Nhân ngày có nhóm Zalo bàn chuyện off, em mạo muội viết đôi chút về phần thép làm dao vì đây là phần em thích.
Em đọc xong tự tổng hợp lại, có chỗ nào sai các cụ mạo muội bỏ qua.
*****
Sắt là kim loại chính được sử dụng trong đời sống và là kim loại chính để là dao.
Sắt nguyên gốc là một kim loại dẻo, tuy nhiên Sắt khi phối hợp với Cabon thì lại tạo thành hợp kim với nhiều đặc tính khác hẳn.
Quy luật chung là khi có nhiều Cabon trong sắt thì hợp kim thu được sẽ cứng hơn.
Người ta chia ra:
THÉP là hợp kim Fe-C với hàm lượng Các bon bé hơn 2,14%.
GANG theo định nghĩa là hợp kim Fe-C với hàm lượng Các bon lớn hơn 2,14%.
Như vậy Gang có độ cứng cao hơn nhiều so với thép.
Câu hỏi: Tại sao không dùng Gang với độ cứng cao hơn để làm dao?
Vì đơn giản là với Gang người ra rất khó gia công khi nguội. Một con dao cần phải được tạo hình, mài bén... Với Gang chỉ có thể đúc và khó để gia công tạo hình lưỡi dao, mài dao để tạp độ bén.
Với dao khả năng cắt (sắc bén) là quan trọng hơn cả độ cứng.
Và một điều nữa là càng cứng thì sẽ càng giòn (Gãy).
Vì thế trong bếp bạn thường gặp Gang để làm nồi, chảo (Chống dính cực tốt)
Thép được làm dao bởi mềm hơn và có thể chế tạo, tạo hình lưỡi dao...
Thép có thể được chia làm các loại sau:
- Thép mềm (ít cacbon): Lượng cacbon trong khoảng 0,05–0,29% (Ví dụ theo tiêu chẩn AISI có thép 1018). Thép mềm có độ bền kéo vừa phải, nhưng lại khá rẻ tiền và dễ cán, rèn; Thép mềm sử dụng nhiều trong xây dựng, cán tấm, rèn phôi...
- Thép cacbon trung bình: Lượng cacbon trong khoảng 0,30–0,59% (Ví dụ theo tiêu chuẩn AISI có thép 1040). Có sự cân bằng giữa độ mềm và độ bền và có khả chống bào mòn tốt; phạm vi ứng dụng rộng rãi, là các thép định hình cũng như các chi tiết máy, cơ khí.
- Thép cacbon cao: Lượng cacbon trong khoảng 0,6–0,99%. Rất bền vững, sử dụng để sản xuất nhíp, lò xo, kéo thành sợi dây thép chịu cường độ lớn.
- Thép cacbon đặc biệt cao: Lượng cacbon trong khoảng 1,0–2,0% . Thép này khi tôi sẽ đạt được độ cứng rất cao. Dùng trong các việc dân dụng: dao cắt, trục xe hoặc đầu búa. Phần lớn thép này với hàm lượng 1,2%C được sử dụng trong công nghệ luyện kim bột và luôn được xếp loại vào với thép cacbon có hợp kim cao.
Vậy thép được sử dụng để làm dao bởi độ cứng tốt, có thể gia công tạo hình, mài trong quá trình sử dụng.
Thép các bon có nhược điểm là rỉ, và độ mịn không cao. Vì vậy khó bảo quản và làm mất thẩm mỹ... cũng như có thể ảnh hưởng mùi vị của thực phẩm.
Chính vì thế mà người ta đã sử dụng thép không ghỉ để làm dao.
Thép không ghỉ là là một hợp kim thép, thép được thêm Crom có hàm lượng crôm tối thiểu 10,5% (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp chrome /kʁom/),còn được viết là crôm, là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn có ký hiệu Cr và số hiệu nguyên tử bằng 24, là nguyên tố đầu tiên của nhóm 6, là 1 kim loại cứng, giòn, có độ nóng chảy cao. Bề mặt Crôm được bao phủ bởi 1 lớp màng mỏng Cr2O3, nên có ánh bạc và khả năng chống trầy xước cao
Ngoài Crom người ta còn thêm nhiều kim loại khác vào thép để cải thiện tính chất. Thường là: niken, mô-lip-đen và Vanadi mục đích là để: Chống ăn mòn, tăng độ mịn, tăng độ dẻo (Gảm độ dòn của thép) chống trầy xước.
Các tính chất của thép phụ thuộc vào quá trình luyện, ủ thép. Làm sao để kết tinh các pha tinh thể, tạo sự đồng đều, loại bỏ tạp chất trong thép để tạo thành loại thép với tính chất như mong muốn và có thể sử dụng trong thực tế.
Đó là các bí mật mang tính sống còn và lợi thế cạnh tranh của các hãng sản xuất, các nước.
Vì thế nên mỗi công ty, mỗi nước có khả năng luyện kim khác nhau để tạo ra loại thép với chất lượng khác nhau, thậm chí, nhiều loại thép còn không được xuất khẩu sang các nước khác.