Với kiến thức lõm bõm về Phật học của em thì thế này:
-
Kể cả ăn thịt cũng không phải là sát sinh. Phạm sát giới phải hội đủ một số yếu tố, bao gồm: mình biết có sự có mặt của chúng sinh ở đó, mình nảy sinh ác niệm muốn giết nó, mình thực hiện sự giết nó, chúng sinh đó chết do hành động của mình. --> em thấy chẳng khác gì định nghĩa giết người trong pháp luật.
Cho nên cụ ăn một cái xác gà đã chết cứng rồi thì không gọi là sát sinh. Cụ đi đường giẫm phải con sâu mà cụ không biết con sâu tồn tại ở đó thì 100% không sát sinh. Nếu cụ ăn hải sản đang bơi, ra cái bể chọn và bảo nhà hàng giết cho tôi con này thì
hình như có phạm sát giới, vì ra lệnh cho người khác giết cũng tính là mình giết.
- Kêu gọi ăn chay, ngoài lý do sức khỏe, theo em cách lý giải hợp lý nhất là để hạn chế tâm tham, vì nói gì thì nói, em phải công nhận là đồ ăn thịt gợi cảm giác khoái trá và thèm muốn hơn đồ ăn chay nhiều lắm
. Tâm tham, bản ngã... mới là những thứ độc hại theo giáo lý của nhà Phật. Cho nên truyền thống đi khất thực trong Phật giáo chính là để diệt bản ngã, diệt sự tự ái đấy. Người ta cho gì cũng nhận, không có chuyện được cúng thịt lại bảo đổi cho tôi sang cơm rau đi. Ngoài ra nhiều vùng núi non, khô hạn làm gì có rau mà ăn.
- Về phần câu hỏi thực vật có được coi là chúng sinh không: có, vạn vật kể cả tảng đá đều có linh tính. Nhưng đạo Phật
chia ra chúng sinh hữu tình và chúng sinh vô tình, kèm một số đặc điểm phân loại mà em không nhớ rõ. Chúng sinh hữu tình hình như là có Nghiệp lực, còn cây cỏ thì không. Nói cho dễ hiểu, nếu cụ giết động vật, cái âm hồn ấy có thể bám theo bắt cụ trả nợ
, hoặc gây ra một phản lực xấu nào đó. Còn thực vật không có Nghiệp lực, không có một số đặc điểm abc gì đó nữa. Do đó liên quan đến chuyện sát sinh, một số sách ghi rõ là "chúng sinh hữu tình", một số sách khác chỉ ghi là chúng sinh, nhưng có sự ngầm hiểu ở đây là các loài hữu tình / động vật.
Bởi vì, trong một thế giới tương đối khi mà con người vẫn cần phải ăn để nuôi thân, không có chuyện chúng sinh bình đẳng tuyệt đối. "Giết" thực vật sẽ không bị ảnh hưởng như khi giết động vật. Giết động vật cấp thấp sẽ ít bị ảnh hưởng hơn giết động vật cấp cao. Một ví dụ rõ ràng là trong đạo Phật, tội giết cha mẹ sẽ tạo nghiệp cực nặng, khác hẳn với giết người khác. Gây hại cho một vị chân tu cũng vậy. Nếu hiểu "chúng sinh bình đẳng" một cách tuyệt đối, thì giết nhà tu hành hay con sâu con kiến cũng phải giống nhau chứ? Nhưng không, khác đấy, khác ở chỗ "nghiệp" gây ra, hay nói cách khác là "tội lỗi" để lại.
Tóm lại cụm từ "chúng sinh bình đẳng" chủ yếu dùng để chỉ nhà tu hành có lòng từ bi bác ái với muôn loài, hoặc là để khuyến khích Phật tử hướng thiện, không nên khởi ác niệm dù là với những sinh linh nhỏ nhất. Ác niệm tuy nhỏ nhưng không trừ thì về sau có thể thành ác niệm lớn hơn. Chứ không phải là "chúng sinh bình đẳng" hoàn toàn trên mọi khía cạnh đâu.