- Biển số
- OF-137063
- Ngày cấp bằng
- 3/4/12
- Số km
- 2,716
- Động cơ
- 387,370 Mã lực
Tiếp theo chuyện "Đi hỏi vợ cho thằng Út"
Mấy anh em ngồi trà dư tửu hậu một hồi thì thằng Út cũng dọn món ăn sáng lên bàn. Hai dĩa bánh mì, bánh được xếp chồng lên nhau, hai dĩa chả lụa được sắt thành từng thỏi dài, hai dĩa dưa leo (dưa chuột) được bào mỏng, hai chén nước tương xắt ớt, chấm hết. Anh Hai đứng lên cầm từng ổ bánh mì phát cho các em, việc còn lại thì mọi người “tự xử” theo sở thích của mình. Em xẻ đôi ổ bánh mì, cho vào trong vài miếng chả, mấy miếng dưa leo, sau đó chang thêm một ít nước tương cho nó đậm đà, việc còn lại là đưa lên miệng “cạp”, em thường thích ăn kiểu đấy vì nó gọn, khỏi cần bày biện bát đĩa chi cho mắc công.
Vừa nhai nhòm nhèm miếng bánh mì, em vừa hồi tưởng chuyện xưa với anh Hai :”Anh Hai có nhớ hồi đó, lúc hai anh em mình ăn bánh mì thịt chim khìa ở bến phà hôn?”.
Nhắc đến món bánh mì thịt chim này, em cũng xin ngoài lề mô tả cho một số cụ chưa biết. Ngày xưa ở bến phà Mỹ Thuận có hàng bán bánh mì kẹp với thịt “chim lá rụng “khìa, ăn rất ngon. Chim lá rụng là một loại chim nhỏ, chỉ bằng đầu ngón tay cái, ngày xưa có rất nhiều ở vùng ĐBSCL (ngày nay thì hơi khó tìm), chim được nhổ lông, làm sạch sẽ. Món ăn ngon nhất của chim lá là khìa hoặc rô ti, ăn nguyên con rất ngon, nếu kẹp chung với bánh mì, một ít rau răm, dưa leo, đồ chua thì thôi rồi lượm ơi, ăn một lần thì nhớ mãi, món này mà xuất hiện trên bàn nhậu thì cũng rất bắt rượu, cũng được liệt vào hàng “mồi bén hơn dao cạo” luôn .
Trở lại với câu chuyện. Nghe câu hỏi của em, anh Hai liền gật gật đầu, cười khà khà, nói :”Nhớ sao hổng nhớ em. Lần đó hai anh em mình làm biếng, không chịu đi đến tiệm mua cho đàng hoàng. Bị mấy thằng nhỏ bán bánh mì ở bến phà nó lường gạt. Nhớ lại anh vẫn còn tức cười”.
Nuốt miếng bánh mì vừa nhai trong miệng xuống cho thấm giọng, anh Hai kể tiếp :”Lúc đó ánh thấy thằng nhỏ cầm một mâm bánh mì kẹp thịt chim đi rao bán nhìn hấp dẫn quá trời, thịt chim nhét nhiều đến nỗi lòi chân, cẳng, đầu ra ngoài luôn. Ngoắc thằng nhỏ lại, anh hỏi nó bán bao nhiêu một ổ. Thấy nó nói giá cũng bằng ở tiệm nên anh mua hai ổ. Anh một ổ, dượng Bảy nó một ổ. Hai anh em đói bụng quá nên cầm ổ bánh mì lên ăn liền, nhai hoài, nhai hoài mà hổng thấy thịt chim đâu hết mà chỉ thấy toàn rau là rau. Thì ra thằng nhỏ ma lem, nó chơi ngụy trang mấy cái đầu chim, cẳng chim nằm trên miệng ổ bánh mì, còn trong ruột thì toàn là rau. Nghĩ tức thiệt, mình già đầu lại bị thằng nhỏ nó gạt. Anh định tìm thằng nhóc ký đầu nó nhưng dượng Bảy biểu anh thôi kệ nó đi, nó con nít, mình đụng vô nó là mình mệt. Nghĩ vậy nên hai anh em cũng ngồi chơi tán dóc chờ đến lượt xe lên phà. Đâu một lúc sau, thằng nhóc bán bánh mì lại rao lên gần chỗ anh. Anh kêu nó lại, nó không tỏ vẻ gì là sợ sệt, nó còn hỏi anh ăn bánh của nó có ngon hông mới tức chứ”.
