[Funland] Tãn mạn về việc di cư sang nước ngoài...

newmanhn

Xe điện
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
4,588
Động cơ
387,497 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Topic của cụ chủ rất hay, em sống ở Châu Âu k bt nhiều về Mỹ mở mang ra nhiều. Câu chuyên đi hay sống ở VN là số con người rồi như bản thân em học xong lop 12 nghe lũ bạn rủ đi là đi, giờ cũng hơn nửa đời người rồi. Em cũng chỉ là cu li đúng chữ cu li là làm Nails thôi nên em thấy cu li thì nên đi làm cu li tây sướng hơn. Còn về học cho f1 k phải cứ học trường tây là giỏi hết đâu. Em k nói quá chứ 90% trẻ con trường học con em sau này ra trường đi bán hàng siêu thị, sửa xe, sửa nước... ( tất nhiên xã hội rất cần những con người đó), vì khu nhà em là khu nghèo, bố mẹ k có điều kiện đầu tư cho con học. Học sinh nhà giàu học giỏi hơn học sinh nhà nghèo k phải vì trương trình học nặng hơn hay khó hơn mà vì học sinh nhà giàu ngoan hơn chịu khó học hơn. Em đang nói về hệ thống trường công chứ k nói trường tư. Có những ngôi nhà đắt vô lý vì nằm đúng khu trường công tốt. Hiện nay nc em còn giư lại 1 số trường chuyên nhưng đầu vào cực khó con nhà nghèo hầu như k có cơ hội đỗ. Trừ khi đứa trẻ cực xuất sắc như thằng cháu bên vợ em cả họ thuyền chài ở VN k ai dạy, k học thêm học nếm j thi đỗ 1 trường chuyên nhất nc em ( 1/4 số học sinh vào Oxbrigde). Em nói thế để các bác mn cho f1 ra nc ngoài phải chuẩn bị tinh thần cho con tốt, đứa nào cực giỏi mới cho đi, k là tốn tiền. Hoặc sang cái tính đường hôn thê ngay chứ muốn ra nghề có việc xin ở lại phải cực giỏi, hoặc may mắn xin đc việc. Nhiều người quen em toàn thấy khoe fb con tốt nghiệp đại học, chứ k thấy khoe con có việc làm ( em đang nói bọn nhỏ có quốc tịch ). Bên Mỹ nhiều trẻ con thành đạt bằng đường học hành em nghĩ bố mẹ chắc đầu tư kinh lắm. Học thêm cũng chết người đấy. Em bt bọn nhà giàu bên em môn lịch sử cũng đi học thêm.
Cảm ơn chia sẻ rất thực tế của cụ, nói thật là giờ em mới nghe vụ học thêm bên EU. Tâm sự về cuộc sống của cụ rất giống với người nhà và các anh em quen biết của em bên EU. Bà chị em và bẹn bè bên Đức cũng nói cho F1 sang học nhưng thấy nó không thực sự giỏi nên em đang có ý bỏ không theo hướng này. Như bên Đức bây giờ đến dân bản xứ xịn còn thất nghiệp thì mình cạnh tranh sao nổi mà học tiếng Đức về Việt nam chưa chắc đã băng trường top ở Việt nam. Rồi thì ông không ra ông, thằng không ra thằng thì hỏng. Em nghĩ nếu F1 muốn ra nước ngoài thì trước tiên nó phải muốn, chứ nó đi theo ý của mình thì thường không có kết quả tốt. Bạn bè ở Việt nam mà em biết, kể cả có thừa tiền cho con sang nước ngoài học thì vẫn yêu cầu F1 phải tự xin học bổng tối thiểu 50% và gia đình trợ giúp phần còn lại. Nếu các cháu làm được như thế thì may chúng nó mới đủ khả năng cạnh tranh công việc ở nước ngoài với người bản xứ.
Chứ như con em, em hỏi:
- Con có thích đi nước ngoài học không?
- Nó bảo có?
- Em hỏi thế muốn đi nước ngoài học thì cần những gì?
- Nó trả lời là cần học ngoại ngữ (tiếng Anh)? - - - Em hỏi còn cần gì nữa không?
- Nó nói con không biết.
- Em nói thế thì mày ở nhà cho nó lành.
Đấy là nó lớp 11 cụ ạ, trong khi đó khi em hỏi đứa con bạn em bằng tuổi nó trả lời vanh vách sat1, sat2 học thế nào, thi thế nào? Có nội dung thế nào? Khó dễ ra sao? Lúc nào thi được? Trường nào cần, rồi thì bài luận, thư giới thiệu... sau vụ đấy em nghĩ con mình ở nhà là đúng rồi.
Thế nên cụ nói đúng, nếu không giỏi và năng động thì đi học nước ngoài chỉ phí tiền.
 

