tiếp dương bẩy ơi
cụ k thấy cụ chủ thớt gọi là vợ đấy ạ, bố vợ cơ mà )Thế sau đó sao nữa Cụ? Cụ vẫn là con rể GĐ chứ ạ?
Em mà như bác:" Hôm nay con xin phép bác cho con và em được quan hệ" hihiĐây là bài viết của em ợ :
Mùa xuân năm 1994
Ngày mùng 2 Tết lần đầu tiên về quê người yêu ra mắt ở huyện Châu Thành - Đồng Tháp, tâm trạng em đan trộn hồi hộp lẫn âu lo. Gớm, họ hàng nhà người yêu đông như kiến cỏ : 8 người dì, 4 người cậu, 6 người chú, 2 người cô cùng hàng lô hàng lốc con cháu.
Ngày Tết miền Nam sau những màn chào đón, thăm hỏi luôn là những bàn tiệc đã dựng sẵn với những món ăn truyền thống : Gà luộc lá chanh chấm muối ớt, chả lụa bánh mì, tôm càng xanh nướng, cá tra nấu canh chua, khổ qua hầm cá thác lác, thịt kho tàu, dưa hành chua ... và tất nhiên không bao giờ thiếu 1 thứ đó là rượu
Rượu Đồng Tháp nhạt chứ không đậm đà và nặng đô như những xứ khác nhưng với những người chưa hề lâm trận bao giờ như em thì chỉ cần ngửi thấy mùi là đã muốn say. Dù muốn dù không thì "nhập gia phải tùy tục". Chén rượu ngày xuân của người miền Nam luôn chứa đựng nhiều tình cảm, tâm tình của những người con tứ phương trời quần tụ lại trong những ngày này. Và em cũng thế, cũng phải hòa mình vào những tình cảm ấy qua men rượu.
Ngồi chung bàn với 7 người anh của người yêu (người yêu của em là con gái duy nhất trong gia đình 8 anh em) em phải chịu cảnh "ra mắt" mà muốn rớt nước mắt các cụ ợ. Trên bàn rượu có 3 cái ly (loại ly uống nước trà), 1 ly do "chủ xị" cầm tài, 1 ly xoay vòng và 1 ly tình cảm "đá bổng đá bỏ". Chính vì cái ly tình cảm đá bổng ấy mới làm chết em đấy. Vì là người lần đầu tiên xuất hiện nên em luôn nhận được sự quan tâm chào đón của mọi người và chính vì thế cái ly tình cảm nó làm việc hết công suất và em cũng nhanh chóng "ngu" luôn. Kỷ niệm em không thể nào quên được là khi ông bố vợ tương lai sang bàn của em mời rượu. Tất nhiên, em là người được quan tâm nhất. Sau những câu chúc Tết, ông cầm ly rượu đưa em. Không biết do sợ quá hay sao nên em bị liệu trả lời ông bố vợ : " Bác cám ơn cháu". Các cụ thấy có chết không
Đó là kỷ niệm không bao giờ quên của em. Còn các cụ thì sao ợ
ko đánh nhau chắc ko phải a eE thì đến nhà bố vợ uống rượu, thế nào mà tí nữa thì oánh nhau với ông anh
Khi đến tiết mục văn nghệ, anh Tư lúc nào cũng hào hứng, xung phong mở màn. Ổng chỉnh micro bằng cách lấy tay này gõ vào cái tay kia, miệng kêu :"phụp, phụp, alô, một hai ba, bốn, alô …alô. Hôm nay, nhân dịp đầu năm mới, Tư tui xin hát tặng quí khán giả bài, Thương Về miền Trung", Sau phần giới thiệu, anh Tư tiến hành thử giọng bằng cách ngân nga một đoạn của bài hát :Tiếp theo cuộc nhậu ở nhà chú Út ...
Vẫn theo thông lệ, sự hào hứng của buổi nhậu không thể thiếu được phần văn nghệ. Anh Hai đứng lên đề nghị :"Kính thưa chú Út, các anh em trong bàn. Tiếp sau đây là tiết mục văn nghệ "hát với nhau". Ai thuộc gì ca nấy, chú Út cũng không ngoại lệ. Nếu ai mần hổng được thì bị phạt 2 cái".
Nghe anh Hai phát biểu về thể lệ khen thưởng, anh Ba giẫy nẫy :"Chơi gì mà phạt ác vậy anh Hai, mọi khi ông phạt có 1 cái, sao năm nay ông phạt tới 2 cái lận"
Anh Hai cười hề hề, nói :"Trượt giá mày ơi, mầy hổng thấy tết nhứt cái gì người ta cũng tăng hả. Khà khà"
Sở dĩ anh Ba ý kiến vì ổng là người luôn phải chấp hành hình phạt vì có biết hát hò chi đâu. Chú Út nghe anh Hai nhắc tới mình, cũng lên tiếng cự nự :"Chú già rồi, hát hò gì nổi mà bây cũng lôi chú vô. Thôi cho chú làm khán giả được rồi, he he "
Anh Hai lắc đầu không đồng ý :"Cái này nó là luật rồi chú ơi. Con cũng thương chú lắm, nhưng mà quân pháp bất vị thân. Chú ráng nhớ bài nào mần một đoạn thôi cũng được. Như vậy là con vu vi cho chú lắm rồi".
Chú Út cười khà khà, mắng:"Cha bây, chú của tụi bây mà tụi bây cũng hổng tha nữa, khà khà".
Sau khi đã thống nhất với nhau về tiết mục văn nghệ, anh Hai ra lệnh cho thằng Tám :"Tự em, đi vô nhà kiếm cái trống coi"
Thằng Tám dạ ran, nhổm mình tính chạy đi thì chú Út vội cản lại :"Thôi, thôi ... khỏi trống kèn gì hết, ca không được rồi . Tụi bây đập bể hết mấy cái thau chậu của nhà tao hết bây giờ. Lần trước mấy anh em bây qua đập bể thau nhà thím Hai gặp ai bả cũng mắng vốn hết kìa, cả làng cả xã này chạy mặt anh em tụi bây luôn"
Dữ liệu mà chú Út cung cấp em chưa hề được biết nên thắc mắc quay sang hỏi chú :"Ủa, mấy anh mần gì mà thím Hai chửi vậy chú ?"
Nghe em hỏi, chú Út cũng hổng dấu, kể luôn :"Bữa đó đám giỗ của chú Hai bây, mấy thằng quỉ sứ này kéo qua nhà bả nhậu. Nhậu một hồi thì tụi nó cũng văn nghệ, văn gừng. Tụi nó lôi cái thau mà thím Hai bây giấu ở dưới gậm giường ra làm cái trống. Nó gõ mần sao mà bể cái thau của bả luôn. Làm bả chửi quá trời".
Thấy em vẫn còn thắc mắc nên anh Hai kể tiếp :"Bữa đó, anh kiu thằng Tư kiếm cái trống. Mẹ cái thằng làm biếng, nó lôi cái thau mà thím Hai bả nhét dưới gậm giường ra gõ. Mà cái thau đó là thím Hai dùng để ban đêm đi tiểu, vì bả mắc chứng tiểu đêm. Mới đầu thím Hai đâu có biết, sáng ra thì bả thấy nước tiểu chảy đầy nhà do cái thau bị bể. Lúc này nhớ ra nên bả chửi um sùm luôn, hà hà".
Câu chuyện "phá thau" nhà thím Hai làm mấy ông anh cười khoái chí. Chú Út mới lên tiếng nhận xét :"Tụi bây quậy quá làm bả (thím Hai) chạy mặt mấy anh em bây luôn. Mai mốt nhà bả có đám tiệc chắc hổng dám kiu mấy anh em bây nữa, khà khà".
"Chạy đâu mà chạy chú. Hôm cúng ông táo mấy anh em con còn qua nhà thím Hai nhậu kìa. Rút kinh nghiệm lần trước, lần này thím Hai trang bị sẵn cho mấy anh em tụi con nhạc cụ đầy đủ luôn". Anh Hai hứng khởi khoe, rồi nói tiếp :"Thôi, nếu chú Út hổng cho trống thì trên bàn có gì, anh em mình chơi cái đó. Chú yên tâm, mấy thằng nhạc công nó làm hư cái gì của chú là con phạt nó liền".
Chú Út hỏi lại :"Bây phạt mần sao?"
Anh Hai trả lời :"Bể cái chén phạt 3 ly. Gẫy chiếc đũa phạt 1 ly, được hôn chú?"
Chú Út lắc đầu cười, bó tay với nhóm nhậu của anh em Hai Tòng. Thực ra mà nói mấy ông anh vợ của em không phải là những người nát rượu, suốt ngày ăn nhậu. Nhóm nhậu của mấy anh em chỉ họp mặt với nhau vào những dịp tiệc tùng, giỗ Tết chứ ngày thường họ vẫn là những người nông dân chăm chỉ, chí thú làm ăn, chăm lo gia đình. Nhưng được cái khi nhậu thì họ chơi rất hết mình, vui vẻ nên dù ngoài miệng la rầy nhưng các cô chú, cậu mợ rất thương mấy anh. Nhất là những ngày Tết, đám con của anh Sáu luôn đem cái rộn ràng, tiếng cười vui vẻ thì ai mà nỡ trách mắng, đúng không các cụ (còn tiếp)
Vâng đúng thế thưa cụ Trong cuộc đời ăn nhậu khoảng hơn 20 năm nam chinh bắc chiến của em cũng từng chứng kiến nhiều cảnh say. Chẳng có cái say nào giống cái sao nào. Mỗi người mỗi vẻ mười phân vẹn mười Có người khi bị say thì hay nói lắp, có người bình thường thì nói chuyện như sáo, khi say thì bổng dưng ít nói mà chỉ cười cười Có người khi say thì gặp vợ hôn vợ, gặp mẹ hôn mẹ ... làm những chuyện mà khi tỉnh họ chưa bao giờ làm ... v.v... nhưng em sợ nhất là những người say hay gây sự cãi nhau hoặc thậm chí đánh nhau, có nhiều người lúc tỉnh hiền như cục đất nhưng khi vô ba mớ rồi thì trái ngược hoàn toànRượu Hà Tĩnh các bác nghe danh chưa.Lần say nhất của em là vào quán cafe tè ngay giữa quá. (
Tiết mục văn nghệ của anh Ba làm náo loạn sự bình yên của buổi trưa yên tĩnh bởi tiếng cười ầm ĩ , tiếng vỗ tay tán thưởng của cả bàn. Thím Út đứng chống nạnh trên bậc thềm không biết tự lúc nào, chợt lên tiếng :"Thằng Ba bây năm nay trúng nhãn ăn Tết lớn hen. Hồi nào đến giờ thím có nghe bây ca bao giờ đâu. Vậy là năm nay nhà chú Thím bây hên rồi đó nghen."Khi đến tiết mục văn nghệ, anh Tư lúc nào cũng hào hứng, xung phong mở màn. Ổng chỉnh micro bằng cách lấy tay này gõ vào cái tay kia, miệng kêu :"phụp, phụp, alô, một hai ba, bốn, alô …alô. Hôm nay, nhân dịp đầu năm mới, Tư tui xin hát tặng quí khán giả bài, Thương Về miền Trung", Sau phần giới thiệu, anh Tư tiến hành thử giọng bằng cách ngân nga một đoạn của bài hát :
"Người ... hỡi...... có về miền Trung đi xe miền Đông. Nếu về miền Trung đi xe miền Tây. Không đến bao giờ .... Người .... hỡi.... có về miền Tây đi xe miền Tây. Nếu về miền Tây đi xe miền Đông ... không về được đâu ....".
Cả bàn cười rần rần với phần mở bài hết sức ấn tượng, hợp cảnh, hợp tình của anh Tư. Và cũng tiếp sau đó là phần âm thanh chén đũa của ban nhạc vang lên hòa đệm theo lời ca ngọt ngào, chứa chan đầy tình cảm của ổng làm ổng cảm thấy thêm hưng phấn, mắt nhắm nghiền, mặt mày đỏ quạch, gân cổ nổi lên từng đám loằng ngoằng, cất cao giọng hát.
“… Đã bao lâu rồi không về miền Tây thăm bà con. Nắng mưa đêm ngày cách trở giờ xa xôi đôi đường. Người hỡi… có về miền tây đem theo thùng bia, có về miền tây đem chai rờ mi, tui sẽ lo mồi …”
Suốt phần trình diễn của anh Tư, cả bàn không nhịn được cười với cách chế lời bài hát quá hay, quá hài hước của ổng, nên khi bài hát vừa kết thúc thì tiếng vỗ tay rần rần cũng vang lên kèm theo vài tiếng huýt sáo trong bàn :”thưởng, thưởng đê, hay quá, thưởng đê …”.
Trước lời đề nghị nhiệt tình của đám đông, anh Hai từ từ đứng lên rót đầy một ly rượu đưa qua cho anh Tư :”Hay quá Tư ơi, mai mốt anh Hai lo rượu còn em lo mồi nghen em”.
Sau phần thưởng rượu cho anh Tư thì anh Hai rót tiếp rượu đưa qua cho anh Ba ngồi kế bên, nói :”Nè, em hổng hát thì tự xử đi em. Cái thứ nhất, uống xong đi rồi anh rót thêm cái nữa”.
Bất chợt anh Ba bật cười hề hề, đưa tay cản ly rượu của anh Hai :”Ai nói tui hổng biết hát, tui hát tiếng En lít cho anh sợ chơi luôn, he he …”
Anh Hai trợn mắt ngạc nhiên, hỏi :”Thiệt hôn em? Thằng này hôm nay đã à ta. Đề nghị anh em trong bàn cho một tràng pháo tay thiệt đã cái coi”
Bàn nhậu vỗ tay rần rần và cũng hồi hộp hổng biết hôm nay anh Ba mần bản gì mà bằng tiếng En Lít nữa mới ghê chứ. Đúng là chuyện lạ. Chính vì thế mà không khí bàn nhậu nhanh chóng rơi vào im lặng, đợi chờ.
Anh Ba đứng lên, miệng cười cười rồi đột nhiên ổng quơ tay, lắc lư người cất tiếng hát : “ Già vá dép cho cô Trâm bầu. Già vá dép … “ .
Câu hát của anh Ba cứ lập đi lập lại có một đoạn như vậy kèm theo điệu múa minh họa của ổng làm cả bàn cười nghiêng ngã. Anh Hai ho khù khụ vì cười quá miệng, khoát tay nói :”Tao đau bụng quá Ba ơi. Thôi, đừng ca nữa mày ơi, bài hát gì ngắn ngủn mà nó tựa gì vậy em?”
Anh Ba cũng cười hì hì, nói :”Ai biết nó tựa gì, tui thấy con ca sĩ nó ca trên tivi hay quá nên bắt chước ca theo”.
Em cũng cười thắt cả ruột với cách thể hiện bài “coco jambo” của anh Ba. Nhất là phần vũ đạo của ổng. Bài hát của anh Ba làm thằng Huy đang sai ngủ cũng bật cười. Nó lồm cồm rời võng đi lại bàn nhậu để tham gia không khí vui vẻ của ngày xuân … (còn tiếp)
e dự cụ uống phải rượu can lộc và nhắm phải mực nháy kỳ anh quê e :ar!Rượu Hà Tĩnh các bác nghe danh chưa.Lần say nhất của em là vào quán cafe tè ngay giữa quá. (
Chỗ nào cũng thấy Ba Bị xh là sao?Em tưởng: Khoản gì chứ khoản riệu này bác phải gọi cháu bằng cụ............chứ nhể
Mùa xuân năm 1996, 1 năm sau ngày em làm rể Châu Thành, Đồng Tháp.
Ngày mùng 3 Tết, phụ giúp với mấy anh vợ lo sửa soạn mâm cổ cúng tiễn ông bà : Xôi, gà, dưa hấu, cũ kiệu ... xong lại tiếp tục nhậu. Lịch vui xuân miền Tây trong những ngày Tết dân tộc : Sáng từ 7-12 giờ : Nhậu, trưa từ 12 giờ đến 5 giờ : Nhậu, tối từ : 6 giờ đến 12 giờ khuya : Nhậu cứ thế cho đến khi hết mùng rồi sang đến mền
Năm nay đồi mới tư duy, mấy anh em không nhậu rượu nữa mà nhậu bia. Mồi nhậu năm nay có thêm nhiều món đặc biệt : Trứng vịt ung nướng, cá sặc rằn trộn xoài chua, chuột chiên xù ... Hết thùng ba con ba đầu thì em cũng bắt đầu mắc tiểu nên đi ra mé sông sau nhà hành sự. Do địa hình mé sông hơi bị dốc nên em không để ý bà má vợ đang rửa rau dưới mé. Đứng trên bờ em nhắm mắt trút bầu tâm sự xuống dưới. Bổng nghe tiếng la : Đứa nào đa'i bậy vậy bây. Chết cha tui rồi, tiếng bà má vợ. Do không có hệ thống phanh ABS nên em không thể phanh được mà chỉ chuyển đường đạn sang hướng khác thì bà má vợ đi lên. Ủa, con hả ! Rồi bà tất tả đi vô nhà. Em ngoái lại nhìn thì thấy một vạt áo của bà ướt sủng, buồn lòng tự chửi : Mẹ, thằng rể đu đủ