- Biển số
- OF-189118
- Ngày cấp bằng
- 10/4/13
- Số km
- 933
- Động cơ
- 338,875 Mã lực
ngày Tết đọc chuyện nhậu của cụ chủ thấy ấm áp quá. Thế mới thấy dù khó khăn thế nào dân mình cũng không thể thiếu cái Tết.
Em không hình dung ra cách nào mà đổi con gà bông với con gà trống thiến mà mợ Tám vẫn xác nhận được. Các anh rể cụ thật là đại tài. Bái phục, bái phục... heheMục đích ... tình
Do em tập làm văn nên có nhiều tình tiết vẫn còn hơi sơ sài, mong cụ lượng thứ . Em xin giải thích rõ như vầy : Ông anh Hai sau phần bàn luận rôm rả về món thịt gà trống thiến với em và thằng Năm con cậu Tám ở nhà trên thì anh đi xuống bếp. Lúc này dưới bếp thì mợ Tám cũng đã bắt được 1 con gà (con gà bông) và kêu anh Hai mần thịt Các cụ không biết chứ ở miệt vườn người dân nuôi gà rất nhiều và thường thì thả rông. Đến chiều tối thì gà bay lên trên những cành nhãn ngoài vườn ngủ trên đó luôn. Việc bắt gà rất khó khăn do là gà thả vườn nên nó rất nhanh và khỏe. Em là dân SG thỉnh thoảng về quê chơi cũng tập sự bắt gà nhưng không tài nào bắt được. Con gà cũng rất khôn, nếu các cụ đã chụp 1 con bị sẩy rồi thì cả hội nhà gà nó cảnh giác với cụ ngay Tuy nhiên người dân quê cũng rất tài tình các cụ ợ, họ biết cách "gài thế" lùa gà vào 1 góc nào đấy, khi con gà không còn đường chạy thì nó sẽ nhảy ngược lại và họ chỉ cần nhanh tay túm lấy nó mà thôi . Ông anh Tư sau này thú tội như sau : Sau khi thắp nhang ông bà xong thì ổng nhào lên bộ ngựa nằm nghỉ. Ổng nghe ông anh Hai đang thuyết trình với em về món thịt gà trống thiến nên mới tìm cách "phá" anh Hai. Đầu tiên thì ông anh Tư đi ra sau vườn thấy cậu Tám đang cắt mấy nhánh bạc hà để làm món canh chua cá lóc, anh Tư thưa liền :"Cậu Tám ơi, anh Hai con hỏi cậu mần con gà trống thiến được hôn cậu". Cậu Tám gắt lên liền : "Gà cả đống tụi bây hông bắt ăn mà đi bắt con gà đó mần chi, con đó để mai cậu cúng ông bà, tụi bây ăn trước có tội lắm à nghen. Muốn ăn ngày mai cậu cúng xong thì anh em tụi bắt xách về." Thấy cậu Tám đang bận việc, ông Tư âm thầm ra sân lùa bắt con gà trống thiến của cậu (con này lại khá dễ bắt do nó rất dạng người). Khi vặt lông nó, ông Tư bóp mỏ nó lại nên không nghe tiếng nó la Và sự việc đã tiến triển như những gì em đã tường thuật. Thiệt bó tay với mấy ông anh vợ của emEm không hình dung ra cách nào mà đổi con gà bông với con gà trống thiến mà mợ Tám vẫn xác nhận được. Các anh rể cụ thật là đại tài. Bái phục, bái phục... hehe
Vâng, được sự động viên khích lệ của cụ thì em cảm thấy rất hân hạnh ạ Phải chi ngày xưa cô giáo dạy văn của em cũng khen em được như cụ thì em đã không bị bố em vụt roi sưng cả đi't rồi Chuyện vui của hội ăn nhậu nhà vợ em thì nhiều lắm cụ ợ. Thư thả em sẽ cố gắng nhớ lại và tập làm văn hầu cụ ợSao hết nhanh vạy Cụ , Em đang muốn đọc tiếp mà . Văn Cụ hay quá ,( gần giống với NGƯỜI MẸ CÂM SÚNG . ). Cụ kể những chuyện vui khác của Cụ ngoài chuyện riệu cũng được Cụ ạ . Muốn mời riệu Cụ nữa mà không được
hôm qua đọc chưa hết truyện của cụ nên hôm nay phải mò vào quán tìm lại topic để đọcVâng, được sự động viên khích lệ của cụ thì em cảm thấy rất hân hạnh ạ Phải chi ngày xưa cô giáo dạy văn của em cũng khen em được như cụ thì em đã không bị bố em vụt roi sưng cả đi't rồi Chuyện vui của hội ăn nhậu nhà vợ em thì nhiều lắm cụ ợ. Thư thả em sẽ cố gắng nhớ lại và tập làm văn hầu cụ ợ
Chuyện của cụ làm dung hết cả bàn phím của em đây này ...kkkMùa xuân năm 2000, một cái Tết đáng nhớ !
Như thường lệ, ngày mồng 2 Tết 2 vợ chồng em lại đánh xe về quê ngoại. Năm nay là năm đặc biệt vì gia đình em có thêm 1 thành viên mới : Đứa con gái đầu lòng mới được 5 tháng tuổi. Xe dừng trước cửa nhà ngoại, cả nhà ùa ra mừng đón. Cổ lại được dọn lên cũng gà, thịt, dưa, mắm ... và đặc biệt nhất là các món mì tôm chiên xào, nhúng lẩu đủ cả. Em thắc mắc với món "mồi nhậu" rất mới lạ này của năm nay nhưng chưa kịp hỏi thì ông anh Hai (anh vợ) mới trình bày : Trời, mấy tháng trước má tưởng tận thế (sự cố Y2K ) nên bà mua cả trăm thùng mì chất đầy nhà làm ăn muốn chết !
À ! Thì ra là vậy.
Đang ngồi tỉ tê sau vài tuần rượu với các ông anh thì vợ em bồng đứa con gái đang la khóc ra. Em hiểu ý liền đón lấy cháu (Do con gái em nó rất nhát khi thấy người lạ nên quấy khóc chỉ có em dỗ dành thì nó mới nín chứ mẹ của nó cũng vô phương). Dỗ dành một hồi thì cháu nó cũng không khóc nữa nhưng em không thể rời tay nó được nên buộc lòng vừa phải bồng cháu vừa nhậu . Đang ẳm cháu trong tay, em bỗng thấy người mình có chất gì nong nóng chảy xuống. Phản xạ, em đứng vụt dậy giơ tay đưa cháu lên cao thì một tiếng "phụ ....t" vang lên. Do không mặc quần cho cháu mà lại đang ẳm cháu theo tư thế úp mặt cháu vào lòng mình, mông quay ra ngoài nên phân của con bé văng ra đầy bàn nhậu. Lúc đấy em ngượng chết đứng như Từ Hải và cả bàn cũng bất ngờ trước sự việc xảy ra. Sau một thời gian lắng đọng, ông anh Hai mới lên tiếng : Vàng ra đầy bàn, năm nay hên rồi, dân Sài Gòn xuống cho vàng Cả bàn cười nghiêng ngã rồi ai nấy nhanh chóng dời trại qua chỗ khác lập "sòng" mới
Vào bàn nhậu thì là bạn nhậu rồi, k phân biệt tuổi tác hả cụĐây là bài viết của em ợ :
Mùa xuân năm 1994
Ngày mùng 2 Tết lần đầu tiên về quê người yêu ra mắt ở huyện Châu Thành - Đồng Tháp, tâm trạng em đan trộn hồi hộp lẫn âu lo. Gớm, họ hàng nhà người yêu đông như kiến cỏ : 8 người dì, 4 người cậu, 6 người chú, 2 người cô cùng hàng lô hàng lốc con cháu.
Ngày Tết miền Nam sau những màn chào đón, thăm hỏi luôn là những bàn tiệc đã dựng sẵn với những món ăn truyền thống : Gà luộc lá chanh chấm muối ớt, chả lụa bánh mì, tôm càng xanh nướng, cá tra nấu canh chua, khổ qua hầm cá thác lác, thịt kho tàu, dưa hành chua ... và tất nhiên không bao giờ thiếu 1 thứ đó là rượu
Rượu Đồng Tháp nhạt chứ không đậm đà và nặng đô như những xứ khác nhưng với những người chưa hề lâm trận bao giờ như em thì chỉ cần ngửi thấy mùi là đã muốn say. Dù muốn dù không thì "nhập gia phải tùy tục". Chén rượu ngày xuân của người miền Nam luôn chứa đựng nhiều tình cảm, tâm tình của những người con tứ phương trời quần tụ lại trong những ngày này. Và em cũng thế, cũng phải hòa mình vào những tình cảm ấy qua men rượu.
Ngồi chung bàn với 7 người anh của người yêu (người yêu của em là con gái duy nhất trong gia đình 8 anh em) em phải chịu cảnh "ra mắt" mà muốn rớt nước mắt các cụ ợ. Trên bàn rượu có 3 cái ly (loại ly uống nước trà), 1 ly do "chủ xị" cầm tài, 1 ly xoay vòng và 1 ly tình cảm "đá bổng đá bỏ". Chính vì cái ly tình cảm đá bổng ấy mới làm chết em đấy. Vì là người lần đầu tiên xuất hiện nên em luôn nhận được sự quan tâm chào đón của mọi người và chính vì thế cái ly tình cảm nó làm việc hết công suất và em cũng nhanh chóng "ngu" luôn. Kỷ niệm em không thể nào quên được là khi ông bố vợ tương lai sang bàn của em mời rượu. Tất nhiên, em là người được quan tâm nhất. Sau những câu chúc Tết, ông cầm ly rượu đưa em. Không biết do sợ quá hay sao nên em bị liệu trả lời ông bố vợ : " Bác cám ơn cháu". Các cụ thấy có chết không
Đó là kỷ niệm không bao giờ quên của em. Còn các cụ thì sao ợ