5. Kết luận: Với điểm số đánh giá qua từng phần test thực tế hẳn các cụ cũng khái quát được tương quan giữa hai cây dao qua góc nhìn cá nhân của em. Motokane không hề kém cạnh Takeda, thậm chí một số tiêu chí còn nhỉnh hơn.
Đến đây thì em xin đề cập đến giá.
Motokane santoku 17: 2,2 tr
Takeda bunka 17: khoảng 7tr
Khà khà... sao thế nhỉ, một cây dao đắt gấp 3 lần mà thực chiến lại chỉ ngang phân?
Khác biệt nằm ở đâu?
- Thương hiệu nổi tiếng: Đúng, nhà Takeda thì giới chơi dao và đầu bếp chuyên nghiệp đều có thể kể vanh vách các đời, các dòng dao. Uy tín, đẳng cấp đã được khẳng định từ lâu.
- Hình thức sang trọng: Đúng, Takeda với cán bác giác gỗ hồng, khâu gỗ mun đã ổn định, đường nét gia công sắc sảo hoàn thiện cao đem lại cảm giác đang dùng một sản phẩm luxury, ngầu lòi
. Trong khi để hạ giá thánh tối đa thì Motokane trang bị cái cán chữ D phổ thông, khâu nhựa cho cây dao của mình,đường nét hoàn thiện thô thiển. Cây santoku dùng review cho các cụ đã được em thay cán bát giác và mài dũa lại trước khi sử dụng.
- Tính bền vững: Takeda chất thật, em dùng cũng không giữ gìn lắm mà nó cứ trơ trơ, giữ lưỡi cực tốt, ốp carbon nhưng thấy khó gỉ. Lớp ram đen đã bong tróc từ lâu nhưng vẫn trơ trơ màu sám khói lạnh lùng. Motokane thì cần thời gian kiểm chứng.
À, nói thêm về khả năng chống dính tuyệt vời của Takeda. Lý do thì dùng một thời gian em mới để ý bản lưỡi được gia công khá đặc biệt, nó không phẳng mà lõm xuống và nhấp nhô ở khoảng giữa rồi dầy lên ở sông dao và phần lưỡi cắt.
Hình như chỉ có dòng Classic AS mới có kiểu gia công này, em cố chụp phần lõm này nhưng nhìn qua hình thì hơi khó thấy. Là các khoảng tối màu hơn trên ảnh.