- Biển số
- OF-302553
- Ngày cấp bằng
- 23/12/13
- Số km
- 233
- Động cơ
- 307,930 Mã lực
Nói nhỏ thôi không có ăn vang giờ bác ơi.Chiến dịch quân sự lớn nhất của khối Hiệp ước Warsaw chính là đập 1 ông trong nội bộ
Nói nhỏ thôi không có ăn vang giờ bác ơi.Chiến dịch quân sự lớn nhất của khối Hiệp ước Warsaw chính là đập 1 ông trong nội bộ
Em làm xong hồi hè năm ngoái rồi cụ. Để bữa nào về em chụp, tại mùa này lên ảnh không được đẹp. Với cả sau đợt đó em ở riêng và thỉnh thoảng mới ghé về thăm tụi nhỏ.Lúc nào hoàn thành cụ nhớ pót ảnh mừng công nhé.
Trước em cũng hay lọ mọ tự làm những việc sửa chữa tại nhà như thế này. Xong như vậy vợ em nó hay càu nhàu,chê bai này nọ. Vài năm gần đây em có tuổi ,hay bị đau lưng và công việc cty cũng bận rộn nên có việc gì em toàn mua sẵn với đi thuê dù rất muốn tự tay làm. Không phải vì sợ tốn tiền mà em có thú vui muốn tự tay sửa chữa hay chăm sóc những vật dụng nó đang phục vụ mình. Phụ nữ họ không hiểu cứ bảo mình lẩm cẩm.Những người Séc tốt bụng ...
Hè năm ngoái, mấy nhóc nói muốn bố làm cho cái sân để tập bóng phía đằng sau nhà cho tiện. Lúc em ngồi uống bia với mấy người bạn Séc cũng có tâm sự là đang tìm sắt để hàn cái khung thành cho tụi nhỏ đá bóng. Có ông Séc nói tao có cái khung cửa vườn cũ rồi, vừa thay cái cửa mới, mày có dùng thì tới lấy về rồi hàn cho tụi nhỏ cái khung thành. Đúng là trời hạn gặp mưa rào. Hôm sau mấy bố con tới xin rồi vác về. Em hàn cho tụi nhỏ cái khung thành để tụi nhóc tập bóng với nhau. Nhóc bé nhất muốn làm thủ môn, nên tha hồ chộp bóng cho các anh tập sút
Thấy em hàn cái khung thành, lại có một ông Séc sống ở gần đó đi ngang qua, ông nói là tao có ý kiến muốn trao đổi với mày, không biết có được không? Em bảo ok, có gì ông cứ nói. Ông ấy bảo là tao thấy mày đang tiện hàn cái khung này, mà nhà tao cũng còn thừa một ít thanh sắt. Tao nghĩ mày có thể hàn một cái khung làm cái sảnh nhỏ, rồi ốp nhựa xung quanh ở cửa ra vào để mùa đông đỡ gió tuyết hắt vào nhà, vừa ấm mà lại sạch sẽ hơn. Nếu mày làm thì tới vườn nhà tao mà lấy sắt. Em nghĩ thấy cũng hợp lý, vì nếu xây thì mất công và tốn kém hơn, với cả làm kiểu này thì vẫn có nhiều ánh sáng vào nhà. Thế là mấy bố con lại đi cùng ông ấy tới nhà rồi xin về.
Sự nhiệt tình của những người dân sống trong khu vực vẫn chưa hết. Chắc thấy em loay hoay có một mình hàn cái khung cửa, có vợ chồng ông người Hà Lan (ông ấy người Hà Lan, còn vợ thì người Séc) đạp xe qua đó, liền dừng lại ngó nghiên. Hai vợ chồng ông ấy ở cách chỗ tụi em khoảng 8km, ngày nào cũng đạp xe dọc theo cái suối này. Bà vợ làm ở trên thành phố cách nhà 15km nhưng ngày nào cũng đạp xe đi làm. Ông chồng thì những ngày nghỉ ở nhà thì thường đạp xe đi đón vợ, rồi hai vợ chồng cùng đạp xe về nhà.
Ông ấy nói, mày có cần giúp gì không, tao cũng là thợ hàn xịn đấy. Mấy ngày này thấy mày hàn cái khung này có 1 mình, nếu mày cần giúp thì tụi tao rất sẵn sàng. Thế là bà vợ ngồi chơi với tụi nhỏ, còn ông chồng thì giúp em hoàn thành luôn cái khung đó trong buổi chiều đấy
Em cũng có sở thích lọ mọ làm linh tinh, nhưng đợt đó em làm chủ yếu do kinh tế, nhiều khi phải liệu cơm để gắp mắm . Bởi vì nếu thuê thợ thì phải làm ngay toàn bộ mọi việc cho tiết kiệm và đồng bộ, nhưng như thế thì yêu cầu phải đầu tư ngay một số lớn. Do đó em quyết định tự làm, cái gì cần thì làm trước, cái gì quan trọng hơn thì làm xịn luôn từ đầu. Còn những thứ có thể nâng cấp dần sau thì em làm từ từ.Trước em cũng hay lọ mọ tự làm những việc sửa chữa tại nhà như thế này. Xong như vậy vợ em nó hay càu nhàu,chê bai này nọ. Vài năm gần đây em có tuổi ,hay bị đau lưng và công việc cty cũng bận rộn nên có việc gì em toàn mua sẵn với đi thuê dù rất muốn tự tay làm. Không phải vì sợ tốn tiền mà em có thú vui muốn tự tay sửa chữa hay chăm sóc những vật dụng nó đang phục vụ mình. Phụ nữ họ không hiểu cứ bảo mình lẩm cẩm.
Em cũng có mảnh vườn nhỏ cỡ 70-80 m2 sau nhà cũng tạm bợ như của cụ mà mụ vợ cứ càu nhàu bảo em không làm cho quy củ. Ý là phải xây thành từng đường đi ngang dọc ,chia ô chia luống và xây cống+ hố thoát nước. Em chỉ muốn xếp gạch chứ không xây và phản đối đổ đất cao lên. Như thế thì chỉ nhìn đẹp mắt chứ trồng rau củ sẽ không tốt. Em để thấp để khi mưa thì nước dềnh lên lấy mầu. 2 mùa nay em bận chỉ trồng dàn lá mơ lông với dàn gấc, luống rau ngót nho nhỏ ,vài khóm chuối còn lại bỏ cỏ. Thế nên mụ vợ em thỉnh thoảng lại bảo bố mày bảo tuần sau làm mà mấy năm rồi vẫn vậy. Đúng là từ khi bị ngã đau chân với lưng giờ em lười thật.Em cũng có sở thích lọ mọ làm linh tinh, nhưng đợt đó em làm chủ yếu do kinh tế, nhiều khi phải liệu cơm để gắp mắm . Bởi vì nếu thuê thợ thì phải làm ngay toàn bộ mọi việc cho tiết kiệm và đồng bộ, nhưng như thế thì yêu cầu phải đầu tư ngay một số lớn. Do đó em quyết định tự làm, cái gì cần thì làm trước, cái gì quan trọng hơn thì làm xịn luôn từ đầu. Còn những thứ có thể nâng cấp dần sau thì em làm từ từ.
Như cái nhà tắm cũng vậy, em quan niệm phòng bếp với phòng tắm là để hưởng thụ và giữ gìn sức khoẻ nên đáng để đầu tư. Mỗi tội những cái đó thì tốn kinh tế hơn nên lúc đầu em chỉ làm ở mức bình thường. Đợt rồi nếu uỷ ban họ không duyệt cho kinh phí thì em cũng tự bỏ tiền ra nâng cấp cho các cháu và mẹ tụi nhỏ.
Như cái vườn cũng vậy, thỉnh thoảng rảnh em lại tranh thủ về, rồi rủ mấy nhóc làm cùng cho vui. Mỗi tội bên đây thì mùa đông băng giá và tuyết lạnh nên cũng chỉ chăm được vào mùa hè là chính. Có mảnh vườn để thỉnh thoảng chăm chút cũng có cái thú, cụ nhỉ. Như Ông Bà Nội của mấy nhóc nhà em bây giờ, ngoài thời gian đi chơi thăm quan đây đó thì lại chăm lo cho vườn tược. Đi lâu ngày là gọi điện về thường xuyên chỉ để xem hai thằng con có thay nhau về để ý cây cối cho không
Mấy nhóc thay nhau làm cỏ để đợi bố về làm cái vườn trồng hoa nhỏ ...
Mỗi lần em về thì mấy bố con lại làm thêm được một ít ....
Cái vườn mấy bố con làm từ dạo đó, thỉnh thoảng thì mấy nhóc vẫn chăm, còn em cũng chưa làm thêm được gì nữa, nên cái vườn vẫn tạm bợ như vậy ,...
Sức khỏe là trên hết cụ ạ, nhất là cụ bị ngã đau lưng với chân thì càng phải cẩn thận vì có thể liên quan tới cột sống. Mình làm vì thấy vui, nếu ảnh hưởng tới sức khỏe thì đành gác lại niềm vui cũng không sao.Em cũng có mảnh vườn nhỏ cỡ 70-80 m2 sau nhà cũng tạm bợ như của cụ mà mụ vợ cứ càu nhàu bảo em không làm cho quy củ. Ý là phải xây thành từng đường đi ngang dọc ,chia ô chia luống và xây cống+ hố thoát nước. Em chỉ muốn xếp gạch chứ không xây và phản đối đổ đất cao lên. Như thế thì chỉ nhìn đẹp mắt chứ trồng rau củ sẽ không tốt. Em để thấp để khi mưa thì nước dềnh lên lấy mầu. 2 mùa nay em bận chỉ trồng dàn lá mơ lông với dàn gấc, luống rau ngót nho nhỏ ,vài khóm chuối còn lại bỏ cỏ. Thế nên mụ vợ em thỉnh thoảng lại bảo bố mày bảo tuần sau làm mà mấy năm rồi vẫn vậy. Đúng là từ khi bị ngã đau chân với lưng giờ em lười thật.
Đọc đoạn này mà e thấy cs thật tuyệt vờiVì chỉ phải ngăn vách và không làm ảnh hưởng tới vấn đề kết cấu trụ của toà nhà nên việc xin giấy phép sửa chữa cũng không phức tạp lắm. Mọi cái em cứ túc tắc vừa bán
hàng vừa xin giấy phép, rồi khi có giấy phép thì lại túc tắc sửa. Cuối cùng thì cũng xong sau hơn 3 tháng kể cả thời gian xin giấy phép. Uỷ ban cũng hỗ trợ giảm tiền thuê chỗ trong 20 năm xuống còn có 4,5 triệu VND mỗi tháng để trừ dần vào số tiền mà em đã dự toán lúc đầu khi nộp phương án cho uỷ ban.
Một điều đáng buồn là khi em sửa xong cửa hàng và nhà ở thì vì nhiều lý do, vợ chồng em lại ly hôn. Uỷ ban sau khi biết tin, họ lại họp hội đồng và quyết định sẽ hỗ trợ cho mẹ con tụi nhóc hơn nữa để có thể ổn định cuộc sống và tạo điều kiện cho các cháu học hành. Họ lại giảm tiền thuê cả nhà và cửa hàng cho mẹ tụi nhỏ xuống còn có 3 triệu VND mỗi tháng. Như vậy thì cho dù bất kỳ lý do gì thì mẹ tụi nhỏ cũng có thể lo được cho các con. Bởi tiền thuê nhà 3+1 ở khu vực cũng đã là 8 triệu VND mỗi tháng.
Thật sự là em thấy họ rất nhân văn và tạo điều kiện hỗ trợ trợ hết sức, mặc dù mục đích chính của họ cũng là duy trì cửa hàng đó để phuc vụ dân tình. Nhưng như thế cũng là đã quá tốt lắm rồi. Chính nhờ như vậy, mà em cũng vững tâm rời xa các con, để quay lại Praha này, hy vọng sẽ từng bước gây dựng lại cuộc sống.
Cụ có 1 gia đình lớn và nhỏ thật tuyệt vời. Chúc cụ vượt qua những khó khăn hiện tại và trước mắt.Cách đây hơn 2 tháng, trước lúc Mami em vào viện để phẫu thuật nội soi u nang buồng trứng, Bà có nhắn tin động viên em khi biết em đang đứng trước một quyết định khó khăn. Hôm nay đọc lại tin nhắn này, nên giờ em đã thu xếp mọi việc để về sớm thăm Bố Mẹ em. Em muốn được cùng với Ông Bà đi nhà thờ và sau đó đưa Ông Bà đi dự lễ đón Chúa Giáng Sinh ở hội Thánh.
Một người Mẹ đã qua tuổi 70 nhưng vẫn luôn quan tâm lo lắng cho người con tuy đã hơn 40 tuổi đời mà vẫn ngu dại. Đúng là nước mắt luôn chảy xuôi, dù con có già đến mấy thì con vẫn chỉ là thằng con nhỏ dại của Bố Mẹ. Suốt cả cuộc đời này cũng chỉ có Cha Mẹ là người mãi mãi tha thứ cho mọi sai lầm của con.
Nhân dịp Lễ Giáng Sinh, em kính chúc các Cụ các Mợ cùng Gia đình mọi sự An Lành và Hạnh Phúc.
Marry Christmas.
Xưa em có đọc trên idnes một bài kể về mấy người bán cá chép dịp Vianoce cũng rất hay. Trời lạnh mà phải đứng ngoài trời cả ngày để bán cá.Vậy là lại tới một mùa Giáng Sinh. Trong bữa cơm gia đình của mỗi người Séc trong tối Giáng Sinh không thể nào thiếu món cá chép tẩm bột chiên dầu ăn với salad khoai tây. Món ăn truyền thống này cũng giống như món Bánh Chưng của người Việt mình trong dịp Tết Nguyên Đán. Để chuẩn bị cho bữa ăn tối Giáng Sinh, người dân Séc đã phải chuẩn bị và thường mua cá Chép từ hai, ba hôm trước.
Cá chép được coi là nguồn thịt truyền thống để chế biến các món ăn đêm Giáng sinh ở Cộng hòa Séc và một số quốc gia Trung Âu khác (Slovakia, Ba Lan, Áo,... ). Ở Cộng hòa Séc, thịt cá chép được chế biến dưới dạng tẩm bột và chiên với salad khoai tây, những phần còn lại được nấu làm món súp truyền thống.
Theo như thông tin trên wikipedia thì Cá Chép là một biểu tượng truyền thống của Cơ đốc giáo (Ichthys) và được coi là thức ăn chay. Chính vì vậy từ thời Trung cổ, trong khuôn viên của các tu viện tại Séc đã có những ao nuôi cá chép. Tục lệ ăn cá chép vào ngày lễ Giáng sinh đã được ghi nhận ở vùng đất Séc từ thế kỷ 17, và đối với đa phần người theo đạo Thiên Chúa.
Người Séc cho rằng ăn Cá Chép vào bữa tối Giáng Sinh sẽ đem lại cho gia đình nhiều may mắn. Ở nhiều vùng nông thôn, xương cá chép được chôn dưới gốc cây ăn quả, để mong rằng trong năm tới gia đình sẽ có thêm thành viên mới.
Vảy cá chép còn được coi là một biểu tượng của sự giàu có, vì vậy vảy cá chép còn được đặt dưới đĩa trước bữa ăn tối và nhiều người cất 1 chiếc vảy cá chép trong ví của họ, với hy vọng phát tài phát lộc.
Lần sau có người cho cua với ghẹ thì cụ làm thế này cho em: chỉ cần pha chút nước muối loãng, kiếm 1 cái khăn bông nhỏ thấm ướt nước muối loãng rồi phủ lên trên là ok. Không cần ngâm nước muối đâu cụ.Tối qua có người em mang tới cho 6 con ghẹ. Em tính mang về cho các cháu, nên lên mạng tìm hiểu cách nuôi ghẹ sống sót qua đêm để sáng mang về cho tụi nhỏ.
Không có chậu to, em phải cho ghẹ vào 2 cái nồi với bát canh, sau đó pha nước với muối rồi đổ vào. Vậy mà mấy con ghẹ vẫn sống cho tới sáng hôm nay. Em cho ghẹ vào hộp rồi mang về dưới quê, cũng may là lúc đem về tới nơi thì mấy con vẫn bò được. Nhóc bé nhất chỉ con yếu nhất kêu bố ơi con cua này nó mỏi chân rồi
Lúc tối mẹ tụi nhỏ nhắn tin nói là ghẹ tươi nên ăn ngon, nhóc thứ 2 ăn hết 3 con, còn hai anh kia với mẹ chén mỗi người 1 con.