em đang định hướng cho f1 đi học cụ nói cụ thể giúp em nên chọn ngành nào không
Đây là dạng câu hỏi phải nói là million-dollar question, mình rất hay bị người thân hỏi câu này mà không biết trả lời ra làm sao. Trúng thì mình cũng không được cái gì, mà sai thì sau này người ta oán mình... nhưng căn bản thì theo mình nó như thế này:
1. Học cái gì khó, mà xã hội rất cần: Ví dụ sát nhất là học bác sĩ, nói chung thi được vào học bác sĩ (clinical, ko phải research) thì lúc nào cũng ngon. Muốn ở nước ngoài cũng được, lương cao xã hội kính trọng. Muốn về VN cũng được, rất có ích cho xã hội và thu nhập cũng có thể rất khá (vì lắm người ốm quá). Điều kiện là phải học giỏi, cẩn thận, và có đạo đức. Bác sĩ căn bản là nghề rất vất vả chứ không phải là ngồi mát ăn bát vàng như nhiều người ít hiểu biết vẫn hình dung (ở nước ngoài nó hay có hệ thống GP, bác sĩ đa khoa hay gia đình. Đây là dạng bác sĩ dễ nhất, ít trách nhiệm nhất, và cũng loại bác sĩ nhiều người Việt làm nhất... mỗi cái bác sĩ này thì đúng là trông có vẻ ngồi mát ăn bát vàng thật). Bác sĩ thường thì bẳng cấp của nó nằm ngoài hệ thống giáo dục quốc gia (thường thì do association của nó quyết định, và mấy cái hiệp hội này nó có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi và income của member) nên nó cũng ít bị ảnh hưởng bởi cái sự tham lam của management.
2. Học cái gì có thể được bảo vệ bởi đường biên giới là tiêu chuẩn của nước sở tại: Mỗi nước phát triển căn bản nó vận động giống như một công ty, và nhập cư là một phần vô cùng quan trọng của bộ phận HR trong cái công ty đó (phần còn lại là cho tiền giáo dục trẻ em). Căn bản những nước phát triển là những nước rất dễ thu hút người nhập cư nên nếu cái nghề của mình mà một thằng nhập cư mới sang nó cũng làm ngay được thì rất rách vở (vì mới sang cần tiền, lại từ nước nghèo nên người ta sẽ có xu hướng đẩy giá xuống). Tránh những cái nghề mà ví dụ ở VN sang cũng có thể làm ngay mà ko cần thi lấy license gì, ví dụ như nghề Science hay IT. Lại lấy ví dụ bác sĩ hay nha sĩ, ở VN có thể mổ còn giỏi hơn thằng Tây (vì mạng người rẻ và người ốm nhiều quá), nhưng sang mà ko đi học lại 5-10 năm thì ko ai nó cho động vào dao mổ... đấy là ví dụ cái nghề được bảo vệ bởi hệ thống luật pháp của nước sở tại.
3. Học cái gì mà bọn Tây nó ko thích, hoặc ngại: Nói chung chỉ có thể kiếm việc nếu như học những cái chúng nó ko thích hoặc học cùng với các kĩ năng xã hội giỏi gấp 2-4 lần thằng Tây cùng lớp. Về nguyên tắc nếu như hai thằng tương đương thì bao giờ thằng bản xứ cũng phải được ưu tiên. Bọn Tây nói chung nó vẫn rất racist chứ ko phải hồn nhiên hiền hậu như ta vẫn hình dung, được cái là hệ thống pháp luật của nó chặt nên chúng nó ko dám nói ra. Học cái gì làm nó hơi nặng nhọc chút, hay phải đi công tác xa như kiểu giàn khoan hay mỏ etc...
Đấy là giải thiết là học để ở lại làm việc hoặc định cư. Còn nếu học xong để về VN thì mình khuyên là học ở VN rồi bỏ mấy củ ra chạy vào Hải quan hay công an hay cái gì đấy tương tự, về mặt đầu tư là ok hơn. Còn không thấp chưa qua cao chưa tới, tiếng Anh bập bà bập bẹ sau 5 năm ở nước ngoài mà về VN cái gì nó cũng chê, trong khi ở lại nước ngoài thì ko nổi (thực ra có bác nói rồi đấy, chỉ nên nói chắc chuyện ở nước ngoài khi mình đã cầm 2 hộ chiếu hoặc có permanent job trong một tổ chức khá to, còn ko thì vài năm học bao gồm cả đại học lần PhD đều chưa nói lên cái gì đâu, phần lớn là nó tống về), thì thực ra là tiền mất tật mang.
Có những cái thứ học ở Tây không thể nào ứng dụng gì ở VN được, ví dụ như quy hoạch đô thị hay xây dựng. Ví dụ học xong về VN bảo các anh xây nhà này cao quá hạ tầng này nó tải sao nổi, hoặc là tại sao không để cái parkland ở trung tâm thành phố làm lá phổi cây xanh etc thì chủ nó ném từ tầng 40 của cái chung cư xuống đất trước.