PHẦN 3: AI GIẬT DÂY – GIẬT DÂY AI???
Có người bảo tôi “Hok có ng giật dây đằng sau không dám làm đâu” trên Group: Hội phụ huynh thành phố Hà Nội
- Không biết bạn đang ẩn ý đến ai?
- Tại sao phải có người giật dây mới dám nói lên sự thật?
- Vậy được hiểu là nếu làm thì tôi sẽ gặp nguy hiểm?
- Hay không dám làm vì sợ các con sẽ bị xa lánh?
- Hay là sợ dư luận, tin đồn thất thiệt lan truyền như cách các bạn đang làm?
- Sự thật mãi mãi là sự thật.
- Từ khi nào chúng ta chấp nhận những điều tiêu cực như một điều tất yếu, để cảm thấy chướng tai gai mắt với 01 cá thể đi ngược dòng, “dám” lên tiếng về những điều tiêu cực
Và tôi xin hỏi lại các bạn:
- Các bạn có chứng kiến hay tham gia vào sự việc của gia đình tôi không?
- Các bạn đã nghe 02 tai như lời các bạn nói chưa (tôi chưa từng hân hạnh được tiếp chuyện các bạn)?
- Căn cứ vào đâu các bạn bảo gia đình tôi ăn vạ, đòi đền bù?
HÃY NGẪM NGHĨ THẬT KĨ XEM AI ĐANG BỊ GIẬT DÂY NHÉ
Trong lúc chưa suy nghĩ ra thì mời bạn tiếp tục đọc câu chuyện của tôi:
Tôi bắt đầu có ý định tìm môi trường mới phù hợp hơn để các con tôi học tập. Tôi không đòi hỏi việc học văn hóa của các con tôi xuất sắc, nhưng tôi mong mỏi con tôi phải học được cách sống trung thực, ngay thẳng, chân thành. Tôi không tìm được những điều đó ở trường tiểu học Yên Hòa.
Tôi dự định nếu chuyển trường thì cũng sẽ ra đi trong êm ả, trường hợp không chuyển được thì con tôi vẫn được học tại trường tiểu học Yên Hòa, không bị ảnh hưởng gì.
Trong lúc gia đình đang phân vân thì con tôi gặp tai nạn ở trường. Cách hành xử của cô hiệu trưởng (chi tiết tại phần 4 & phần 5) như giọt nước tràn ly, lúc này tôi càng quyết tâm chuyển trường cho con, nhưng sẽ không còn êm ả nữa. Tôi cần phải làm gì đó, để thay đổi ngôi trường này, dù không đáng kể.
Chuyển trường cho con cũng là việc không hề đơn giản, tôi mới ở giai đoạn tham khảo trường và đặt vấn đề với trường mới về việc xin học – chưa được nhà trường trả lời. Thêm việc chữa trị thương tích của con, gia đình tôi khá bận trong giai đoạn này. Nhưng không sao, tôi sẽ bắt đầu bằng việc tìm hiểu các quy định của Pháp luật, vì muốn biết sai phạm và tiêu cực như thế nào thì phải hiểu rõ họ đang sai ở đâu.
Tôi hiểu quy định tại Điều 10, Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT như sau (nếu tôi hiểu sai xin được góp ý):
- Kinh phí hoạt động của BPH từ đâu? Kinh phí này có được từ sự ủng hộ tự nguyện của CMHS và nguồn tài trợ hợp pháp khác. Đồng thời, không qui định mức kinh phí ủng hộ bình quân cho các CMHS
- Kinh phí này để làm gì? Để phục vụ cho các hoạt động của BPH, nhằm hoàn thành nhiệm vụ tại Điều 4 Thông tư 55
- BPH KHÔNG ĐƯỢC QUYÊN GÓP các khoản: không theo nguyên tắc tự nguyện; trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; VỆ SINH LỚP HỌC, VỆ SINH TRƯỜNG; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; MUA SẮM MÁY MÓC, TRANG THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; SỬA CHỮA, NÂNG CẤP, XÂY DỰNG MỚI các công trình của nhà trường
Xã hội hóa giáo dục là gì? Để hiểu rõ hơn, mọi người có thể tham khảo 02 bài viết sau:
BPH lớp 1A8 tiểu học Yên Hòa có hiểu sai hay cố tình hiểu sai về một chủ trương thức thời và nhân văn của Đảng và Nhà nước, có đang núp bóng dưới mỹ từ “Xã hội hóa” để lạm thu, lạm chi hay không? BPH trích Quỹ BPH cho những khoản như hỗ trợ vệ sinh, trồng hoa hành lang nhà vệ sinh, sơn tường lớp học, trang bị máy chiếu… có đúng với quy định của Thông tư 55. Trích Quỹ BPH để trao tặng hiện vật cho nhà trường nhưng tự ấn định chi phí, model máy, nhà cung cấp?
Xin hỏi BPH lớp 1A8 tự quyết những khoản thu chi trên, hay được GIẬT DÂY NÊN MỚI DÁM LÀM SAI như vậy? Tại sao nhà trường không tự vận động tài trợ theo quy định tại
Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT?
NGOẠI TRUYỆN PHẦN 3:
Tại sao nói chuyển trường cho con không đơn giản? Có những vị phụ huynh đến trường 06-07 lần không gặp được cô hiệu trưởng, xin chuyển trường cho con từ tháng 6, sang tháng 7, sang tháng 8 mà vẫn chưa diện kiến được cô hiệu trưởng.