TepKem

Xe tăng
Biển số
OF-303293
Ngày cấp bằng
30/12/13
Số km
1,182
Động cơ
316,590 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội - Việt Nam
Tại Mỹ, hơn 33.000 người bị tử vong, 240.000 người bị thương phải đưa vào bệnh viện vì tai nạn xe hơi mỗi năm.
Riêng năm 2015 vừa rồi tăng đột biến lên 35.200 người chết!
Tỷ lệ tai nạn trên dân cư 33000-35000/300 triệu dân. Mình là 9000-12000 trên/90 triệu dân. Tương đương.
Số km trung bình một người Mỹ đi lại trong năm =???
Số người chết trên tổng số vụ tai nạn=????
Số lượng bị thương từ cấp độ 1, 2,3, 4 trên tổng số vụ tai nạn =???
Chưa có ba biến số trên chưa kết luận chính xác. Chỉ suy luận chắc chắn là giao thông của Mỹ an toàn hơn vn vì vấn đề tai nạn chưa được đưa ra tranh cử ở Mỹ.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,533
Động cơ
899,948 Mã lực
Tỷ lệ tai nạn trên dân cư 33000-35000/300 triệu dân. Mình là 9000-12000 trên/90 triệu dân. Tương đương.
Số km trung bình một người Mỹ đi lại trong năm =???
Số người chết trên tổng số vụ tai nạn=????
Số lượng bị thương từ cấp độ 1, 2,3, 4 trên tổng số vụ tai nạn =???
Chưa có ba biến số trên chưa kết luận chính xác. Chỉ suy luận chắc chắn là giao thông của Mỹ an toàn hơn vn vì vấn đề tai nạn chưa được đưa ra tranh cử ở Mỹ.
12 ngàn cách đây 5 hay 6 năm!
Năm 2015 vừa rồi số người chết do tai nạn giao thông ở VN là 8.727 (năm 2014 là 8.996 người)!
VN là 1 số ít nước đang phát triển mà số người chết do tai nạn giao thông hàng năm đang giảm!
Các bác nên kể tiếp về VSATTP có lý hơn!
 
Chỉnh sửa cuối:

xecon

Xe điện
Biển số
OF-4527
Ngày cấp bằng
3/5/07
Số km
4,614
Động cơ
1,048,184 Mã lực
Tuổi
54
f1 em đang học ở trường quốc tế , em có thiên hướng cho đi du học không nhất thiết phải ở lại mà đơn giản chỉ là kiếm lấy 1 công ăn việc làm ở các cty đa quốc gia , làm ở chi nhánh việt nam cũng đc hoặc nôm na là về việt nam làm cho cty nước ngoài cũng đc . cụ tư vấn em nhé
Làm công ty đa quốc gia tại Việt Nam thì đâu nhất thiết phải du học!

Em thì 100% trong nước nhưng đã làm qua 3 cty đa quốc gia, giờ vẫn làm đây.:D
 

moonblood

Xe hơi
Biển số
OF-2754
Ngày cấp bằng
11/12/06
Số km
154
Động cơ
563,840 Mã lực
Ông skyfall toàn post mấy bài vớ vẩn loãng hết cả topic. biến đi
 

TepKem

Xe tăng
Biển số
OF-303293
Ngày cấp bằng
30/12/13
Số km
1,182
Động cơ
316,590 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội - Việt Nam
Nhà báo Trần Đăng Tuấn: Câu chuyện của "người khởi phát và lây lan sự tử tế"
10:00:00 08/04/2015


Nhà Báo Xuân Ba
Ông Tuấn không phải là Mạnh Thường Quân nhưng đã làm được cái việc khởi phát và lây lan sự tử tế. Dường như ông đã biết khơi dậy phần thiên lương, sự trắc ẩn mà trong mỗi lương dân người Việt, người này thì ăm ắp tràn đầy, người kia thì đương le lói?


Ông còn dành thời gian hỏi han, chuyện trò cùng các cháu bé, để càng hiểu thêm về những thiếu thốn các cháu phải chiu, đồng thời nhen nhóm niềm tin yêu cuộc sống cho thế hệ trẻ nơi đây.
Phó giáo sư Văn Như Cương: Nói tóm gọn về ông Tuấn, tôi xin dùng từ CẢM PHỤC!
"Nhà báo đã làm được những điều không phải ai cũng làm được. “Để vận động được tất cả những người có tấm lòng cùng chung tay thực hiện dự án từ thiện trong một thời gian dài như thế là không hề đơn giản. Tôi thấy nể anh Tuấn là vì thế. Quả thực Trần Đăng Tuấn đã gây cho tôi những ảnh hưởng nhất định. Rồi đây tôi sẽ tham gia dự án Cơm có thịt như các bạn trẻ khác. Nếu nói tóm gọn lại, tôi xin dùng một từ: CẢM PHỤC”.
NSƯT Kim Tiến: Chuyện ông Tuấn làm "không phải dạng vừa đâu"
Ông Tuấn là một người làm từ thiện thực sự có hiệu quả. “Bất cứ ai có tấm lòng thiện đều rất đáng quý. Tuy nhiên, việc Đăng Tuấn duy trì thành công một chương trình từ thiện quy mô như vậy lại càng đáng quý hơn. Tôi chắc rằng không phải ai cũng làm được như thế. Chuyện ấy “không phải dạng vừa đâu” (cười)”

NSƯT Kim Tiến
“Tôi thấy rằng những thế hệ trẻ như Tuấn đã đem đến cho Đài Truyền hình luồng gió, sự phát triển mới và sau này, khi cậu ấy không ở Đài nữa, tôi lại thấy Tuấn mang đến những luồng gió mới cho xã hội, cộng đồng. Điều ấy thật đáng trân trọng”


Anh Nguyễn Mạnh Hiệp cùng cô Anna Fritz, người Đức, tham gia cùng chuyến đi từ thiện lên Sàng Ma Sáo, Bát Xát, Lào Cai ngày 30/3. Cô Anna Fritz là một trong rất nhiều nhà hảo tâm nước ngoài ủng hộ dự án Cơm có thịt ở Việt Nam. Ảnh: NVCC

Thắp lửa và lan tỏa tình yêu thương
Để nói về cái điều tưởng chừng như thật trừu tượng này, chúng tôi tìm đến những thành viên của Cơm Có Thịt. Không phải ngẫu nhiên mà "Cơm có thịt" của nhà báo Trần Đăng Tuấn lại có sức lan toả ra khỏi cả Việt Nam, đến với rất nhiều du học sinh, kiều bào nước ngoài. Không phải bỗng dưng mà không ít người trẻ, sẵn sàng từ bỏ những công việc "đáng thèm muốn" để trở thành một thành viên của "Cơm có thịt".
Anh Nguyễn Mạnh Hiệp (Thành viên của dự án Cơm có thịt):
Anh Hiệp trước đây từng du học ở Pháp chuyên nghành Quản lý các tổ chức phi chính phủ, sau khi về Việt Nam anh trở thành nhà thiết kế website với thu nhập khá. Nhưng từ khi đi theo nhà báo Trần Đăng Tuấn, quỹ thời gian anh dành cho công việc cứ nhỏ dần còn những chuyến đi làm từ thiện thì cứ mỗi ngày một dài hơn, lâu hơn và điều đó khiến anh thêm trưởng thành.

Ảnh các em học sinh ở trường mầm non Y Tý, Bát Xát, Lào Cai. Ảnh chụp trong chuyến đi từ thiện của Cơm có thịt ngày 30/3. Ảnh: Nguyễn Mạnh Hiệp.
“Cái hay của chú Tuấn là đã lay động được nhiều trái tim thiện nguyện. Từ trong nước, Cơm có thịt lan rộng sang khắp năm châu. Người Việt ở nước ngoài cũng tự đứng lên, thành lập các tổ chức Cơm có thịt rồi kêu gọi tài trợ theo cách của họ, nhưng cuối cùng, tất cả số tiền quyên được đều gửi về Việt Nam.
Chú Tuấn tạo cho tôi những ảnh hưởng thực sâu sắc. Ấn tượng của tôi về chú là một người giàu kinh nghiệm sống và có vốn hiểu biết sâu rộng. Chú làm việc rất khoa học, đó là một vị “sếp” tuyệt vời, vừa biết quản lý tổng thể công việc chung nhưng lại vẫn có thời gian lo liệu mọi thứ nhỏ nhặt nhất. Ở bên chú, làm việc cùng chú, tôi thấy mình hiểu biết nhiều hơn.
“Tôi thực sự rất vui vì công việc mình đang làm. Trước đây tôi từng làm nhiều dự án tình nguyện lớn, nhỏ nhưng không có dự án nào giống như Cơm có thịt của chú Tuấn”– anh Hiệp giãi bày. “Chuyện dành phần lớn thời gian đi làm từ thiện, mỗi người một quan điểm, nhưng với cá nhân tôi, nó thể hiện trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng. Như chính chú Tuấn, những gì chú làm đã “cảm hóa” được nhiều trái tim tự nguyện đi làm từ thiện. Tôi cho đó cũng là một động lực của người làm từ thiện”.
Chị Dương Thị Thanh Xuân (thành viên dự án Cơm có thịt):
Biết đến quỹ từ thiện này và tham gia hoạt động, chị Xuân đã mạnh dạn quyết định một ngã rẽ quan trọng trong cuộc đời mình. Sau khi sinh con, chị Xuân mạnh dạn từ bỏ công việc nghiên cứu ở Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam để đi theo nhà báo Trần Đăng Tuấn, làm những công việc từ thiện không hề có một đồng lương.
“Tôi có may mắn được biết bác Tuấn từ lúc bác vẫn còn đương chức ở Đài truyền hình. Bố tôi và bác là chỗ bạn Đại học với nhau. Ấn tượng của tôi trong những lần gặp bác rất khó tả. Tôi chỉ có thể nói đó là một người tốt, tốt một cách thực tâm và rất hiếm gặp trong đời. Từ khi bác Tuấn “nghỉ hưu”, tôi thấy bác tích cực làm từ thiện, cống hiến cho xã hội nhiều hơn. Điều ấy càng khiến tôi vô cùng kính nể."

Tính đến ngày 30/3, tổng số tiền quyên góp cho dự án Cơm có thịt đã đạt con số 27 tỷ 155 triệu đồng. Đây là dự án từ thiện có sức lan tỏa sâu rộng nhất tại Việt Nam, thu hút nhiều người thuộc mọi lứa tuổi, tầng lớp xã hội tham gia. (Ảnh chụp nàn hình).
Giữa cuộc sống xô bồ, nhà báo Trần Đăng Tuấn như đang viết nên những nốt nhạc lặng thầm nhưng đầy ý nghĩa về lòng tốt của con người. Để rồi, những thanh âm trong trẻo ấy cứ vang xa, vang mãi, lay động hàng triệu trái tim, thổi bùng lên ngọn lửa thiện nguyện trên khắp hành tinh.
Nhà báo Trần Đăng Tuấn là một trong 5 đại sứ truyền cảm hứng của We Choice Awards. Giải thưởng này được đánh giá bởi Hội đồng thẩm định của We Choice, bao gồm các giáo sư, doanh nhân và nhà báo nổi tiếng, có tiếng nói trong xã hội.



Top 5 đại sứ truyền cảm hứng bao gồm: Nhà lập trình game Nguyễn Hà Đông, nhà báo Trần Đăng Tuấn, KTS Võ Trọng Nghĩa, Sơn Tùng M-TPĐỗ Nhật Nam.


Theo Thu Hường - Quỳnh Hoa / Trí Thức Trẻ


http://kenh14.vn/xa-hoi/nha-bao-tran-dang-tuan-cau-chuyen-cua-nguoi-khoi-phat-va-lay-lan-su-tu-te-20150404061959963.chn

Lãnh đạo 10 ông có được 1 ông như này, 9 ông còn lại không cho nhưng cũng đừng tham nhũng thì Di cư làm gì?
Cụ không nên đưa nhiều thông tin mang tính khiêu khích như này vì em lại phải cổ vũ cụ, rồi tranh cãi giữa các phe làm đk cho mod bem thớt. Những cái cụ đưa là tất yếu khách quan của sự pt sai quy luật nhân bản thông thường. Không cần kể thì ai học về logic, triết hoc, tôn giáo đều biết, đều có thể suy luận dễ dàng. Nếu cụ tiếp tục đưa như tin kiểu này thì em coi cụ là quân xanh, hay âm binh của dư luận viên.
 

xecon

Xe điện
Biển số
OF-4527
Ngày cấp bằng
3/5/07
Số km
4,614
Động cơ
1,048,184 Mã lực
Tuổi
54
Em khuyên thật cụ là học ở nước ngoài mà để đi làm công ăn lương thì nên làm ở nước ngoài, trừ khi cụ rất khá muốn cho cháu đi học với mục đích mở mang đầu óc là chính. Các công ty đa quốc gia ở VN thì nó cũng hoạt động dựa trên luật pháp VN, và đôi khi là nó chỉ share branding còn đâu mọi thứ là VN hết, bao gồm cả mặt bằng lương, 7-10 triệu khởi điểm cho dù là học ở đâu về. Cụ có người quen ở VN thử tìm hiểu xem ví dụ như Big 4 audit hay ANZ ở VN cấu trúc của nó có giống như em nói ko? Trong khi đấy thì khoản đầu tư của cụ không dưới 4 củ nếu học Anh Úc Mỹ. Tất nhiên nếu cụ xông xênh thì đương nhiên nên cho cháu đi vì dù sao giờ nó cũng học trường quốc tế rồi.

Vấn đề là 7 triệu ở HN hay SG thì nó vẫn là 7 triệu chứ không phải vì mình có cái PPP (purchasing power parity) cao nên sống vẫn sướng như mấy ngàn ở Tây đâu, cái chỉ số PPP này thực chất là một loại thuốc phiện bọn Tây nó đẻ ra để ru ngủ mấy nước nghèo là chính.

Em chỉ có thể nói chung chung được cái em nghĩ, chứ còn cụ thể thì em cũng mong có được quả cầu thần kì...
Thằng em ruột nó làm cho một cty phần mềm liên doanh (PTGĐ) tuyển kỹ sư mới ra trường không dưới 400 khởi điểm. Mức cụ đưa ra thấp quá
 

moonblood

Xe hơi
Biển số
OF-2754
Ngày cấp bằng
11/12/06
Số km
154
Động cơ
563,840 Mã lực
Cụ ơi em biến cũng đơn giản thôi! Nhưng không thể bê hết họ hàng nhà mình đi được! Vậy thì ở lại phải làm gì? Đương nhiên là "ĐỪNG IM LẶNG" như MC gì gì ý nói... HẠNH PHÚC là gì? Đương nhiên không tự dưng có...
Nhưng tìm chỗ khác mà pót. Chỗ người ta chia sẻ câu chuyện cứ nhảy vào copy & paste vớ vvẩn chả liên quan gì
 

xecon

Xe điện
Biển số
OF-4527
Ngày cấp bằng
3/5/07
Số km
4,614
Động cơ
1,048,184 Mã lực
Tuổi
54
12 ngàn cách đây 5 hay 6 năm!
Năm 2015 vừa rồi số người chết do tai nạn giao thông ở VN là 8.727 (năm 2014 là 8.996 người)!
VN là 1 số ít nước đang phát triển mà số người chết do tai nạn giao thông hàng năm đang giảm!
Các bác nên kể tiếp về VSATTP có lý hơn!
Một người Việt Nam di chuyễn tầm 5-10km/ngày so với 100-200km của Mỹ!
 

TepKem

Xe tăng
Biển số
OF-303293
Ngày cấp bằng
30/12/13
Số km
1,182
Động cơ
316,590 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội - Việt Nam
Dạ em chỉ nêu sự thực! Tự các cụ Quyết định Di cư hay không? Ở đâu đáng sống thì đó là nơi có HẠNH PHÚC! Muốn tìm xem nơi nào HẠNH PHÚC thì phải có số liệu để so sánh!
Thực ra các tổ chức quốc tế đã thống kê tương đối đầy đủ rồi cụ. Cụ căn cứ vào thốg kê gdp của WB, chỉ số Peace Index của liên hợp quốc gì đó, chỉ số ô nhiễm môi trường, chỉ số phát triển con người, tỷ lệ tai nạn gt, tỷ lệ ung thư, xếp hạng tự do tôn giáo, xếp hạng các địa chỉ đáng sống nhất trên thế giới thì cụ hoàn toàn quyết định được mà không cần think Twice. Các cụ Việt hay quan tâm đến nhà cửa, xe hơi, thuế phí thì có thể tham khảo tỷ số giá trị nhà/thu nhập bình quân năm, giá trị oto/thu nhập bình quân, thuế phí/thu nhập....
 
Chỉnh sửa cuối:

manhhab

Xe buýt
Biển số
OF-23588
Ngày cấp bằng
5/11/08
Số km
932
Động cơ
501,610 Mã lực
Nơi ở
UK
Em khuyên thật cụ là học ở nước ngoài mà để đi làm công ăn lương thì nên làm ở nước ngoài, trừ khi cụ rất khá muốn cho cháu đi học với mục đích mở mang đầu óc là chính. Các công ty đa quốc gia ở VN thì nó cũng hoạt động dựa trên luật pháp VN, và đôi khi là nó chỉ share branding còn đâu mọi thứ là VN hết, bao gồm cả mặt bằng lương, 7-10 triệu khởi điểm cho dù là học ở đâu về. Cụ có người quen ở VN thử tìm hiểu xem ví dụ như Big 4 audit hay ANZ ở VN cấu trúc của nó có giống như em nói ko? Trong khi đấy thì khoản đầu tư của cụ không dưới 4 củ nếu học Anh Úc Mỹ. Tất nhiên nếu cụ xông xênh thì đương nhiên nên cho cháu đi vì dù sao giờ nó cũng học trường quốc tế rồi.

Vấn đề là 7 triệu ở HN hay SG thì nó vẫn là 7 triệu chứ không phải vì mình có cái PPP (purchasing power parity) cao nên sống vẫn sướng như mấy ngàn ở Tây đâu, cái chỉ số PPP này thực chất là một loại thuốc phiện bọn Tây nó đẻ ra để ru ngủ mấy nước nghèo là chính.

Em chỉ có thể nói chung chung được cái em nghĩ, chứ còn cụ thể thì em cũng mong có được quả cầu thần kì...
có thể cụ hơi lạc quan, nhưng học ở nước ngoài là 1 chuyện, kiếm được việc ở nước ngoài lại là chuyện khác. Du học sinh đi học, theo em thống kê qua thì chỉ dưới 10% là học các trường top, học ra học, còn sang vừa học vừa kết hợp làm thêm hay du lịch thì em nghĩ về mặt học là hỏng. Ngoài ra khi ra trường còn phải cạnh tranh với 1 đống dân bản xứ, dân EU... chúng nó không bị rào cản visa như mình, hình thức ổn hơn, ngôn ngữ giao tiếp tốt hơn... nên lợi thế của DHS Vietnam là rất thấp.
Em đúc rút mấy kinh nghiệm để cạnh tranh job ở phương Tây (dành cho những ng trẻ đi du học):
- Học Đại học hoặc PhD ở những trường tốt. Nếu chỉ đi học Master thì nên học những trường hàng đầu. Nhiều người nghĩ đi học ThS là cái gì đó to tát, nhưng trong 3 bậc học bên này với svien quốc tế thì đó lại là bậc học thương mại đúng nghĩa, các trg mở ra chủ yếu để kiếm tiền. Một người có bằng ĐH ở bển sẽ có lợi thế hơn nhiều so với 1 người tốt nghiệp ĐH ở VN và học ThS ở bển.
- Học khối kỹ thuật, khoa học tự nhiên... dễ kiếm việc hơn khối kinh tế, khoa học xã hội.
- Tiếng Anh tốt, sống mở và hòa nhập.
- Cần cù, chịu khó và kiên nhẫn.
- May mắn. Nhiều lúc may hơn khôn :)
Thống kê ở UK, hàng năm có khoảng gần 10,000 DHS, nhưng chắc chưa đến 5% là có khả năng cạnh tranh tìm skilled jobs ở bên này.
 

manhhab

Xe buýt
Biển số
OF-23588
Ngày cấp bằng
5/11/08
Số km
932
Động cơ
501,610 Mã lực
Nơi ở
UK
Em thấy mợ là có sự nhiệt huyết máu me, em ưng. Em có hai người bạn cũng nhiệt huyết, họ làm như sau: một cặp đi theo đường học hành của mợ, gia đình đi theo, rồi tùy cơ ứng biến kéo dài thời gian bên đó bằng cách thi trượt môn, rồi chồng đi học, rồi vợ xin việc... Một cặp thì chấp nhận ly hôn và nhờ bạn bè bên kia tìm mối kết hôn giả uy tín, và khi kết hôn thì cụ mợ đó đương nhiên được hỗ trợ ngoại ngữ xin việc, sau đó vài năm, cả hai chia tay đội vợ chồng hờ và tái hôn, con cái được học miễn phí nhé, và sẽ nhập tịch theo bố mẹ, cách này dễ nhất, ít tiền nhất và nhiều quyền lợi nhất, tất nhiên cụ mợ phải tin cậy nhau và quyết tâm, chi phí khoảng 3-4 tỷ. Đổi lại được nhiều thứ giá trị hơn nhiều.
đường kết hôn giả không như mơ đâu cụ.
1. Nó là bất hợp pháp. Khi phát hiện ra sẽ bị ra tòa và cấm vĩnh viễn nhập cảnh vào nước đó.
2. Nước sở tại sẽ rà soát việc kết hôn họ cảm thấy nghi ngờ. Sau vài tháng đùng cái họ gọi riêng vợ và chồng ra, hỏi hôm qua vợ/chồng mày làm gì, hoặc qua nhà mà ko có dấu hiệu của cuộc sống gia đình thì cũng tạch.
3. Những người bản xứ chấp nhận kết hôn giả phần lớn cũng là ko ra gì, rủi ro đạo đức rất lớn.
4. Kết hôn giả thành kết hôn thật, gia đình chia đôi.
Ko hiểu sao cứ nghĩ việc mình phải lấy 1 đầm Tây ục ịch, xa vợ con, hay vợ mình phải lấy 1 lão Tây/Kiều dặt dẹo để vài năm sau đoàn tụ gia đình, em thấy cứ kiểu miẹ gì ấy :D. Công nhận các cụ hy sinh 5-10 năm hạnh phúc để ra đi đầy rủi ro như vậy, em cũng nể.
 

panameraf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-158475
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
2,328
Động cơ
377,128 Mã lực
+ Lương của em lúc mới vào làm chỉ 50 ngàn/ năm thôi bác ạ. Do em cần cù ( bất kể lúc nào sếp cần người làm thêm ngoài giờ, hoặc weekend, đôi khi em làm choàng luôn công việc của đồng nghiệp) nên được thương, nâng đở lên lương. Bọn Mỹ bên này rất ngại việc làm thêm giờ, hay làm việc vào weekend.

+ Lương của kỹ sư/ cữ nhân IT ( công nghệ thông tin ) ở Cali dao động từ 50 tới 80 ngàn/ năm tuỳ năng lực. Bọn sếp Mỹ rất thực tế, ai có năng lực và siêng năng là nó trọng dụng và đãi ngộ.

+ Mức sống ở Cali thì rất cao so với mặt bằng sống ở Mỹ. Tối thiểu muốn sống ở Cali thì 1 gia đình ( 2 vợ chồng + 2 con nhỏ) cần phải có những chi tiêu tối thiểu như sau ( em ước tính, có thể không chính xác lắm)

- Nhà ở : thuê 1 căn hộ nhỏ =1500/ tháng
- Ăn uống: khoãng $100/ người = $400
- Xe cộ ( 2 chiếc) +bảo hiểm xe , xăng: $400
-Quần áo, giày dép: không đáng kể, vì giá rẻ so với lương.
- Bảo hiểm y tế: $200

Tổng cộng khoãng 2500 tháng, nhân 12 tháng là 30 ngàn 1 năm.

+ Gia đình có 4 người, muốn bảo lãnh thêm thân nhân di cư sang Mỹ thì tính như sau: người chủ hộ cần 15 ngàn thu nhập, sau đó cứ mỗi đầu người là cộng thêm khoãng 5000, như vậy gia đình 4 người cần có thu nhập tối thiều để sống là 30 ngàn, bảo lãnh thêm 1 người thì thêm 5 ngàn là thành 35 ngàn thu nhập. Muốn bảo lãnh 2 người thì thêm 10 ngàn thu nhập thành ra cần phải có 40 ngàn thu nhập. Em tính đại khái như vậy, sẽ có sai số vài trăm đồng....
Cảm ơn cụ đã chia sẻ nhiều thông tin hữu ích, cụ cho em hỏi thêm tí:
- Mức thuế nhà đất ở Cali là bao nhiêu? giữa các bang có chênh lệch nhiều ko? Nếu người về hưu lương thấp khi đóng thuế nhà xong ko đủ tiêu thì phải bán nhà hả cụ, có nhiều trường hợp như vậy không?
- Em thấy bảo học đại học công thì người dân bang sở tại đóng học phí thấp nhất, ở bang khác đến phải đóng cao hơn, người có thẻ xanh phải sống một thời gian mới được chế độ đó, em muốn hỏi cụ khi người có thẻ xanh được chế độ đó thì cũng giống người Mỹ phải không? muốn sang bang khác học cũng phải đóng học phí cao hơn? như vậy nó làm thế nào để biết ông có thẻ xanh ở bang nào khi ông ấy ko có gì kể cả công việc vì chỉ chờ để đi học thôi, hay nó tính theo người bảo lãnh hả cụ?
 

manhhab

Xe buýt
Biển số
OF-23588
Ngày cấp bằng
5/11/08
Số km
932
Động cơ
501,610 Mã lực
Nơi ở
UK
Hê hê, cụ người thật việc thật. Bạn em, người Mỹ, ở New York, nó đòng tiền học cho con 40k $ một năm từ mẫu giáo trở đi.

Sau con nó mới khá.
không chỉ US, ở đâu cũng vậy thôi cụ. Nhà điều kiện thì từ nhỏ cho con học trường grammar, phát triển toàn diện văn hóa nghệ thuật và kỹ năng sống. Vào cấp 3 học trường tư xịn, chất lượng giáo dục tốt và do đó được vào các ĐH hàng đầu với chất lượng đầu vào và học phí ngất ngưởng, ra trường công việc ngon. Còn con nhà hoàn cảnh hơn thì học trường công làng nhàng, chất lượng chỉ dừng ở mức trung bình nên mọi thứ sau này cũng chỉ bình bình.
Em lấy ví dụ ở UK, không phải ngẫu nhiên mà các trường có lịch sử danh giá hàng đầu như Oxford, Cambridge, Durham, St Andrew... được gọi là trường quý tộc, vì tỷ lệ svien trung-thượng lưu ở đó rất cao, con nhà bình dân khó chen chân vào được, do rào cản về điểm đầu vào và mức học phí. Công thức chung cho giới tinh hoa ở UK là: Sinh ra trong gia đình điều kiện - học các trường tư tốt (Eton chả hạn) - vào các ĐH hàng đầu (top 10) - ra làm các cviec thu nhập cao hay làm chính trị gia. Còn con cái các gia đình lao động phần lớn sau này lại tiếp tục các cviec thu nhập thấp, ko phải là họ ko có khả năng, mà do rào cản về tài chính dẫn đến rào cản về chất lượng giáo dục nhận được.
 

xecon

Xe điện
Biển số
OF-4527
Ngày cấp bằng
3/5/07
Số km
4,614
Động cơ
1,048,184 Mã lực
Tuổi
54
Về việc làm mà nói thì em thấy châu Âu, đặc biệt là Pháp, nếu vào được cơ quan nhà nước thì cứ tà tà y như Việt Nam mình. Lương không cao nhưng ổn định suốt đời (nếu không vi phạm) tầm 2-4k / tháng. Nó như biên chế vậy. Cái khác biệt là tuyển dụng minh bạch hơn (thi công chức)
 

newmanhn

Xe điện
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
4,588
Động cơ
387,497 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Một người Việt Nam di chuyễn tầm 5-10km/ngày so với 100-200km của Mỹ!
Cụ ơi Mỹ nó đi tầu điện ngầm, đường sắt, máy bay, giao thông công cộng, nói chung về phương tiện là an toàn hơn. Nếu dân Mỹ giờ mà chuyển sang xe máy, xe đạp như dân mình chắc chết nửa dân số trong 1 năm. Em fun tí.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,533
Động cơ
899,948 Mã lực
Một người Việt Nam di chuyễn tầm 5-10km/ngày so với 100-200km của Mỹ!
Các bác đang dẫn chứng người VN chết nhều nhất về tai nạn giao thông trên thế giới,
nhưng từ cả con số tuyệt đối (số người chết) lần tỷ lệ số vụ tai nạn, số nạn nhân chết vì tai nạn/1000 dân lại chẳng nói như vậy!
Các bác đưa cái việc di chuyển, người ta đưa cả thống kê di chuyển bằng máy bay vào để so sánh thì nó nói lên cái gì. Tỷ lệ người dân cả đời chẳng đi máy bay chẳng cần so với nước Mỹ (đất nước còn rộng hơn cả 1 châu lục) mà so với rất nhiều nước khác, ngay cả với Thái cũng thua!
Ngay chữ "nhất thế giới" về mặt này thì cả VN va Mỹ cũng chưa được vào nước tốp tên, mà co nước trong tópp tên này người dân còn ít di chuyển hơn cả ở VN nên em mới khuyên các bác muốn dẫn chứng ở VN dễ chết thì đừng đưa cái nguyên nhân này vào!
 

xecon

Xe điện
Biển số
OF-4527
Ngày cấp bằng
3/5/07
Số km
4,614
Động cơ
1,048,184 Mã lực
Tuổi
54
Các bác đang dẫn chứng người VN chết nhều nhất về tai nạn giao thông trên thế giới,
nhưng từ cả con số tuyệt đối (số người chết) lần tỷ lệ số vụ tai nạn, số nạn nhân chết vì tai nạn/1000 dân lại chẳng nói như vậy!
Các bác đưa cái việc di chuyển, người ta đưa cả thống kê di chuyển bằng máy bay vào để so sánh thì nó nói lên cái gì. Tỷ lệ người dân cả đời chẳng đi máy bay chẳng cần so với nước Mỹ (đất nước còn rộng hơn cả 1 châu lục) mà so với rất nhiều nước khác, ngay cả với Thái cũng thua!
Ngay chữ "nhất thế giới" về mặt này thì cả VN va Mỹ cũng chưa được vào nước tốp tên, mà co nước trong tópp tên này người dân còn ít di chuyển hơn cả ở VN nên em mới khuyên các bác muốn dẫn chứng ở VN dễ chết thì đừng đưa cái nguyên nhân này vào!
Tham khảo thôi!

Nói về giao thông lộn xộn thì hình như India còn kinh hơn:))
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top