của cơ thể là năng lượng tình dục. Trừ trường hợp Cụ có tu tập để chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác ( vd: Năng lượng của sự sáng tạo, tự chữa lành cơ thể...) Còn tự nhiên mà giảm nhu cầu so với bình thường thì Cụ phải kiểm tra lại sức khoẻ và phương pháp mình đang thực hành.
Tinh bột (Cacbonhydrat) là nguồn năng lượng và Cacbon cho cơ thể. Trong ngũ cốc chúng ta ăn có đơn vị là các đường Gluco nối nhau thành từng dãy một gọi là các chuỗi. Các chuỗi này có thể là mạch thẳng hoặc mạch nhánh. Amylase trong nước bọt với điều kiện pH=7 phân cắt các chuỗi Glucose polymers thành các Disaccharides (Maltose, Sucrose, Lactose). Và enzyme của tuyến tụy, vị phân cắt các thành phần trên thành đường đơn. Điều quan trọng là enzyme Amylase bị vô hoạt bởi HCl trong dạ dày. Do vậy tinh bột không được tiêu hóa trong dạ dày. Ngoài ra, các vitamin nhóm B và khoáng chất Canxi đóng vai trò rất quan trọng điều phối sự chuyển hóa các tinh bột. Hai yếu tố này làm cho hoạt lực của enzyme cao lên rất nhiều và nhờ vậy việc chuyển hóa tinh bột mới hiệu quả.
Đa số khoáng Canxi và các vitamin nhóm B lại nằm ở vỏ cám đó là lý do vì sao chúng ta phải ăn gạo lứt. Việc xát trắng, đánh bóng hạt gạo làm phá hủy 67% vitamin B3, 80% vitamin B1, 90% vitamin B6, mất đi 50% mangan, 50% phốt pho, 60% sắt, mất hầu hết các chất xơ và các loại axit béo. Chất xơ có trong gạo lứt là vi xơ rất min và đường ruột mới dễ hấp thu, do vậy khi bị táo bón chỉ cần ăn gạo lứt sẽ tố hơn thay vì ăn rau.
Nếu cơ thể thiếu các vitamin nhóm B dẫn tới bệnh phù thũng, người ta đã chữa bệnh này bằng cách cho bệnh nhân uống vitamin B thì sẽ khỏi bệnh. Nhưng nghịch lý là chúng ta không biết cần vitamin bao nhiêu để uống? Cấu trúc hóa học của vitamin đó có đúng là loại có trong gạo lứt hay cơ thể chúng ta cần hay không? Điều thứ hai, khi chúng ta tiêu hóa cơm (tinh bột) trong miệng thì enzyme mới cần vitamin B, việc uống vitamin trước đó là vô nghĩa. Đối với Canxi cũng vậy, nếu chúng ta ăn cơm trắng hoặc không có đủ Canxi trong quá trình tiêu hóa thì tự động cơ thể sẽ lấy từ xương, răng để đáp ứng nhu cầu. Đó là lý do khi chúng ta ăn cơm trắng, sử dụng nhiều bánh kẹo có nhiều đường sẽ dẫn tới sâu răng, loãng xương.
Sau khi hệ tiêu hóa đã chuyển hóa tinh bột thành đường Gluco sẽ được hấp thụ trực tiếp vào máu nhiệm vụ chính để cung cấp năng lượng cho các hoạt động cơ bắp còn một phần ít để xây dựng tế bào. Nếu máu đã đủ đường thì sẽ được tích trữ lại ở trong gan dưới dạng Glycozen (hay còn gọi là tinh bột động vật). Khi máu chúng ta bị thiếu, cơ thể tự động lấy từ các bể dự trữ trong gan để bổ sung đường vào máu. Việc điều tiết này có đóng góp rất quan trọng của “bơm sinh học” tự động đó là tỉ lệ K/Na để mọi tình trạng sinh lý, sinh hóa của cơ thể diễn ra bình thường. Khi xảy ra tình trạng thừa carbonhydrat (kể cả số 7) cơ thể sẽ tiết kiệm dư thừa bằng cách chuyển hóa thành protein hoặc chất béo (lipit). Điều này giải thích vì sao các loại ăn cỏ nhưng vẫn có khả năng sinh tổng hợp protein để phát triển.
Vai trò của protein đối với cơ thể vào hai việc là phát triển (lớn lên-sinh ra tế bào) và sửa chữa hay thay thế các tế bào. Protein không cần cho năng lượng của cơ bắp, cho các hoạt động tăng cường hay là nguồn dự trữ năng lượng. Do vậy lượng protein bổ sung chỉ cần vừa đủ để thay thế các tế bào chết và làm các tế bào phát triển mà thôi. Ngày nay luôn có một nỗi sợ thiếu protein nên chúng ta ăn rất thừa…
Đơn vị của protein là các axit amin và cơ thể cần 22 loại axit amin chúng nối với nhau bằng rất nhiều cách để tạo ra các loại protein trong cơ thể kể cả enzyme cũng là protein mà thành. Các axit amin nối với nhau bởi các liên kết peptide tạo thành mạch thẳng (cấu trúc bậc 1). Trong cùng một mạch thẳng có chứa các nhóm chức tự liên kết với nhau tạo thành mạch xoắn (cấu trúc bậc 2), chúng tiếp tục cuộn lại thì thành cấu trúc bậc 3, và khi chúng cuộn sâu hơn nữa sẽ tạo thành cấu trúc bậc 4. Do vậy phải phá vỡ các cấu trúc này để có thể lấy được axit amin cho cơ thể, chúng ta mất rất nhiều năng lượng để phá vỡ và chuyển hóa protein.
Khi chúng ta ăn thịt (chủ yếu là cơ bắp) thành phần nước chiếm tới 75%,một lượng lớn các sợi cơ, gân định hình vững chắc còn protein chỉ chiếm 18% và hiệu suất chuyển hóa còn làm lượng axit amin chúng ta nhận được thấp hơn nữa. Ví dụ khi ăn 100g thịt bò protein chỉ có 18g và với hiệu suất chuyển hóa (NPU) là 67% vậy lượng axit amin chúng ta nhận được chỉ là 12.06 g mà thôi. Trong khi các loại đậu chứa tới 35-40% protein vậy chúng ta có cần thiết phải ăn thịt hay không hay chúng ta chỉ ăn thịt để thỏa mãn vị giác ?
Mặc dù cơ thể chúng ta cần axit amin nhưng không phải đi tìm axit amin để ăn mà là chúng ta ăn như thế nào để cân bằng các loại axit amin cơ thể cần hay là thức ăn nào mang lại các axit amin cân bằng cho cơ thể. Nhu cầu protein của một người bình thường cần 0.75 g/kg trọng lượng cơ thể (37,5 g/người có trọng lượng 50 kg) và chỉ có 9 loại axit amin cơ thể không tự tổng hợp được, phải cung cấp qua thức ăn.
TS Ohsawa dạy rằng: “ăn thịt là một sự mê tín, nếu không thì cũng là một sự thích khẩu, hay là cách tự dưỡng ấy chỉ căn cứ trên niềm tin rằng thịt có nhiều chất đạm, nhiệt lượng, hoặc sinh tố cần thiết cho sức khỏe. Nhưng có nhiều người không ăn thịt mà vẫn mạnh khỏe và sung sướng lắm”. Protein không được sử dụng trực tiếp làm nguồn năng lượng cho cơ thể hoặc hoạt động của cơ bắp. Cơ thể có thể sử dụng protein làm năng lượng cho hoạt động vật lý, nhưng bằng cách chuyển hóa protein thành carbohydrat. Điều này được thực hiện khi cơ thể thừa protein hoặc thiếu carbohydrat. Cơ thể tách phần tử chứa nitơ từ các phân tử protein và sử dụng các thành phần các bon còn lại để sản sinh ra năng lượng. Quá trình này bao gồm không chỉ việc mất năng lượng mà còn tạo ra căng thẳng cho gan, thận và các cơ quan khác để bài tiết các phế thải nitơ không sử dụng.
Khi chúng ta ăn tinh bột trắng dẫn tới thừa đường và cơ thể tích mỡ. Có những người vì sợ béo nên chuyển sang chế độ ăn ít chất bột (low carb) và ăn nhiều thịt. Chế độ này có thể giảm cân nhưng lại rất nguy hiểm vì cơ thể phải tiêu tốn nhiều năng lượng để chuyển hóa protein thừa thành carbohydrat cần thiết làm năng lượng, các cơ quan gan thận phải chuyển hóa ngược, tạo gánh nặng cho việc bài tiết. Nếu cần thiết tham gia các hoạt đông vật lý thì cần tăng cường chế độ ăn nhiều carbohydrat thay vì low carb.
Khi protein được ăn vào nhiều hơn lượng tiêu hóa cần thiết của cơ thể kết quả của sự nhiễm độc là trong máu bị vượt quá lượng nitơ, trong cơ tích tụ độc tố sẽ gây ra các bệnh mãn tính. Nhiễm độc protein biểu hiện như đau đầu, đau nhức nói chung, rộp miệng, lở môi, đau họng, phát ban, nhiều biểu hiện giống như dị ứng. Điều này đã được minh chứng trong quyến sách “The enzyme factor”. TS Ohsawa đã dạy rằng: “Con người có khả năng sinh ra protein, chúng ta có xưởng chế tạo của mình, không cần thiết phải ăn những protein động vật bằng cách vay mượn nơi các con thú khác. Nếu ngày nào cũng dùng như được dạy ở trường (80g thịt, trứng/người) chúng ta sẽ mất khả năng sản xuất chúng từ carbohydrat. Nếu ăn hơn 100 g đạm thì phát sinh cái gì, khó mà tính toán đấy nhé.
Nếu chúng ta ăn đạm động vật để cho ngon cái miêng, thì đó không phải là nuôi cơ thể mình, mà đấy là để làm thú vị cái thần khẩu. Các bạn có thể ăn thứ ấy và một ít thôi, nhưng không nên ngày nào cũng thế. Nếu muốn ăn 1 kg gà, vịt, các bạn có thể đau đớn đấy!”. So giữa động vật và thực vật thì nguồn protein từ thực vật vô cùng phong phú và giàu có. Ví dụ nếu lấy nước sinh tố từ 100g rau bó xôi và 50g cần tây (tổng là 150g), chúng ta thu được nhiều sắt hơn từ 300g thịt bò và nhiều canxi hơn từ 300g sữa!
