[Funland] Tản mạn về cuộc sống tại CH Séc

Patriots

Xe cút kít
Biển số
OF-168448
Ngày cấp bằng
25/11/12
Số km
16,881
Động cơ
493,311 Mã lực
Em đồng ý với cụ, xa xứ luôn có cảm giác tạm bợ, ngụ cư, mọi thứ như ko phải của mình. Nhiều người hỏi em sao ko ở lại mà về VN, em trả lời vậy mà có vẻ ko được tin tưởng.
Đó là cụ nghĩ thôi, cụ sang Đức vào những gia đình có quyền cư trú lâu dài thì hầu như nhà nào cũng đàng hoàng, nhiều nhà mua nhà, nhà nào thuê cũng ở lâu dài, nhà đẹp vì họ không có ý định về VN nữa nên mua sắm đàng hoàng, đồ bên đó rẻ lại lãi xuất trả dần 0% nữa. Còn đúng là bên đông Âu hay có kiểu tạm bợ hơn, dù được cư trú.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,088
Động cơ
548,658 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
E dịch hầu các cụ, mợ không biết tiếng Séc

Thằng Việt Nam, bọn Việt Nam
Không Maggi không thể sống

:D

Chính ra nấu ăn với Ma gi mùi nó nhã hơn nước mắm. Chứ thời thởi mà dân xù có nước mắm thì khéo dân Tiệp họ nổi dậy còn trước 1989.
 

Skoda_Favorit

Xe container
Biển số
OF-108279
Ngày cấp bằng
9/8/11
Số km
7,184
Động cơ
442,607 Mã lực
Mấy thằng cụ nhắc trên kia em đều đã xem, 1 số như Ivan Hasek hay Ladislav Vizek thì còn xem tận mắt. Duy có thằng cha chó sói, Ladislav Vlk thì cụ nói em mới nhớ ra; thằng này trước đá cho TJ Vitkovice sau sang Porto đúng rồi! Miroslav Kadlec đầu hói sau đá ở Bundesliga cho Kaiserlautern thì phải, con trai anh hói này cũng đá cho ĐT CH Séc thời gian gần đây. Thời anh em mình còn có thể kể ra Skuhravy, Chovanec, hay là Milan Luhovy. Milan Luhovy là người Slovak, sau đi vojna đá cho Dukla Praha xong ở lại luôn, anh này có sang Việt Nam tham gia giải SKDA 1984 trong đội hình đội Quân đội Tiệp khắc mà thực ra là đội hạng nhì VTJ Tabor tăng cường thêm 2 thằng của Dukla Praha là Luhovy và thằng hậu vệ nữa em quên tên rồi!
Vâng Cụ! Chovanec đá Trung vệ thòng, Skuhravý thì là chuyên gia đánh đầu, WC 1990 ghi 4 quả toàn đánh đầu, sau được CLB Italia gì gì đó tự dưng em quên mất tên tuyển dụng! Ông chủ CLB này khích tướng bằng cách treo con Ferrari nếu anh này ghi được 10 bàn tại giải Serie A mà thế quái nào lại làm được làm ngay con xe, phóng con xe sang chảnh này về dân Praha nói riêng và dân Tiệp lác mắt!
Vụ ông Jan Berger thì em nhớ đá cho Dukla kiểu đi lính nghĩa vụ thôi!
Ảnh đội Vitkovice thì em nhớ thêm ông thủ môn Zápalka (que diêm) hồi Vitkovice vô địch bắt như lên đồng sau còn vào tuyển nữa hay sao ấy! E đi xem trực tiếp trận C1 hồi ấy thắng Porto 1-0 hay phết! Sau trận đó Porto (thắng chung cuộc 3-1) nhưng ấn tượng quá nên Porto mua ông Chó sói luôn! Porto hồi đó hình như có ông Paulo Futre sau nổi phết!
 

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,837
Động cơ
319,253 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Đó là cụ nghĩ thôi, cụ sang Đức vào những gia đình có quyền cư trú lâu dài thì hầu như nhà nào cũng đàng hoàng, nhiều nhà mua nhà, nhà nào thuê cũng ở lâu dài, nhà đẹp vì họ không có ý định về VN nữa nên mua sắm đàng hoàng, đồ bên đó rẻ lại lãi xuất trả dần 0% nữa. Còn đúng là bên đông Âu hay có kiểu tạm bợ hơn, dù được cư trú.
Đúng là ở Séc nhiều người chỉ xác định tranh thủ kiếm tiền rồi quay về Việt Nam nên họ ít đầu tư bất động sản. Nhưng trong vòng chục năm trở lại đây thì tỷ lệ người Việt ở Séc mua bất động sản khá cao. Họ đã đầu tư nhà cửa cũng đàng hoàng không kém người Việt sống bên Đức lâu năm. Nói chung cũng là do xác định tư tưởng ở lại định cư hay không, mà mọi người mới tính tới chuyện đầu tư lâu dài.
 

UFA

Xe điện
Biển số
OF-36700
Ngày cấp bằng
1/6/09
Số km
4,547
Động cơ
175,126 Mã lực
E Kvitova xem trên sân toàn thấy chân ko, :))nửa dưới thì dc, nửa trên nhất là mặt lúc nào cũng lờ đờ ko biểu cảm
E Kvitova thì mắt trố, bọng mắt lại to ,thâm nữa cụ, thuộc dạng ô mai sấu đáy lọ rồi ko tính he he
 

amylvs

Xe tăng
Biển số
OF-60107
Ngày cấp bằng
27/3/10
Số km
1,485
Động cơ
445,356 Mã lực
Nơi ở
Liptovský Mikuláš, Slovakia
Tennis CH Séc trước kia có Kodes, Korda...sau này có Berdych cũng tạm mặc dù chả ăn được cái Grand Slam nào. Nhưng có thằng
Radek Štěpánek phải nói là quái vật.
Em theo dõi thấy nó cặp với Hingis, thậm chí hình như đã đính hôn, xong thôi. Sau đó cặp con Nicole Vaidisova, làm hư mẹ nó sự nghiệp của con bé đang đánh hay, xong cưới Vaidisova. Cưới xong bỏ, cặp Kvitova. Xong lai chia tay Kvitova quay lại Vaidisova, cưới lại.
Em đoán chim thằng này chắc dài và có thể có khấu hay mấu gì đó!
Neuvěřitelně!
 

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,837
Động cơ
319,253 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Cụ nói qua về đám cưới vs đám ma của ng Séc ntn,quà mừng bằng tiền hay quà?Đi đám ma có phong bì viếng như mình k cụ?
Một điều em nhận thấy đầu tiên đó là người Séc không có khái niệm cưới chạy. Nghĩa là họ chỉ thực sự đi đăng ký kết hôn và tổ chức lễ cưới khi thật sự thoải mái. Chính vì vậy các đám cưới thường diễn ra trong 3 tháng mùa hè ấm áp và rực rỡ từ tháng 6 tới tháng 8. Mọi người cũng nên hiểu là mùa hè ở bên này không oi bức như ở Việt Nam nên thời tiết khá dễ chịu. Những cuộc barbecue party ngoài trời rất phù hợp vì tới tận 22h mới tắt nắng.

Thường đám cưới của người Séc khá đơn giản và chỉ mời những người cực thân thiết. Số lượng người tham dự thường chỉ gói gọn trong khoảng 5 tới 6 gia đình, nhiều nhất là 10 nếu có đông anh em ruột thịt. Chẳng hạn, nhà có 3 anh chị em, ngoài cô dâu chú rể, có thêm Bố mẹ hai bên cùng gia đình anh chị em thân thiết, thì họ cũng chỉ mời thêm 1 hoặc 2 gia đình bạn bè thân thiết nhất của cô dâu và chú rể. Đám cưới nào đông, đoàn xe cưới ra uỷ ban cũng chỉ tầm nhiều nhất là 10 xe năm chỗ, bởi họ sợ ảnh hưởng tới giao thông dù thường tổ chức vào chiều thứ 6 hoặc 2 ngày cuối tuần.

Thường thì trước ngày cưới, cô dâu và chú rể hay tổ chức 1 ngày gọi là lễ chia tay cuộc sống độc thân. Đây là dịp để họ mời bạn bè thân quen và người thân tới chia vui cùng họ trước khi làm lễ cưới chính thức. Khách mời ở đây thì rộng hơn, chủ yếu tới để liên hoan là chính. Khi tới khách thường mang theo quà, chứ không tặng phong bì như ở Việt Nam mình. Sự quan tâm mà người tặng dành cho vợ chồng son chính là ý nghĩa của món quà. Có khi giá trị vật chất của món quà khá nhỏ, nhưng nó lại bao hàm ý nghĩa khá lớn. Bởi để thật sự hiểu người nhận quà, thì người tặng phải để ý và tìm hiểu được sở thích của họ. Nếu tặng tiền thì thường họ chọn tặng những Voucher an dưỡng, hoặc phiếu mua hàng, dịch vụ chất lượng.

Như bản thân em, những lần đi dự buổi lễ như vậy thì em sẽ để ý xem sở thích đam mê của hai vợ chồng họ là gì, rồi em mua quà phù hợp nhưng mang ý nghĩa truyền thống của Việt Nam. Thậm trí có khi còn phải nhờ mua rồi gửi từ Việt Nam sang để thể hiện sự quan tâm và tôn trọng của em dành cho họ. Khi tới tham dự buổi lễ party thì tụi em thường cầm theo luôn quà để tặng để ngày cưới họ có thể dùng món quà đó được luôn nếu họ thấy phù hợp. Những người tới dự tiệc đa phần cũng cầm theo loại rượu mà mình thích uống. Tất nhiên là khi chủ nhà mời thì họ cũng đã chuẩn bị đầy đủ rồi, nhưng theo quan điểm của người Séc thì được mời đã là một vinh dự, nên khi tới họ mang theo đồ uống yêu thích để đỡ làm phiền chủ nhà. Cũng như khi mời bạn bè ra quán vậy, thường người mời chỉ trả lượt đầu thôi, còn lại ai uống bao nhiêu thì tự trả tiếp, chứ ít khi người mời bao tất :) Đi dự tiệc kiểu thân mật này cũng vậy, tới dự là chia vui cùng chủ nhà, ăn uống tẹt ga, nhưng muốn để say sưa đã đời thì mọi người lôi rượu của mình ra uống. Vừa đúng sở thích, lại thoải mái vô tư, không phải kèm phong bì làm gì cho nó vướng víu. Nhỡ hết thì lúc đó xin của người khác cũng thoải mái, nhưng thường là căn khá chuẩn :)
 

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,837
Động cơ
319,253 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Sau bữa tiệc chia tay độc thân thì là lễ cưới. Thường là tổ chức vào chiều ngày thứ 6 hoặc trưa ngày thứ 7 hay Chúa Nhật. Co dâu chú rể phải đăng ký ngày với uỷ ban, có khi phải đăng ký trước vài tháng vì nhiều người cùng tổ chức, để uỷ ban còn sắp xếp giờ giấc phù hợp. Họ cũng rước dâu nhưng khá đơn giản. Thường là gia đình nào thì đi xe của gia đình đó. Ngoài xe đón dâu được trang trí hoa thì các xe còn lại thường chỉ có cành hoa cài ở gương, hoặc ở kính hai bên xe. Có xe thì buộc và kéo theo một vài cái loong để tạo tiếng kêu cho vui tai và cũng là một phong tục, tập quán. Đoàn xe tới đón cô dâu rồi chạy thẳng ra uỷ ban để làm lễ. Lễ tại đây thường cũng khá đơn giản, mọi người cùng tiến vào khán phòng cũng được trang trí khá phù hợp với phong cảnh lễ cưới. Người đại diện uỷ ban đọc sơ qua mấy điều cần thiết của luật hôn nhân gia đình rồi chúc phúc cho đôi vợ chồng trẻ. Sau khi hai người tuyên thệ nguyện sống chung thuỷ bên nhau thì cùng ký vào giấy kết hôn, thế là xong thủ tục. Sau đó mọi người chụp ảnh kỷ niệm ở Uỷ ban rồi lại đi ra nhà thờ làm lễ. Nếu ai không theo đạo thì bỏ qua bước này và ra thẳng quán để dự lễ liên hoan nhẹ nhàng với gia đình cô dâu chú rể.

Thường thì lễ ở nhà Thờ sẽ cầu kỳ hơn. Các Cha và Giáo hội sẽ chuẩn bị đầy đủ nghi thức để vợ chồng trẻ đón nhận sự chứng dám của Đức Chúa, cùng những bản nhạc do dàn nhạc của nhà thờ biểu diễn. Sau khi Cha thay mặt Đức Chúa ban phước cho đôi vợ chồng thì họ cũng tuyên thệ trước Chúa và trao cho nhau nụ hôn cũng như nhẫn cưới. Sau khi kết thúc mọi thủ tục thì mọi người kéo nhau ra quán để liên hoan. Theo phong tục của Séc thì trong buổi liên hoan ngày cưới, cô dâu phải tự làm bánh nướng theo phong tục truyền thống nhưng lại không được làm một mình. Đa số là mẹ hoặc chị em gái, hay bạn bè thân thiết làm cùng vì họ quan niệm rằng, có như vậy thì cô dâu sẽ không bao giờ cảm thấy cô đơn và gia đình luôn ấm úng. Khi ăn chiếc bánh này, người phụ nữ nào ăn miếng cuối cùng thì theo quan niệm cũng giống như khi cô dâu tung hoa cưới, ai hứng được thì người phụ nữ đó sẽ là cô dâu trong tương lai gần.

Một tục lệ nữa là đồ áo váy cưới của cô dâu bao giờ cũng phải có đủ cả đồ mới mua, đồ cũ, đồ đi mượn và 1 thứ có màu xanh nước biển. Bởi theo phong tục truyền thống của Séc, những thứ đó sẽ đem lại cho cô dâu một cuộc sống đủ đầy dù có trải qua biến cố gì đi nữa. Rồi cô dâu chú rể cũng rải một ít gạo ra đường để cầu may. Bữa tiệc mừng cũng nhẹ nhàng đơn giản để cô dâu chú rể về nhà nghỉ ngơi sau một ngày đầy ý nghĩa. Cũng có thể cô dâu chú rể mời mọi người ở lại uống tới chiều tối, nói chung là tuỳ vào hoàn cảnh chứ cũng không bắt buộc :)
 

duy277

Xe tăng
Biển số
OF-144118
Ngày cấp bằng
1/6/12
Số km
1,115
Động cơ
373,252 Mã lực
Nơi ở
Số 38 ngõ 860 Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Sau bữa tiệc chia tay độc thân thì là lễ cưới. Thường là tổ chức vào chiều ngày thứ 6 hoặc trưa ngày thứ 7 hay Chúa Nhật. Co dâu chú rể phải đăng ký ngày với uỷ ban, có khi phải đăng ký trước vài tháng vì nhiều người cùng tổ chức, để uỷ ban còn sắp xếp giờ giấc phù hợp. Họ cũng rước dâu nhưng khá đơn giản. Thường là gia đình nào thì đi xe của gia đình đó. Ngoài xe đón dâu được trang trí hoa thì các xe còn lại thường chỉ có cành hoa cài ở gương, hoặc ở kính hai bên xe. Có xe thì buộc và kéo theo một vài cái loong để tạo tiếng kêu cho vui tai và cũng là một phong tục, tập quán. Đoàn xe tới đón cô dâu rồi chạy thẳng ra uỷ ban để làm lễ. Lễ tại đây thường cũng khá đơn giản, mọi người cùng tiến vào khán phòng cũng được trang trí khá phù hợp với phong cảnh lễ cưới. Người đại diện uỷ ban đọc sơ qua mấy điều cần thiết của luật hôn nhân gia đình rồi chúc phúc cho đôi vợ chồng trẻ. Sau khi hai người tuyên thệ nguyện sống chung thuỷ bên nhau thì cùng ký vào giấy kết hôn, thế là xong thủ tục. Sau đó mọi người chụp ảnh kỷ niệm ở Uỷ ban rồi lại đi ra nhà thờ làm lễ. Nếu ai không theo đạo thì bỏ qua bước này và ra thẳng quán để dự lễ liên hoan nhẹ nhàng với gia đình cô dâu chú rể.

