cá nhân em đã 2 lần lăn tăn xem có định mẹ cư ở trời bắc hay không, lần 1 là em học xong đh, muốn về nhưng mẹ lại bảo hay ở lại, cơ mà FA ở bển gần chục năm em ngán tận cổ nên về gấp tìm vợ.
lần 2 thì em phẫn chí vụ cái nhà để đời của bố mẹ em bị nhà nc chiếm đoạt 1 cách khso coi, rồi cơ quan yêu cầu vào **** để lên chức, thế alf em nghỉ mẹ, đi lại qua trời bắc làm giàu cho Tây lông, rồi rủ cả vợ sang ngắm nghía dụ khị ở lại luôn. cơ mà nhà vợ em chả thích nc Đức lợn buồn tẻ nên ngúng nguẩy đòi về, xong em cũng nghĩ đi nghĩ lại mãi, tham khảo dân tình các kiểu (ở bển) rồi lại lọt tọt về.
em ko rõ đi Mẽo ở thì có phù hợp có sướng đối với ng An Nam ko nhưng theo em đánh giá thì nếu còn đường sống ổn ở An Nam, em chã đi EU sống.
em bằng kỹ sư ở bển, trng cũng top, nên công việc ko thành v đề, hơn ở An Nam là chắc, cơ mà cái em lăn tăn là đời sống văn hóa, con cái về sau. em thật dân Tây lông sống khác dân An Nam nhiều, quan niệm cũng khác nhiều, em tốn gần 10 năm chỉ xác định đc là về già em ở bển chắc buồn thúi ruột.
cộng động An Nam ở bển thật lòng mà nói là ko đc mạnh, ko đoàn kết và cũng ko quy củ. chia bè phái, rủ nhau làm chuyện phạm pháp là chính. đến cái chùa cũng chia làm 2 1 bên chào cờ vàng 1 bên chào cờ đỏ (thật em cũng hãi làm cái gì mà lên chuà bái phật cũng phải chào cờ)
em chắc 18 năm tuổi thơ bị văn hóa An Nam nhồi nhét đục khoét tâm hồn nên thấy cs bên đó nó buồn và cô đơn. tết ta lòng xao xuyến thì vẫn đi làm bt tối về cùng lắm ráng sức nấu bữa cơm hoành 1 tí, mua cái bánh chưng bọc giấy bạc ăn cho có mùi. Noel nghỉ tẹt ga thì nhìn Tây lông chúng nó bu lại quây quần bên cái *** con gà tây chiên mỡ màng, lung linh ánh nến hát thánh ca mà em thì chỉ tháy cô đơn lạ. em tin éo vào chúa Giê Su đâu ạ.
sắp nhỏ f1 của các cô các chú sang đợt đổ tường cũng đã lớn, cơ mà rặt Tây. chúng nó nghĩ Tây, sống Tây và là Tây. vì chúng nso từ nhỏ tiếp thu văn hóa Tây. nếu có các cô các chú nào cố gắng dạy chúng nó văn háo An Nam, chỉ làm chúng nó gặp thêm tí khó khăn khi hòa đồng với bạn Tây. chúng nó càng Tây hóa thì càng sống thoải mái ở bên đó, cơ mà cũng càng xa cách bố mẹ AN Nam của chúng nó.
em tự hỏi, em có thể nào cố gắng bỏ hẳn cái gốc gác An Nam trong tâm tư suy nghĩ của mình để triệt để Tây hóa hay ko, và câu trả lời là không. cho nên em thấy trc cái tương lai của em nếu ở bển vào quốc tịch nó sẽ là chiều chiều ngồi hóng gió bân công, một mình thả lòng vào những suy nghĩ rất An Nam của mình và không ai hiểu đc, dù là vợ, là con, hay là cháu.
có hẳn cụ bên ý, già rồi, nghỉ hưu, mà con cháu đi cả ko sống gần, chán chả biết làm gì mà tiếng tăm ko giỏi, bật tv xem cũng chán, thế là lại xin đi làm. xưởng nó bảo ko cho làm ca ngày để chừa suất cho thanh niên, phải làm ca đêm, cũng gật. thuế nó lại bảo mài tranh ăn với bọn trẻ thế tau tính gộp cả lương hưu của mài vào với lương đi làm để đánh thuế, cũng gật, tính ra thuế phải nộp hàng tháng của cụ ý xấp xỉ lương hưu của cụ ý. mọi ng hỏi sao dở hơi thế cụ chỉ móm mém trả lời: ở nhà buồn quá...
