Chính phủ đi vay rồi giao Vinashin bản chất là mối quan hệ giữa chủ sở hữu và doanh nghiệp, chứ đầu phải là chính sách ưu đãi. Nhà nước là nhà đầu tư, giờ ông giao nhiệm vụ cho doanh nghiệp rồi mà không cấp đủ vốn thì nó hoạt động kiểu gì. Thay vì cấp thêm vốn thì họ đi vay hộ. Đầu tư có khi thua, có khi thắng. Có lợi nhuận thì sau khi trích lập thì trả về chủ sở hữu, thua lỗ thì đánh giá nguyên nhân khách quan, chủ quan để xem xét trách nhiêm. Giờ có luật về đầu tư vốn nhà nước rồi, nên cũng không tùy tiện như xưa, nhưng đó không phải chính sách ưu đãi.
Luật doanh nghiệp từ 2005, 2014, 2020 đã đưa các doanh nghiệp về cùng sân chơi chung rồi, chả có ưu đãi hơn ông nào hết. Thậm chí các doanh nghiệp nhà nước theo cảm nghĩ giờ khó cạnh tranh hơn tư nhân: Ví dụ: giờ làm gì cũng cần chi phí để quan hệ, DN tư nhân cầm cục tiền đi thì đơn giản, còn DNNN cầm đi thì kê khai kiểu gì (để làm được thì bị đổ cho là tham nhũng, móc ngoặc). Các thông tin doanh nghiệp NN phải Public hết, toàn những bí mật doanh nghiệp như lương thưởng, dự án đầu tư.... CEO các tập đoàn doanh thu hàng chục, hàng trăm nghìn tỉ lương tháng thì quy định chỉ mấy chục triệu, thì sao đòi hỏi chất lượng cao được. Đầu tư giá trị hơn 1 tỉ thì phải đấu thầu, đủ quy trình thủ tục... Một ví dụ: DNNN muốn mua xe ô tô để kinh doanh và mua xe cũ có hiệu quả hơn, và có một doanh nghiệp khác đang muốn bán lại một lô xe cũ với mức giá rất là tốt. Giờ không biết mua kiểu gì. Mua chỉ định thì phải báo cáo xin Thủ tướng. Nếu không thì phải tổ chức đấu thầu để mua được lô xe đó, như vậy thì lại vi phạm đấu thầu. Chưa kể, có người bảo mua đắt, gây thất thoát.... Trong khi doanh nghiệp tư nhân nếu phù hợp, xoẹt phát là xong, chả phải trình bẩm ai.