[TT Hữu ích] Tập làm văn : Em hãy tả lại kỷ niệm ăn nhậu đáng nhớ nhất !

fordeverest2012

Xe điện
Biển số
OF-137063
Ngày cấp bằng
3/4/12
Số km
2,716
Động cơ
387,370 Mã lực
Tiếp theo chuyện “ Đi hỏi vợ cho thằng Út “
Nội dung chính trong buổi nhậu ngày hôm nay tập trung vào chủ đề đám dạm ngỏ của thằng Út. Chú Tám hỏi anh Hai :” Má bây chọn ngày chưa Hai?” Anh Hai trả lời :” Dạ rồi, mùng bảy mình qua bên đàng gái. Chắc bữa đó con mượn chiếc tắc ráng của thằng Hợi bên sông với chiếc của chú nữa mới đủ chở”. Chú Tám hỏi tiếp :”Đi nhiêu người mà mần 2 chiếc tắc ráng lận con?”. “Khoảng 20 mươi người chú ơi” Anh Hai trả lời. Sau phần bố trí danh sách thành phần đá chính thì anh Hai cũng bàn bạc với chú Tám đội hình chiến thuật :”Rút kinh nghiệm đám cưới thằng Tám, quân mình chết la liệt. Con tính chuyến này mình đá theo đội hình 4-2-1-1, chú thấy được hôn chú?” . Chú Tám thắc mắc hỏi anh Hai :”Đội hình 4-2-1-1 là sao mậy ?”. Anh Hai giải thích :” Là 4 thằng ngồi bàn, 2 thằng điện thoại, 1 thằng đi qua bàn khách, còn dượng Bảy nó yếu nhất thì cho nó đá li bê rô. Chứ chuyến trước con đá đội hình 6-1-1, tụi nó chết hết trơn”. Em không nhịn được cười với cách anh Hai “lo lắng” cho đám ăn nói của thằng Út. Thật ra, cớ sự là do hồi đám cưới thằng Tám, mấy ông anh vợ của thằng Tám chơi chiến thuật “du kích”, mời rượu liên tục hết người này đến người kia nên đốn gục anh Tư, anh Năm, anh Sáu, thằng Út và cả em :)) Nhà gái phải bố trí người chở mấy anh em về nhà. Thật là mất mặt không tả được. Nên rút kinh nghiệm, anh Hai bàn bạc trước và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đứa em. Anh Hai, anh Ba là đội mạnh nên có nhiệm vụ “bám trụ”, ngồi tại chỗ tiếp khách. Anh Tư, anh Năm, anh Sáu và em thay phiên nhau đem rượu qua bàn của nhà gái mời. Nếu người nào mệt quá thì lấy điện thoại ra sân a lô thoải mái khi nào hết mệt thì vào :)) . Nghe anh Hai trình bày, chú Tám chia sẽ :”Tại mấy anh em tụi bây dở quá. Vô bàn nhậu là lo uống khí thế, không biết dưỡng sức nên khi “quân địch” tấn công thì anh em tụi bây chết ngắt. Tụi bây uống chậm thôi, phải biết tận dụng triệt để ly “bắn bỏ”, bên nhà gái có thằng nào mò qua thì lấy cái ly ấy, tụi bây thay phiên nhau bắn nó, Chú bảo đảm với tụi bây là tụi nó hổng dám bén mảng đến bàn tụi bây luôn”. Sòng nhậu rộn ràng tiếng cười đùa, tiếng tâm sự nhỏ to và cũng như mọi lần, khi men rượu đã ngấm thì cũng là lúc tiết mục văn nghệ bắt đầu. Có khác chăng tiết mục văn nghệ hôm nay không chơi “nhạc sống” như mọi khi mà được thể hiện bằng dàn Karaoke ở nhà chú Tám. Công nhận dàn máy nhà chú chơi cũng rất hay, mấy anh em mãi say sưa ca hát mà không biết màn đêm đã sụp xuống tự bao giờ … (còn tiếp)

Tắc ráng : Một loại xuồng cao tốc được sử dụng phổ biến ở miền Tây
 
Chỉnh sửa cuối:

fordeverest2012

Xe điện
Biển số
OF-137063
Ngày cấp bằng
3/4/12
Số km
2,716
Động cơ
387,370 Mã lực
Tiếp theo chuyện "Đi hỏi vợ cho thằng Út"
Cuộc nhậu kéo dài đến gần 10 giờ tối thì mấy anh em tạm biệt chú Tám ra về. Con đường quê giờ phủ 1 màu đen kịt trộn lẫn âm thanh rì rào, đều đều của lũ côn trùng, khiến cho cảnh quê càng thêm đìu hiu, ảm đạm. Để đỡ nhàm chán, em kêu anh Năm kể “chuyện thiệt” cho đỡ buồn, cũng như cho con đường trở về nhà bớt xa hơn. Anh Năm liền kể :” Hôm trước anh đi ra đồng, đang đứng ở chỗ cái vũng trâu rửa đôi dép dính đầy sình bùn thì anh thấy hình như có con cúm núm (gà nước) đang sột soạt chỗ mấy bụi lau sậy gần mé mương. Anh sẵn chiếc dép đang cầm trên tay, liệng mạnh vô chỗ đó. Tự nhiên, trong đó phát ra tiếng la của ông già “Mồ tổ đứa nào lấy dép chọi tao, chui vô đây ị mà nó cũng hổng tha nữa”. Rồi anh thấy chiếc dép của anh bay ngược trở ra. Hổng suy nghĩ nhiều, anh xỏ chiếc dép vọt liền một hơi. Thấy cũng xa, anh đứng lại nghỉ mệt thì lúc này mới nghe cái mùi gì hơi thum thủm, chèn dẹp ở dưới chân. Mẹ, lúc này anh mới thấy chiếc dép và chân anh dính đầy kít. Ông già chơi ác thiệt, trả anh chiếc dép còn gài mìn của ổng vô”. Câu chuyện anh Năm kể riêng cho em nghe làm mấy ông anh đi cùng cũng phá lên cười. Ông anh Hai lên tiếng :” Mẹ cái thằng, đạp kít mà cũng kể”. Anh Tư thì nói :”Trong mấy chuyện có thiệt của thằng Năm, chuyện này chắc là chuyện thiệt nè, ha ha “. Tiếng cười đùa, trêu chọc nhau của mấy anh làm con đường về nhà cũng bớt đi vẻ quạnh hiu và cũng chẳng lâu sau mấy anh em cũng về đến nhà má … (còn tiếp)
 
Chỉnh sửa cuối:

xeco.com

Xe ba gác
Biển số
OF-190420
Ngày cấp bằng
18/4/13
Số km
20,255
Động cơ
476,350 Mã lực
Đội hình mạnh, chúc mừng cụ :))
 
Biển số
OF-29355
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
32,111
Động cơ
4,012,254 Mã lực
Em rất cám ơn cụ Alpha đã giúp em phần minh họa thật sinh động :D Em thì có cái rất dở là khi đi chơi không biết chụp choạt gì hết. Nếu có, thì toàn chụp ảnh gia đình nên tìm cái ảnh minh họa cũng không ra :))
P/s : Các món ăn ở quán như hình trên, trông thì rất bắt mắt nhưng em bảo đảm với các cụ nó sẽ không ngon bằng những món em thưởng thức ở quê vợ :D. Vì ngoài quán, họ toàn sử dụng cá nuôi bằng thực phẩm nên chất lượng thịt không bằng những con cá sống hoang dã ngoài thiên nhiên. Như ở quê em các cụ sẽ rất khó kiếm được con cá lóc nào to như con cá ở hình trên. Vì cá lóc đồng con lớn nhất cũng chỉ khoảng tầm 0,5kg mà thôi nhưng nếu các cụ đã thưởng thức qua nó rồi thì sẽ cảm nhận được sự khác biệt ngay :D
Có hình em chụp, cũng có hình em lấy trên mạng mà :)
Em cũng từng sống ở trỏng từ 1987-1990, cũng đi tát đìa bắt cá, bơi lặn ở sông Sài Gòn và sông Đồng Nai; cũng từng nhậu những trận tưng bừng khói lửa với các anh Hai anh Ba
Sau khi ra Bắc, em cũng nhiều lần vào lại nhưng chẳng lần nào ở được lâu. Đọc những bài viết của cụ, ký ức lại ùa về, nhớ da diết thời trai trẻ vẫy vùng quá :)
Cám ơn cụ và mời cụ tiếp đi ạ
 

Ngo Rung

Xe cút kít
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
16,983
Động cơ
473,945 Mã lực
Tiếp theo chuyện “ Đi hỏi vợ cho thằng Út “
Nội dung chính trong buổi nhậu ngày hôm nay tập trung vào chủ đề đám dạm ngỏ của thằng Út. Chú Tám hỏi anh Hai :” Má bây chọn ngày chưa Hai?” Anh Hai trả lời :” Dạ rồi, mùng bảy mình qua bên đàng gái. Chắc bữa đó con mượn chiếc tắc ráng của thằng Hợi bên sông với chiếc của chú nữa mới đủ chở”. Chú Tám hỏi tiếp :”Đi nhiêu người mà mần 2 chiếc tắc ráng lận con?”. “Khoảng 20 mươi người chú ơi” Anh Hai trả lời. Sau phần bố trí danh sách thành phần đá chính thì anh Hai cũng bàn bạc với chú Tám đội hình chiến thuật :”Rút kinh nghiệm đám cưới thằng Tám, quân mình chết la liệt. Con tính chuyến này mình đá theo đội hình 4-2-1-1, chú thấy được hôn chú?” . Chú Tám thắc mắc hỏi anh Hai :”Đội hình 4-2-1-1 là sao mậy ?”. Anh Hai giải thích :” Là 4 thằng ngồi bàn, 2 thằng điện thoại, 1 thằng đi qua bàn khách, còn dượng Bảy nó yếu nhất thì cho nó đá li bê rô. Chứ chuyến trước con đá đội hình 6-1-1, tụi nó chết hết trơn”. Em không nhịn được cười với cách anh Hai “lo lắng” cho đám ăn nói của thằng Út. Thật ra, cớ sự là do hồi đám cưới thằng Tám, mấy ông anh vợ của thằng Tám chơi chiến thuật “du kích”, mời rượu liên tục hết người này đến người kia nên đốn gục anh Tư, anh Năm, anh Sáu, thằng Út và cả em :)) Nhà gái phải bố trí người chở mấy anh em về nhà. Thật là mất mặt không tả được. Nên rút kinh nghiệm, anh Hai bàn bạc trước và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đứa em. Anh Hai, anh Ba là đội mạnh nên có nhiệm vụ “bám trụ”, ngồi tại chỗ tiếp khách. Anh Tư, anh Năm, anh Sáu và em thay phiên nhau đem rượu qua bàn của nhà gái mời. Nếu người nào mệt quá thì lấy điện thoại ra sân a lô thoải mái khi nào hết mệt thì vào :)) . Nghe anh Hai trình bày, chú Tám chia sẽ :”Tại mấy anh em tụi bây dở quá. Vô bàn nhậu là lo uống khí thế, không biết dưỡng sức nên khi “quân địch” tấn công thì anh em tụi bây chết ngắt. Tụi bây uống chậm thôi, phải biết tận dụng triệt để ly “bắn bỏ”, bên nhà gái có thằng nào mò qua thì lấy cái ly ấy, tụi bây thay phiên nhau bắn nó, Chú bảo đảm với tụi bây là tụi nó hổng dám bén mảng đến bàn tụi bây luôn”. Sòng nhậu rộn ràng tiếng cười đùa, tiếng tâm sự nhỏ to và cũng như mọi lần, khi men rượu đã ngấm thì cũng là lúc tiết mục văn nghệ bắt đầu. Có khác chăng tiết mục văn nghệ hôm nay không chơi “nhạc sống” như mọi khi mà được thể hiện bằng dàn Karaoke ở nhà chú Tám. Công nhận dàn máy nhà chú chơi cũng rất hay, mấy anh em mãi say sưa ca hát mà không biết màn đêm đã sụp xuống tự bao giờ … (còn tiếp)

Tắc ráng : Một loại xuồng cao tốc được sử dụng phổ biến ở miền Tây
Truyện của cụ hay quá, cụ chủ sướng thật, được làm rể "độc" lại được các anh vợ "sôi động" nữa :))
 

xemoc

Xe buýt
Biển số
OF-326767
Ngày cấp bằng
11/7/14
Số km
657
Động cơ
289,590 Mã lực
Lần đầu tiên cháu say là khi 10 tuổi.uống trộm rượu mẹ cất,xong say bí tỷ chui vào chuồng gà ngủ cả nhà tưởng mất tích tìm toán loạn.Tầm 7h tối tỉnh mò lên nhà cả nhà tưởng ma hề hêg
 

langthang

Xe hơi
Biển số
OF-993
Ngày cấp bằng
28/7/06
Số km
142
Động cơ
577,300 Mã lực
Tuổi
45
Em không uống đc riệu
 

fordeverest2012

Xe điện
Biển số
OF-137063
Ngày cấp bằng
3/4/12
Số km
2,716
Động cơ
387,370 Mã lực
Có hình em chụp, cũng có hình em lấy trên mạng mà :)
Em cũng từng sống ở trỏng từ 1987-1990, cũng đi tát đìa bắt cá, bơi lặn ở sông Sài Gòn và sông Đồng Nai; cũng từng nhậu những trận tưng bừng khói lửa với các anh Hai anh Ba
Sau khi ra Bắc, em cũng nhiều lần vào lại nhưng chẳng lần nào ở được lâu. Đọc những bài viết của cụ, ký ức lại ùa về, nhớ da diết thời trai trẻ vẫy vùng quá :)
Cám ơn cụ và mời cụ tiếp đi ạ
Em ngưỡng mộ cụ quá :D Dấu chân của cụ đã được đặt lên mọi nẻo đường của đất nước. Chả bù cho em, ngoài quê vợ ra thì em chỉ biết thêm có vài tỉnh phụ cận :)).
Cụ Alpha đã từng sống và đi nhiều nơi. Có kỷ niệm nào đẹp và vui mong cụ góp giúp với em một tay với :D
 

fordeverest2012

Xe điện
Biển số
OF-137063
Ngày cấp bằng
3/4/12
Số km
2,716
Động cơ
387,370 Mã lực
Văn chương của em nó lủng cà lủng củn, chả trách ngày xưa cô giáo văn thường phê : "Lan man nhiều, nên đi vào ý chính" :)). Nhưng bản tính xưa nay của em nó vậy, nói gì thì nói phải "có đầu, có đuôi" :)) Nhưng nghĩ lại, quá lan man thì thường sẽ tạo sự rắc rối, khó hiểu cho người đọc. Nên trước khi tiếp tục câu chuyện, em cũng xin ngoài lề giải thích một chút về phong tục cưới hỏi của người miền Tây, mà cụ thể ở đây là quê vợ em, Đồng Tháp. Em nghe ông bà kể, đám cưới ngày xưa ở miền Tây có đến 6 cái lễ rất rườm rà. Ngày nay, lễ lạc đã được chế (hạn chế) bớt còn khoảng 2,3 lễ thậm chí chỉ còn một. Như đám cưới ngày xưa của em với gấu thì bên nhà gái chỉ làm có 2 lễ (vì nhà em xa nên gia đình vợ chế bớt :D) : Lễ Sơ Vấn (đính hôn) và lễ Vu qui (xuất giá). Nhưng đám cưới của thằng Út thì lại được tiến hành 3 lễ gồm : Lễ dạm ngỏ : Nhà trai sang bên nhà gái coi mắt con dâu tương lai. Ở lễ này ngày xưa, người con gái được coi mắt phải trổ tài nấu nướng, tề gia nội trợ để "ra mắt" nhà trai. Nếu nhà trai ưng ý thì sẽ xin được "đặt cọc" và xin tuổi của cô con dâu ấy. Sau đó, căn cứ vào tuổi của cô dâu và chú rể, nhà trai sẽ coi ngày để trình cho nhà gái tổ chức buổi lễ "sơ vấn". Ở lễ này, nhà trai sẽ mang lễ vật gồm :rượu, trà, bánh, trái sang nhà gái để đính hôn. Cha mẹ chú rể sẽ tiến hành cho con dâu tương lai 1 món quà thường là đôi hoa tai vàng, đồng thời bên nhà trai sẽ trình thiệp có ghi ngày, giờ rước dâu (đám cưới) cho bên nhà gái. Và cuối cùng là lễ Vu qui : Nhà gái sẽ tổ chức đám cưới trước ngày rước dâu để đãi tiệc họ hàng, chú rể cũng qua nhà cô dâu vào ngày này để cùng với nhà gái tiếp khách. Đêm hôm đó, nhà cô dâu có cái lễ hết sức thiêng liêng đó là : Lạy xuất giá. Trong buổi lạy xuất giá thì ba mẹ cô dâu sẽ thắp nhang bàn thờ ông bà tổ tiên, thông báo ngày con gái lấy chồng. Tiếp theo là cô dâu sẽ dâng rượu cho cha mẹ để cảm ơn sự nuôi nấng, dưỡng dục. Cha mẹ cô dâu sẽ có đôi lời dạy dỗ con mình (lâu mau tùy theo trung bình khoảng 1 giờ :)) ) về đạo làm dâu, làm vợ. Sau lời giáo huấn của phụ huynh thì cô dâu tiếp tục dâng rượu cho ông, bà (nếu có), cô, chú, gì, cậu, thím, mợ trong gia tộc và nhận lại được sự chúc phúc, quà cưới. Sáng hôm sau Khi nhà trai qua nhà gái đón dâu là lễ xuất giá. Trong lễ này, cô dâu và chú rể thắp nhang bàn thờ và cùng nhau "lên đèn", nghĩa là chú rể cầm 2 cây đèn cầy lớn thắp lên bàn thờ bên nhà vợ ra mắt ông bà. Sau khi lên đèn thì đến tiết mục "trùm mềm, bẻ cau". Cô dâu, chú rễ được che bởi một cái mền và hai người thi nhau bẻ cau, ai bẻ được nhiều cau thì người đó "nắm quyền" :)). Thực ra, sở dĩ có tục này là vì quan niệm "con cháu đầy đàn" mà thôi. Cuối cùng là lễ trao nhẫn cho nhau và chú rễ sẽ máng lên người cô dâu tất cả vàng bạc, trang sức mà gia đình nhà trai tặng cho cô dâu như : vòng tay, dây chuyền, kiềng v.v.... Buổi lễ xuất giá kết thúc. Nhà trai đón cô dâu về nhà mình để tiến hành lễ "Tân Hôn". Lễ này như thế nào em chắc các cụ trên này cũng rất am tường rồi. Chủ yếu là : Nhậu thôi :))
 
Chỉnh sửa cuối:

fordeverest2012

Xe điện
Biển số
OF-137063
Ngày cấp bằng
3/4/12
Số km
2,716
Động cơ
387,370 Mã lực
Tiếp theo chuyện "Đi hỏi vợ cho thằng Út"
Trời chưa kịp sáng, em đã bị đánh thức bởi tiếng nói cười ồn ào của mấy bà chị dâu đang nấu nướng ở dưới bếp. Em bước ra ngoài, vươn vai, hít mạnh một ngụm không khí trong lành của buổi sớm mai. Lũ chim chóc cũng thức dậy sớm, ríu ra, ríu rít trong vườn nhãn. Vậy là một ngày mới lại bắt đầu rộn rã. Hôm nay là ngày Tết Đoan Ngọ nên việc cúng kiếng được mọi người thực hiện từ rất sớm. Một cái bàn tròn được kê ngay ngắn ở giữa sân, bên trên được bày biện các thứ đồ cúng nào là bánh tét, bánh ú, dĩa hoa quả với đủ loại trái cây xoài, mận, đu đủ …Nhìn qua nhà thằng Tám, em thấy nó cũng đang lui cui bày biện cúng kiếng, thắp nhang. Vậy là giờ này, chắc mấy anh em người nào cũng đang bận bịu với việc lễ cúng tại nhà mình. Không có việc gì làm, em tha thẩn đi ra phía sau bếp tụ tập với mấy bà chị dâu cho vui. “Ủa, dượng Bảy thức sớm quá vậy” tiếng chị Tư hỏi em. Em cũng hỏi lại :”Chị cũng qua đây sớm quá hén. Anh Tư ở nhà làm có một mình hả chị?”. Chị Tư trả lời :”Đồ cúng chị mần xong hết từ hôm qua rồi dượng Bảy ơi. Sáng ảnh (anh Tư) chỉ việc bưng ra cúng thôi. Chị qua đây phụ má nấu đồ ăn”. Nhìn thấy chị Tư đang lóc vỏ nguyên một cái đọt dừa, em hỏi :”Ủa, hôm nay nhà mình làm món gì vậy chị Tư?”. Chị Tư cười, đáp :”Chị đang mần củ hủ dừa để lát mình đổ bánh xèo ăn”. Món bánh xèo quê vợ em không giống như những nơi khác. Nhân bánh được làm bằng củ hủ dừa, 1 ít giá, tôm, thịt ba rọi nên chất lượng thì khỏi cần bàn. Miếng bánh được cuốn rau xanh (xà lách, rau thơm, húng lủi, dấp cá …) chấm với nước mắm đã qua chế biến thật ngon thì không bút nào tả được. Vỏ bánh giòn rộp hòa quyện với vị ngọt của tôm, thịt, vị bùi, béo của củ hủ dừa thì cũng rất hao rượu đấy :)). Đang thơ thẩn dưới bếp thì em nghe tiếng mấy ông anh gọi :”Dượng Bảy ra uống cà phê dượng Bảy ơi”. Em bước ra thì thấy anh Hai, anh Ba, anh Tư … đủ cả đang ngồi quanh cái bàn nước kê bên hông nhà. “Mấy anh cúng xong rồi hả?” Em cất tiếng hỏi. “Ừ, xong hết rồi. Lại đây uống cà phê em” anh Hai trả lời em. Nhìn lên bàn, em thấy mấy ông anh người nào cũng uống nước trà, riêng trước 1 cái ghế trống lại có ly cà phê đá, em thắc mắc chưa kịp hỏi thì thằng Út lên tiếng :”Thấy anh Bảy ghiền cà phê nên em mua về pha cho anh Bảy uống nè”. Thật ra, ở dưới quê mọi người đa số đều uống trà nóng vào buổi sáng. Riêng em có cái tật sáng mà không có ly cà phê thì không chịu được. Ăn sáng thì không cần nhưng cà phê là phải có. Thằng Út này đúng là hiểu ý anh Bảy :)). Anh Hai hớp một ngụm trà, rồi nói :”Một lát nữa anh tính lấy xuồng chở mấy đứa vào ruộng tát mương chơi. Dân SG về đây mà không dính sình (bùn) thì tụi nó không chịu được :))”. Chả vì có mấy đứa em gái của em về chơi nên ông anh Hai muốn thu xếp cho tụi nó đi “tham quan” ruộng đồng. Anh Hai tiếp :”Mình vô đó cho tụi nó quần (tát mương, bắt cá), anh em mình ra chòi nhậu nha.”. Chương trình của anh Hai nghe thật hấp dẫn, vì lâu lắm rồi anh em mới lại có dịp mở sòng trong chòi của anh Hai. Lần trước, cách đây cũng khá lâu, em không nhớ rõ năm nào, choáng ngợp với phong cảnh hữu tình của đồng ruộng “gió mát, trăng thanh”, sông nước lượn lờ nên em làm dữ quá, gục ngã ngủ luôn tại chòi. Khuya hôm nó em ói ra mật xanh, mật vàng làm anh Hai phải tất bật suốt đêm lau chùi cho em. Anh Hai còn đi soi nhái, băm nhuyễn ướp tiêu thật cay, nấu món cháo nhái đút cho em ăn để giã rượu, lại sức. Đó là món cháo mà em cảm thấy ngon nhất từ trước đến nay vì nó đượm cái tình của anh Hai dành cho thằng em rể “bầy hầy”, “lầy lội” của anh…. (còn tiếp)
 
Chỉnh sửa cuối:

Xep

Xe điện
Biển số
OF-348813
Ngày cấp bằng
30/12/14
Số km
2,404
Động cơ
1,420,302 Mã lực
Ơ sao trong đó gọi rể như cụ là Dượng nhỉ, em tưởng gọi là chú bảy chẳng hạn chứ nhỉ. Mà ở trong đó phụ nữ cũng dậy sớm để chuẩn bị đồ cúng nhỉ :D. Truyện của cụ làm e biết thêm con ng và phong tục ng miền trỏng nhiều :D . Thanks cụ
 

fordeverest2012

Xe điện
Biển số
OF-137063
Ngày cấp bằng
3/4/12
Số km
2,716
Động cơ
387,370 Mã lực
Người miền Nam có tục lệ hay gọi theo con. Ví dụ như em có thể gọi anh Hai là "cậu Hai" hoặc vợ của anh Hai là "Mợ Hai" :D
 
Chỉnh sửa cuối:

Pew

Xe đạp
Biển số
OF-306364
Ngày cấp bằng
29/1/14
Số km
16
Động cơ
301,950 Mã lực
 

chuyendivesang

Xe tăng
Biển số
OF-350193
Ngày cấp bằng
10/1/15
Số km
1,169
Động cơ
275,671 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Người miền Nam có tục lệ hay gọi theo con. Ví dụ như em có thể gọi anh Hai là "cậu Hai" hoặc vợ của anh Hai là "Mợ Hai" :D
Sao ko gọi là bác như ngoài Bắc cụ nhỉ? Trong Nam gọi như vậy rất khó phân biệt giữa anh/chị và các em của bố/mẹ
 

fordeverest2012

Xe điện
Biển số
OF-137063
Ngày cấp bằng
3/4/12
Số km
2,716
Động cơ
387,370 Mã lực
Sao ko gọi là bác như ngoài Bắc cụ nhỉ? Trong Nam gọi như vậy rất khó phân biệt giữa anh/chị và các em của bố/mẹ
Vâng. Em cũng sống trong gia đình cha Nam, mẹ Bắc nên em thấy vùng miền nào cũng có cái hay và dở riêng. Như người miền Bắc thì cứ hễ lớn hơn cha, mẹ thì đều gọi là bác. Nghe cách xưng hô ấy thì biết đấy là người có vai vế lớn hơn cha mẹ mình nhưng nhược điểm là không biết đó là anh, chị của cha hay của mẹ. Còn đối với người miền Nam thì nếu cụ nghe họ xưng bác thì chắc chắn người ấy là anh của cha. Còn nếu cụ nghe là cậu hoặc dì thì biết người ấy thuộc anh, chị của mẹ. Nhưng cái nhược điểm của cách gọi này là không biết người nào là anh hay em của mẹ vì tất cả đều gọi là cậu hoặc dì :D
 

fordeverest2012

Xe điện
Biển số
OF-137063
Ngày cấp bằng
3/4/12
Số km
2,716
Động cơ
387,370 Mã lực
Bàn về việc xưng hô cũng có nhiều cái cũng thú vị lắm các cụ ợ. Em nhớ có một lần trong một buổi nhậu. Anh Tư cho rằng nên gọi bố vợ của thằng Tám là "chú xui" đúng hơn là "bác xui". Lý lẽ ông anh Tư đưa ra là bố vợ của thằng Tám nhỏ tuổi hơn bố vợ em, nên chỉ nên gọi là chú. Anh Năm thì lại cho rằng gọi là bác xui mới đúng. Vì bố vợ em gọi bố vợ thằng Tám là "anh xui" (phép xã giao) thì mình là con cái phải gọi là "bác xui" mới chuẩn. Ông anh Hai ngồi giữa phán rất công bằng :"Tụi bây đứa nào nói cũng đúng. Muốn gọi sao thì gọi. Miễn bàn ! " :))
 
Biển số
OF-29355
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
32,111
Động cơ
4,012,254 Mã lực
Em ngưỡng mộ cụ quá :D Dấu chân của cụ đã được đặt lên mọi nẻo đường của đất nước. Chả bù cho em, ngoài quê vợ ra thì em chỉ biết thêm có vài tỉnh phụ cận :)).
Cụ Alpha đã từng sống và đi nhiều nơi. Có kỷ niệm nào đẹp và vui mong cụ góp giúp với em một tay với :D
Cám ơn cụ!
Em cũng có ý định làm 1 cái hồi ký theo kiểu "chuyện kể ở Đại đội" để ghi lại những kỷ niệm thời lính tráng nhưng chưa có thời gian
Thớt này cụ cho em phụ họa chút thôi vì chuyện cụ kể đang rất vào form, em không muốn nó bị loãng bởi những câu chuyện lính tráng của em. Khi nào em viết hồi ký, lại mời cụ vào cho vui nhé :)
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top