Ngoài nguồn cung cấp từ thức ăn bên ngoài cơ thể-protein ngoại sinh, cơ thể chúng ta còn có một nguồn protein được từ chính bên trong cơ thể-protein nội sinh được tổng hợp từ các chất protein phế thải. Các tế bào có thể phá vỡ các protein thải thành các axit amin và sử dụng chúng để sinh tổng hợp các protein cho chính nó. Điều quan trọng là 2/3 nhu cầu về protein của cơ thể được cung cấp thông qua protein nội sinh mà không phải là nguồn ngoại sinh do thức ăn. Từ việc tiêu hóa các protein trong thức ăn và từ việc tái sinh các protein phế thải, cơ thể có tất cả các axit amin khác nhau luân chuyển trong máu và hệ thống bạch huyết.
Khi tế bào cần các axit amin này chúng sẽ được lấy tương ứng từ máu và bạch huyết. Sự luân chuyển liên tục của các axit amin có thể cung cấp cho cơ thể gọi là nguồn dự trữ axit amin. Nguồn dự trữ axit amin giống như một ngân hàng luôn mở cửa 24/24 giờ. Gan và các tế bào luôn gửi vào hoặc lấy ra các axit amin, phụ thuộc vào nồng độ các axit amin trong máu. Các tế bào cũng có khả năng dự trữ axit amin. Nếu lượng axit amin trong máu giảm, hoặc một số tế bào cần dùng một loại axit amin đặc biệt nào, các tế bào cũng có khả năng lấy chúng từ nguồn dự trữ đưa vào luân chuyển.
Các tế bào sinh tổng hợp protein nhiều hơn cần thiết để đảm bảo sự sống của các tế bào, các tế bào có thể chuyển hóa ngược các protein của chúng thành axit amin và gửi vào nguồn dự trữ. Giữa việc gửi vào hoặc lấy axit amin ra bởi gan và các tế bào → có một dòng liên tục các axit amin trong máu và huyết tương, làm thành bể chứa axit amin quan trọng. Bể chứa axit amin rất quan trọng trong việc hiểu vì sao protein hoàn chỉnh (từ thịt) là không cần thiết trong ăn uống.
Miso hay các loại tương nên men cổ truyền của chúng ta là thức ăn cung cấp axit amin lý tưởng. Vì trong thành phần của chúng có đủ các nguyên tố kim khoáng (Cu, Mn, Zn, …), các loại axit amin, vitamin và chất béo. Đậu nành và miso là Protein hoàn chỉnh. Miso chứa 12-13% protein, riêng Hatcho 20%, trong khi Phomat 20%; xúc xích, trứng 13%; sữa 3% và hệ số chuyển hóa của miso nên đến 72% cao hơn thịt gà và thịt bò chỉ có 65-67%. Ngoài ra, trong Miso có hệ vi sinh vật sống có tác dụng tốt cho đường ruột. Protein được chuyển hóa trong quá trình lên men thành các axit amin, peptit, tạo năng lượng cao, vô hiệu hóa tripsin chứa trong đậu nành và làm kiềm hóa. Tuy nhiên chúng ta cần chọn lựa nguồn nước tương đảm bảo, vì tương là sản phẩm lên men dễ sinh độc tố từ những nấm mốc không chuẩn do công nghệ sản xuất không chuẩn xác. Ngoài ra cần tránh sử dụng các loại nước tương pha chế, không phải là sản phẩm lên men tự nhiên.
Chất béo có chứa 3 nguyên tố là C, H O. Nó nghèo ô xy và giàu C, H hơn carbohydrat. Nó có nhiều năng lượng gấp đôi carbohydrat.Chất béo trong cơ thể là nguồn nhiệt và năng lượng quan trọng nhưng chất béo trong ăn uống lại không phải là nguồn cần thiết làm nhiên liệu. Chất béo chưa sử dụng ngay làm năng lượng cho cơ thể được dự trữ trong các mô mỡ. Các chất béo thường được dự trữ trong cơ thể nhiều hơn carbohydrat, nó có thể được chuyển hóa thành nhiên liệu khi nguồn dự trữ carbohydrat bị thiếu hụt. Khi nguồn dự trữ carbohydrat trong gan bị cạn kiệt, các chất béo của cơ thể được đồng hóa và sử dụng như nguồn cung mới. Quá trình chuyển hóa chất béo được diễn ra trong dạ dày gọi là quá trình nhũ hóa. Vì chất béo không hòa tan trong nước do vậy nó phải được nhũ hóa bởi các enzyme trong điều kiện pH thấp. Sau đó chất béo được phân cắt,dịch mật được tiết ra bởi gan và bổ sung vào ruột non chuyển hóa thành các axit béo để cơ thể hấp thụ. Và lượng chất béo cần thiết cho cơ thể là rất thấp.