Cả bàn phá lên cười với câu chuyện của em và anh Hai bị “dân bến phà” lường gạt. Dù là người dân địa phương hay khách phương xa, nếu đi qua bến phà, thì thế nào cũng một lần trong đời bị gạt, em chắc thế … (còn tiếp)
Mấy anh em ngồi trà dư tửu hậu một hồi thì thằng Út cũng dọn món ăn sáng lên bàn. Hai dĩa bánh mì, bánh được xếp chồng lên nhau, hai dĩa chả lụa được sắt thành từng thỏi dài, hai dĩa dưa leo (dưa chuột) được bào mỏng, hai chén nước tương xắt ớt, chấm hết. Anh Hai đứng lên cầm từng ổ bánh mì phát cho các em, việc còn lại thì mọi người “tự xử” theo sở thích của mình. Em xẻ đôi ổ bánh mì, cho vào trong vài miếng chả, mấy miếng dưa leo, sau đó chang thêm một ít nước tương cho nó đậm đà, việc còn lại là đưa lên miệng “cạp”, em thường thích ăn kiểu đấy vì nó gọn, khỏi cần bày biện bát đĩa chi cho mắc công.
Vừa nhai nhòm nhèm miếng bánh mì, em vừa hồi tưởng chuyện xưa với anh Hai :”Anh Hai có nhớ hồi đó, lúc hai anh em mình ăn bánh mì thịt chim khìa ở bến phà hôn?”.
Nhắc đến món bánh mì thịt chim này, em cũng xin ngoài lề mô tả cho một số cụ chưa biết. Ngày xưa ở bến phà Mỹ Thuận có hàng bán bánh mì kẹp với thịt “chim lá rụng “khìa, ăn rất ngon. Chim lá rụng là một loại chim nhỏ, chỉ bằng đầu ngón tay cái, ngày xưa có rất nhiều ở vùng ĐBSCL (ngày nay thì hơi khó tìm), chim được nhổ lông, làm sạch sẽ. Món ăn ngon nhất của chim lá là khìa hoặc rô ti, ăn nguyên con rất ngon, nếu kẹp chung với bánh mì, một ít rau răm, dưa leo, đồ chua thì thôi rồi lượm ơi, ăn một lần thì nhớ mãi, món này mà xuất hiện trên bàn nhậu thì cũng rất bắt rượu, cũng được liệt vào hàng “mồi bén hơn dao cạo” luôn .
Trở lại với câu chuyện. Nghe câu hỏi của em, anh Hai liền gật gật đầu, cười khà khà, nói :”Nhớ sao hổng nhớ em. Lần đó hai anh em mình làm biếng, không chịu đi đến tiệm mua cho đàng hoàng. Bị mấy thằng nhỏ bán bánh mì ở bến phà nó lường gạt. Nhớ lại anh vẫn còn tức cười”.
Nuốt miếng bánh mì vừa nhai trong miệng xuống cho thấm giọng, anh Hai kể tiếp :”Lúc đó ánh thấy thằng nhỏ cầm một mâm bánh mì kẹp thịt chim đi rao bán nhìn hấp dẫn quá trời, thịt chim nhét nhiều đến nỗi lòi chân, cẳng, đầu ra ngoài luôn. Ngoắc thằng nhỏ lại, anh hỏi nó bán bao nhiêu một ổ. Thấy nó nói giá cũng bằng ở tiệm nên anh mua hai ổ. Anh một ổ, dượng Bảy nó một ổ. Hai anh em đói bụng quá nên cầm ổ bánh mì lên ăn liền, nhai hoài, nhai hoài mà hổng thấy thịt chim đâu hết mà chỉ thấy toàn rau là rau. Thì ra thằng nhỏ ma lem, nó chơi ngụy trang mấy cái đầu chim, cẳng chim nằm trên miệng ổ bánh mì, còn trong ruột thì toàn là rau. Nghĩ tức thiệt, mình già đầu lại bị thằng nhỏ nó gạt. Anh định tìm thằng nhóc ký đầu nó nhưng dượng Bảy biểu anh thôi kệ nó đi, nó con nít, mình đụng vô nó là mình mệt. Nghĩ vậy nên hai anh em cũng ngồi chơi tán dóc chờ đến lượt xe lên phà. Đâu một lúc sau, thằng nhóc bán bánh mì lại rao lên gần chỗ anh. Anh kêu nó lại, nó không tỏ vẻ gì là sợ sệt, nó còn hỏi anh ăn bánh của nó có ngon hông mới tức chứ”.
Cả bàn phá lên cười với câu chuyện của em và anh Hai bị “dân bến phà” lường gạt. Dù là người dân địa phương hay khách phương xa, nếu đi qua bến phà, thì thế nào cũng một lần trong đời bị gạt, em chắc thế … (còn tiếp)
Chỉnh sửa cuối: