Lưu danh sử sách...rõ thành công
Trận Xích Bích, anh Tào cho dựng Đổng Tước đài để khi thắng đưa cả chị em Đại Kiều, Tiểu Kiều (là vợ Tôn Sách, Chu Du) về đấy chén.E thấy chưa đc đóng gạch Điêu Thuyền thì coi như chưa thành công
Sử đã chỉ rõ Tôn Quyền nhường cái địa lợi Bắc phạt cho tập đoàn họ Lưu mà bàn đạp là Giang Lăng.Chiến dịch Tương Phàn của Vũ rất kỳ lạ không theo kế hoạch hợp quân của Bị lẫn không hợp đồng tác chiến với Ngô cự tuyệt liên minh, có khả năng cao Vũ của lịch sử khác xa Vũ của tiểu thuyết có khả năng ông ta muốn tự lập.
Việc Bị đánh Ngô là tất yếu nếu muốn kế hoạch bắc phạt. Trước đó khi Tôn Quyền chiếm 3 quận Linh Lăng Quế Dương Trường Sa Bị đã muốn cho quân đánh lấy lại nhưng vì bận đối phó kế hoạch đánh Xuyên của Tào nên tạm hòa.
Nay đánh Tào xong Bị cũng sẽ có kế hoạch thu hồi lại 3 quận này xui là ông Vũ tự mở chiến dịch Tương Phàn làm mất luôn phần đất còn lại. Bị không đánh Ngô mới lạ.
Vấn đề mâu thuần giữa Bị và Lượng. Lượng muốn hòa Ngô và đánh bắc phạt ngã khác còn Bị muốn đánh ngã Kinh Châu. Muốn đánh Kinh Châu thì không thể hòa Ngô được vì cả hai đều tranh lợi ích ở đó.
Cuối cùng người đúng chính là Bị. Lượng đánh ngã Kỳ Sơn thua sml
Vầng.e có bảo sao đâu. Nhờ Cung góp sức Bố mới đc như vậy. Tiếc là tự phụ không nghe.1 thằng chỉ biết dùng sức mà cứ tự cho mình hơn cái người dùng đầuTrần Cung bỏ Tào theo Lữ
Cụng như thằng cọ cuyền cọ tyền bi giờ mà ko biết thếVầng.e có bảo sao đâu. Nhờ Cung góp sức Bố mới đc như vậy. Tiếc là tự phụ không nghe.1 thằng chỉ biết dùng sức mà cứ tự cho mình hơn cái người dùng đầu
Quan Vũ tự ý đánh Tương Phàn và Quyền nhân cơ hội táp Giang Lăng Nam Quậng của anh Lưu như vậy rõ ràng Quyền triệt đường bắc phạt của anh Lưu ở Kinh Châu.Sử đã chỉ rõ Tôn Quyền nhường cái địa lợi Bắc phạt cho tập đoàn họ Lưu mà bàn đạp là Giang Lăng.
Vấn đề là cái tham vọng của Bị nó nằm ở đâu, thực tế ở đây cho thấy rõ chỉ khi liên hợp Tôn - Ngô mới có đủ khả năng Bắc Phạt nhưng đầu tiên là Vũ (cự tuyệt thông gia với Tôn Quyền) sau này là Bị (chiến dịch Di Lăng) muốn đơn đả độc đấu, trở thành thế lực có đủ khả năng đuổi Ngô đánh Nguỵ.
Sau các hành động phá thế liên thủ đấy của các quân phiệt phe Thục Hán thì Đông Ngô lại phải chơi dao hai lưỡi, lúc đánh lúc đàm với Nguỵ.
Còn về Gia Cát Lượng, có ý kiến cho rằng ngoài việc làm thuyết khách để tạo liên kết Tôn - Lưu thì Lượng do ít tuổi (năm 219 Lượng mới 38 tuổi, Vũ và Bị 59 tuổi) nên không được Bị coi trọng (có thuyết còn cho rằng Lượng là môn khách của Bị từ lâu mới được Bị để mắt).
Suy luận đơn giản là Bị chính là nhân tố để cục diện chia ba cát cứ trở thành thế chân vạc, đó là tư tưởng của Bị. Còn Lượng muốn phá thế này nhưng sức Thục có hạn mà thôi.
Có một vấn đề Tam Quốc Diễn Nghĩa không nói tới là cục diện Trung Quốc thực tế là chia 4 với bán đảo Liêu Đông (nước Yên) thuộc quyền của dòng họ Công Tôn, là quốc gia ly khai đầu tiên bị diệt năm 238 dưới bàn tay của Tư Mã Trọng Đạt thời Nguỵ Minh Đế.
Cái chết nhẹ tựa lông hồng nó là hí kịch, còn thực tế trong thời loạn thế, thằng nào cũng muốn lập quốc, muốn ăn trên ngồi chốc thiên hạ mà thôi.Ai cũng biết là thế, nhưng thời đấy con nguời ta có lý tưởng như thế. Ai cũng coi cái chết nhẹ như lông hồng cụ ạ.
Em đã chứng minh Tôn Quyền táp 3 quận phía Đông Nam là trước chiến dịch Tương - Phàn, cục diện chia 3 Kinh Châu là thương lượng nhường đất cho Bị để đổi lấy địa lợi cho cả hai phe liên minh kháng Tào.Quan Vũ tự ý đánh Tương Phàn và Quyền nhân cơ hội táp Giang Lăng Nam Quậng của anh Lưu như vậy rõ ràng Quyền triệt đường bắc phạt của anh Lưu ở Kinh Châu.
Anh Lưu không đánh Quyền lấy lại phần đất của mình ở Kinh Châu ít nhất là Giang Lăng Nam Quận Vũ Lăng thì anh ấy làm gì còn có cơ bắc phạt.
Rõ ràng Quyền đâm sau lưng anh Bị khi cướp sạch đất anh Bị ở Kinh Châu. Mất Kinh châu là mất hết cơ hội thống nhất
Lúc đó mà anh Lượng tào lao còn đòi chuyện hòa Đông Ngô. Anh Bị tống ở nhà là đúng.
Sau này anh Lượng thay vì quyết giành lại Kinh châu anh lại dốc vốn ở Kỳ sơn vì anh muốn chứng tỏ mình đúng không cần Kinh Châu vẫn có thể thống nhất.
Không ngờ tầm nhìn anh Lượng kém xa anh Lưu bán dép
Làm đến Ngụy Vương.Cụng như thằng cọ cuyền cọ tyền bi giờ mà ko biết thế
Nói chung Tào đệ thất bại, chết chưa xong việc, đặt cái nền móng ko nổi. Đạt đc mỗi hư danh.
Trần Cung chứng kiến Tào Tháo giết cả nhà Lữ Bá Sa nên lạnh quá, từ bỏ luônTrần Cung bỏ Tào theo Lữ
Lã Bố hữu dũng vô mưu, đấy là Tam Quốc Diễn Nghĩa nói chứ không phải miêu tả thật sự nhân vật này.Trần Cung chứng kiến Tào Tháo giết cả nhà Lữ Bá Sa nên lạnh quá, từ bỏ luôn
Tiếc là cuối cùng ông lại theo phò tay hữu dõng vô mưu Lữ Bố.
Thế này nhé đất Kinh Châu là của Lưu Biểu rộng ra là đất của nhà Hán.Em đã chứng minh Tôn Quyền táp 3 quận phía Đông Nam là trước chiến dịch Tương - Phàn, cục diện chia 3 Kinh Châu là thương lượng nhường đất cho Bị để đổi lấy địa lợi cho cả hai phe liên minh kháng Tào.
Còn về Vũ, cái nhận định của Cụ là anh này muốn trở thành thế lực ly khai khỏi Tôn - Lưu cũng có lý đấy.
Nhưng thế và lực anh như cục mứt mà lại kiêu ngạo cụt đầu là đáng.
Còn nói Tôn Quyền cướp đất của anh Bị nó hơi khiên cưỡng, hậu kỳ trận Xích Bích chính anh Bị xua quân nẫng tay trên 5 quận trong khi Chu Du đang khổ chiến với Tào Nhân.
Còn thời “dực dỡ” của Lượng, em nghĩ Lượng trước thời ở Xuyên cũng chỉ là con tôm con tép dưới trướng họ Lưu mà thôi.
Trong các lần Bắc Phạt 1 và 2, Lượng đối đầu với Tào Nhân cũng có ăn được đâu.
Em bàn theo Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung chứ đâu theo Tam Quốc Chí của Trần ThọLã Bố hữu dũng vô mưu, đấy là Tam Quốc Diễn Nghĩa nói chứ không phải miêu tả thật sự nhân vật này.
Nên nhớ sau khi Đổng Trác bị giết, các bộ tướng Lí Thôi - Quách Dĩ cũng hoành hành một thời gian, bộ tướng của Lã Bố là Trương Liêu cũng là một nhân vật kiệt huyệt thời chống Ngô ở Hợp Phì, vậy lý do nào chứng minh là Bố ngu hơn Thôi - Dĩ - Liêu?
Việc thổi Trần Cung lên quá đáng - chuyện Trần Cung đi trốn cùng Tào Tháo rồi giết Lã Bá Sa nhiều khả năng hư cấu của La Quán Trung cũng giống như chuyện Lưu Bị được Lưu An dâng thịt vợ.
Còn nói về phản trắc, Bố ở với Đinh Nguyên - Đổng Trác - Lưu Bị - Viên Thuật đều có ý riêng còn Bị lịch sử phản chủ hoành tráng hơn nhiều, những cái tên bị phản có thể liệt kê như sau Công Tôn Toản - Viên Thiệu - Tào Tháo - Đào Khiêm - Lưu Biểu - Tôn Quyền - Lưu Chương.
Có chứ, chỉ là người thật việc thật nó khác tiểu thuyết thôi.
Đồng Tước đài xây năm 210 (sau 3 năm thời điểm diễn ra trận Xích Bích).Trận Xích Bích, anh Tào cho dựng Đổng Tước đài để khi thắng đưa cả chị em Đại Kiều, Tiểu Kiều (là vợ Tôn Sách, Chu Du) về đấy chén.
Nhưng thua trận Xích Bích nên không bẳt được 2 nàng đem về Đổng Tước đài.