em lại có nghe câu chuyện 1 cụ, đú lấy đầm Tầy, đẻ ra anh con lai. anh ý chơi bời với bạn thế nào bị kỳ thị, quay về nhà mắng bố đẻ: sao bố châu Á mà đú đẻ ra con lai căng làm cái méo gì? (xứ này phúc lợi XH cao, sinh ra từ sữa cho tới học hành y tế đều đc nahf nc lo, nên trẻ em vô giáo dục mà nó mở mồm ra mắng: nhà nc lo cho tau chứ có phải mài đâu, thì bố mẹ chỉ có nc ngậm tăm vì đó là sự thật)
bà HR cty em cũng thế, bố mẹ bà ý bàn giao hết cả cửa hàng cửa hiệu cho con cái, rồi 2 ông bà dắt tay nhau cầm vàng bạc đi định cư Can hưởng phước, chán VN độc hại suy đồi. cơ mà 3 tháng sau 2 cụ xách vali về. bảo buồn.
em đọc kha khá còm men trong topic này và cả topic khác tương tự, cơ mà em thấy hầu như đa phần các cụ các mợ đòi đi vì lý do về kinh tế, về xã hội, về tương lọ tương chai về chế độ này nọ, mà ít cụ đề cập đến khía cạnh văn hóa, hòa nhập.
hôm qua em ngồi tán phét với cụ bô, bảo dạo này đầy tớ dân lởm quá, ko cẩn thận sập mẹ kinh tế như Vê nê du ê la, hay là mình tính bài chuồn chuồn? cụ gắt ngay, bảo mài đừng có lo, sập thế quai nào đc, bọn nó tìm đc cách hết, ở đây còn tốt chán, đi đâu. cụ bô đưa ra lý luận có vẻ khiên cưỡng lắm, cơ mà em hiểu ý cụ.
Việc ra đi hay ở lại Việt Nam đó là chuyện của từng cá nhân, của từng gia đình cụ thể, do vậy em xin các bác đừng mang quan điểm của riêng mình để tranh luận với nhau. Có thể đối với 1 số người thì mùi sầu riêng là thơm, nhưng với những người khác thì là khó ngửi. Như em đã nói ở post # 1, có những người mơ ước ra đi, cũng có nhưng người không thích ra đi. Trong một phạm vi hẹp hơn, nó cũng giống như ở một vùng nông thôn, có những người muốn đi ra thành thị sống, cũng có những người không muốn. Hoàn cảnh cá nhân thì khó có ai giống ai, có người muốn ra Hà Nội sinh sống nhưng không có điều kiện, có những người thì không thích không khí xô bồ, ồn ào ở Hà Nội nên lại quay về quê ….Tranh cải nhau về vấn đề nên đi hay ở lại cũng giống như em bên này tranh cải với một thằng Mỹ xem nước mắm ngon hơn hay là ketchup ( tương cà chua) ngon hơn vậy. Nó tùy thuộc vào từng cá nhân. Ngay cả trong 1 gia đình di cư sang bên Mỹ này, không phải mọi thành viên đều có tâm trạng giống nhau. Em vẫn thấy có những gia đình sang đây, mấy đứa trẻ teenage thì vui thích, nhanh chóng hòa nhập với văn hóa , thức ăn, ngôn ngữ Mỹ, bà mẹ thì cũng thấy OK, chỉ có ông chồng thì thấy muốn quay về VN. Tại sao vậy? Vì ông chồng cảm thấy mình mất đi vai trò trụ cột trong nhà, bà vợ nhanh chóng kiếm được việc làm ( bên xứ Cali này phụ nữ mới sang dễ tìm việc hơn đàn ông), mấy đứa trẻ đi học, chỉ còn ông chồng ở nhà lũi thủi …..Nhưng đó chỉ là khoãng thời gian 1 năm đầu bở ngở, sau đó vài năm, khi công việc ổn định thì có còn muốn về lại VN sống nữa không, đa phần họ đều nói không. Về VN chơi thì về, chứ không về ở luôn.
Cũng có 1 số ông chồng quay về VN ở hẵn, nhưng đó chỉ là số ít. EM chưa thấy bà VN nào quay về ! Còn bọn trẻ thì tất nhiên là không bao giờ
Phần sau em sẽ nói về vấn đề hội nhập của bản thân em.
Có vài tấm hình chia sẻ cùng các bác.
Hành trang đi làm của em hàng ngày. Giỏ Lunch ( túi đựng cơm)
Iem thì nghĩ giản dị hơn, đó là cuộc sống bao gồm 2 phần tinh thần và vật chất. Hạnh phúc, hay nói giản dị hơn là sự thỏa mãn, bằng lòng với cuộc sống của mình thì phải đạt được cả hai vấn đề tinh thần và vật chất. Đừng so sánh chỉ về vật chất hay tinh thần vì sẽ lệch lạc.
1. Ông đang đói bụng thì nghĩ cứ có gì ăn đã, mọi sự tính sau. Ăn xong bát một, bụng lưng lưng ngồi ăn bát hai một mình thấy sao buồn quá, cố gượng gạo tự nhủ cố mà nuốt cho có sức mà chiến tiếp. Mâm cơm cùng bố mẹ anh chị em thì rôm rả từ đâu, đúng là lý thuyết thì cái gì cũng ngon; nhưng bữa một khoai bữa hai sắn thì bữa 3 cũng gượng gạo cùng suy nghĩ cố mà nuốt để lấy sức là sống.
2. Đầu không lo tiền điện tiền nước tiền nhà... (ví dụ khái quát thế) thì thảnh thơi ngồi trà nước đánh cờ cùng các cụ cùng phố, bình luận môi trường chỗ nhà mình nhiều bụi hay lắm mùi thum thủm cần phải thông cống dọn hố ga, xong về nhà cắt cây tỉa cành tưới cây, đứng từ tầng thượng xịt nước chỉ biết cây của mình éo cần biết thằng đi dưới đường ướt khô thế nào. Những ông mai phải đóng tiền học cho con mà hôm nay chưa có (ví dụ khái quát thế) thì có cong mông lên đẩy xe bò cát từ 6h sáng đến 11h đêm cũng phải làm; thi thoảng ghé đâu đó xin cốc nước lọc tu ừng ực cho qua cơn khát. Đường có bụi mù hay đặc khè khói xe, mùi cạnh bãi rác thì cũng chả xi nhê gì tới cái ngũ quan giác quan của ông.
3. Ông đang ở quê, nhà ngói gỗ mít 3 gian 5 gian sân gạch cây cau máng nước mưa, cầu ao soi bóng cây sung... tối đến quét qua cái nhà đặt mình xuống nề đất đắp chắc nịch từ mấy chục năm nằm mát rượi.... (ví dụ khái quát thế) thì chỉ mong có tiền, và có tiền một cái là phá béng đi ngay để xây nhà căn nhà ống hai tầng ba tầng lát gạch men, cửa kín mít, sân bê tông láng bóng, mua cây cảnh trồng trong chậu đặt trước nhà, **** chiều cong đuôi bơm nước lên trần cho đỡ nóng. nhịn ăn nhịn uống để lắp cái điều hòa cho bằng anh bằng em trên phố. Thằng trên phố thì mắt nhắm mắt mở cầy từ sáng sớm đến đêm khuya để giành tiền mỗi năm được vài ngày đi rì sọt nghỉ trong những căn nhà cấp 4 ngày xưa với giá đắt lòi kèn.
4. Các cháu ở quê hàng ngày túc tắc đị bộ đến trường, lên cấp 3 nhà ở xa thì cong mông đạp xe giữa trưa nắng nóng. cả xã có 1,2 trường cấp nhỏ, cả huyện vài ba trường cấp to, chả có khái niệm trường chuyên mà chọn. Thế mà rồi cũng 12 năm là xong phổ thông, thi đỗ rầm rầm
5. Từ xa xưa, các cụ đã có câu: Giầu nhà quê không bằng ngồi lê kẻ chợ.
Và quy luật chung là lao ra "kẻ Chợ"
Ngày lễ, ngày nghỉ, ngày tết, ngày cần mua sắm thì ở xã ra phố huyện; ở phố huyện thì lên phố tỉnh; ở phố tỉnh thì lên hà nội sài gòn.
Làm ăn nghèo đói thì sinh ra ở đâu yên tâm ở đấy, đố dám ước với mơ gì
Làm ăn vừa đủ thì yên tâm tâm với nơi mình đang sống.
Làm ăn có tý tẹo dư rả thì trong câu chuyện hàng ngày đều có hơi hướng giá mà chỗ mình được như phố (thằng phố huyện thì mơ phố tỉnh, phố tỉnh thì mơ phố trung ương)
Làm ăn dư thừa tý thì tập tểng tau ra phố đây để đời con cái nó "sướng" tý.
Nói nôm na là thằng phố huyện là giấc mơ và điểm đích của anh nông dân xã; thằng phố tỉnh là giấc mơ và điểm đích của anh tạp hóa thị trấn; thằng phố trung ương thì là giấc mơ và đích của anh tiểu thương phố tỉnh (điều này khái quát thế thôi nhé, vì nhiều thằng tỉnh nó khủng lắm). TÂY là giấc mơ và điểm đích của các doanh nhân và quan nhân phố nhớn.
Thằng đang ở Tây rồi thì lại thèm cái nhà tranh vách đất, cái nhà ngói cây mít, cái xô bồ cởi mở dân dã của ta. Nhưng nói thật hàng năm về chơi một vài tuần thì được chứ bảo về ở hẳn; chỉ cần tình cảm thôi, nghèo cũng được thì éo làm được đâu, về ở 1 năm là chán ốm ngay.
Hờ hờ... ngày chủ nhật ngồi không mà éo có xiền về với nhà tranh mái ngói trong rì sọt nên ngồi viết linh tinh, các cụ đọc thấy dở hơi thì chém ít thôi để em còn dũng khí mà tiếp tục ở OF cho các thớt sau. chứ em sợ tụt vòi không dám vào OF nữa thì lại éo có gì cho các cụ chém. Thế buồn chết ! lại kéo nhau đi TÂY hết thì ai giữ đất quê hương.
p/s: em cũng không có ý gì về quan điểm của 2 bác mà em quote đâu nhé.
Em theo quan điểm: mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh