Dear bác Ế Vợ và các bác:
Em xen ngang tí vào việc sửa điều hòa của bác không phải là vì bác không sửa ở chỗ em, trên thực tế thì em luôn bị quá tải sửa điều hòa từ đầu đến cuối năm, việc này nhiều bác biết hộ em
chả là cứ nghí ngoáy tí thôi, chửa rõ thực sự sẽ tiến hành sửa thế nào chứ bản khảm bệnh theo lời kẻ của bác em thấy không xác đáng về mặt kỹ thuật
1) Van tiết lưu, dàn lạnh, đường ống ... chỉ có thể bị đông đã do cơ chế kiểm soát nhiệt bị hỏng khiến cho lốc lạnh tiếp tục chạy tới dưới 0 độ mà vẫn k chịu dừng lại. Việc dàn nóng, lạnh ... hay cả hệ thống bị bẩn dù bẩn đến bao nhiêu cũng không phải là tác nhân gây đông đá. Thậm chí càng bẩn thì khả năng giải nhiệt càng kém đi hay nói cách khác là khả năng làm lạnh kém đi như vậy thì lại càng không thể đông đá. Muốn đông được đá thì hệ thống càng phải sạch sẽ, hoàn hảo
- trường hợp đóng băng van tiết lưu thì cũng có, nhưng cũng không liên quan gì tới việc 6 năm ăn ở bẩn đâu ạ, hệ thống lạnh khép kín hoàn toàn, áp suất tại dàn nóng lên tới 35kg/cm2 khi lốc lạnh chạy, chỉ cần hở tí tí là hết gas, như vậy ở bên ngoài có bẩn như hủi cũng chả liên quan gì đến chất lượng làm lạnh. Van tiết lưu bị đóng băng là do để lọt hơi nước vào hệ thống do thao tác "hút chân không" khi nạp gas ở một lần tháo ra sửa chữa trước đấy thực hiện không tốt
2) Quạt gió trong xe chỉ có tác dụng chuyển hơi lạnh từ dàn lạnh vào khoang xe, chạy hoàn toàn độc lập với hệ thống làm lạnh, nó không liên quan gì tới "áp suất" nào cả, không rõ người ta đề cập đến áp suất nào, ở đâu . . . nếu là áp suất trong hệ thống thì quạt chạy càng mạnh càng làm cho hệ thống mát hơn và áp suất càng giảm đi. Nếu các bác chú ý sẽ thấy khi nạp gas vào máy bao giờ cũng bật quạt dàn lạnh số lớn để hệ thống được mát hơn, áp suất giảm đi, gas mới có thể chui vào được dễ dàng
@ all: vài ý kiến trển chỉ là trao đổi về kỹ thuật, kính các cụ chia sẻ ném đá