Xời, em mê Muay Thai lắm mà dát đòn không dám đi tập, người như cái que chịu 1 cái lên gối chắc em đi viện luôn.
Cũng tùy cụ ạ, đi viện thì chưa nhưng tay chân, đặc biệt là bụng và hai bên sườn thâm tím cứ là thường xuyên. Mà đấy chỉ là đấu tập, sparring 50% sức hoặc 70% sức với bạn tập, cũng đã phải chọn lựa bạn- ko chọn các bạn trẻ quá vì khó kiểm soát được bản thân, vào đòn hơi sâu lại máu lên phang thật, vừa mất hay vừa chấn thương.
Hay nhất của Muay Thái lại không phải là gối trỏ hay là nghệ thuật bát chi như các cụ thường nghe. Cái hay của nó là cái spirit của nó, cái triết lý của nó cơ…. Em cứ từ từ ngấm, càng ngấm càng ngẫm lại thấy hay.
Còn đi tập thì cụ đừng ngại, nếu cụ tập ở các nơi dạng giảm cân giữ dáng thì HLV cũng vớ vẩn, dạy như mèo cào, động tác còn sai, đá xong tí ngã…. Thì không phải lo mấy vụ đấu, chấn thương hay đau đâu… cái em nói là tìm được thầy chuẩn, và muốn học thật sự cơ.
Em chỉ đơn cử chuyện đơn giản, trong các ngày tập có ngày tập thể lực- Muay ko chú trọng vào cơ to- sức mạnh như Gym nhưng ở Muay, cần sức bền liên tục. Do vậy, thường các chuỗi bài thể lực Muay là liên lục, ép tim lên mức cao nhất, từ đó giải phóng khả năng của cơ thể. 4 thằng đứng song song, nhảy liên tục lên bậc võ đài, xong chống đẩy lại nhảy trong vòng 2f, xong lại bài khác… mệt quá nhảy chậm, ăn vụt vào bắp chân sau, cười bạn vì ăn vụt, cũng bị ăn vụt theo… thời này tập như trung cổ ấy cụ. Mệt, đau bực chửi thầy thoải mái, vì thầy nói tiếng Thái, bập bẹ tiếng Anh
U50 vẫn quẩy Muay được à cụ. Cháu mấy lần định thử món này xong lại ngại.
Em trả lời ý cụ ở trên luôn ạ
Các cụ trong thớt này: em phục các cụ quá, nhiều cụ khỏe và chịu khó kinh, như cụ
dinhsuu. Nhìn các cụ, em lại thấy động lực để cố gắng.
Còn quan điểm của em về chỉ số cơ thể: giờ không còn ai quan tâm đến cái BMI đâu ạ, mà là BF. BMI có tốt thì chưa chắc cơ thể gọn, fit và ổn. Còn BF, chuẩn nhất theo em các cụ phải đo bằng thước đo BF chuyên dụng, kẹp ở các vị trí mỡ mạng sườn, dưới bắp tay, đùi chân và tra bảng. Cái máy đo BF ở các trung tâm như Elite, mặc dù đời mới vẫn sai số vì cơ chế đo của nó. Các cụ có thể thử ntn: sáng ngủ dậy, vệ sinh đái ỵ đầy đủ, không ăn chạy đến đo máy, lấy kết quả. Xong các cụ đi làm, cuối giờ về qua đo lại, khác nhau đấy. Nên nó chỉ là tham khảo thôi, nếu đo thì cần đo trong 1 điều kiện tương đối/ quy chiếu như nhau.
Nhịp tim: em thấy có cụ trên này nhịp tim có 40-50. Theo em thế là thấp, cũng có vấn đề đấy ạ. Như em, nhịp tim bình thường là 65-75. Cách đây 4 năm, nhịp tim bình thường không làm gì của em là 100, nếu vừa hút thuốc xong thì 110. Giờ em bỏ thuốc + tập luyện: tim còn 65-75. Hàng năm khám sức khỏe 2 lần, lần nào điện tâm đồ xong BS cũng hỏi, anh chơi thể thao à?
Vì em nhiều bệnh nên tập cũng vất vả hơn các cụ nhiều ạ: đầu tiên là chạy bộ nóng người, sau đó yoga 15f để dãn cơ thể, các khớp đặc biệt là khớp cổ, lưng. Sau đó là các bài tập Muay- khoảng 30 f, 30f cuối tùy buổi, có buổi thể lực, có buổi sức bền. Thường 30f Muay, nhịp tim đẩy lên bình quân 140-155, nếu sparring thì lên 170. Mà để lên mức đó, phần khởi động của em khá vất vả để đưa tim lên. Do vậy, em rất ngại khi tập gặp người quen, hay hỏi han linh tinh vì chỉ cần nói chuyện 2-3f, nhịp tim em tụt phát 80, lại kéo hì hụi lên mệt lắm. Hết buổi tập thì em lại phải 5f để dãn cơ. Nói chung lắm bệnh nhưng đam mê thì rất tốn thời gian, lại còn già rồi nên cần cẩn thận.