Thường thì lễ ở nhà Thờ sẽ cầu kỳ hơn. Các Cha và Giáo hội sẽ chuẩn bị đầy đủ nghi thức để vợ chồng trẻ đón nhận sự chứng dám của Đức Chúa, cùng những bản nhạc do dàn nhạc của nhà thờ biểu diễn. Sau khi Cha thay mặt Đức Chúa ban phước cho đôi vợ chồng thì họ cũng tuyên thệ trước Chúa và trao cho nhau nụ hôn cũng như nhẫn cưới. Sau khi kết thúc mọi thủ tục thì mọi người kéo nhau ra quán để liên hoan. Theo phong tục của Séc thì trong buổi liên hoan ngày cưới, cô dâu phải tự làm bánh nướng theo phong tục truyền thống nhưng lại không được làm một mình. Đa số là mẹ hoặc chị em gái, hay bạn bè thân thiết làm cùng vì họ quan niệm rằng, có như vậy thì cô dâu sẽ không bao giờ cảm thấy cô đơn và gia đình luôn ấm úng. Khi ăn chiếc bánh này, người phụ nữ nào ăn miếng cuối cùng thì theo quan niệm cũng giống như khi cô dâu tung hoa cưới, ai hứng được thì người phụ nữ đó sẽ là cô dâu trong tương lai gần.

Một tục lệ nữa là đồ áo váy cưới của cô dâu bao giờ cũng phải có đủ cả đồ mới mua, đồ cũ, đồ đi mượn và 1 thứ có màu xanh nước biển. Bởi theo phong tục truyền thống của Séc, những thứ đó sẽ đem lại cho cô dâu một cuộc sống đủ đầy dù có trải qua biến cố gì đi nữa. Rồi cô dâu chú rể cũng rải một ít gạo ra đường để cầu may. Bữa tiệc mừng cũng nhẹ nhàng đơn giản để cô dâu chú rể về nhà nghỉ ngơi sau một ngày đầy ý nghĩa. Cũng có thể cô dâu chú rể mời mọi người ở lại uống tới chiều tối, nói chung là tuỳ vào hoàn cảnh chứ cũng không bắt buộc :)
Em cũng ở CH Séc đc 5 năm giai đoạn 2006 - 2011, về nước sau đó, vẫn còn nhớ cảnh còi xe khi gặp đám cưới trên phố.
 

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,837
Động cơ
319,253 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Với lễ tang ở CH Séc thì thường được tổ chức ở uỷ ban hoặc nhà tang lễ: mọi người đa số là người thân, người quen, thậm chí là những người biết tin nhưng cùng sống chung khu vực cũng tới chia tay lần cuối trong phòng lễ hoặc nhà thờ (uỷ ban thường gián hay đọc thông báo trên bảng tin để mọi người được biêt), tiếp sau đó là lễ hỏa táng.

Nghi lễ trong nhà hỏa táng (có thể trong nhà thờ) thường bao gồm một số giai đoạn sau:
● Thông báo về tang lễ.
● Vĩnh biệt người chết lần cuối nơi quan tài đặt trong phòng lễ.
● Nghi thức chia tay trong phòng nghi lễ (thường sẽ có giàn nhạc chơi 2 tớ 3 tác phẩm âm nhạc, hoặc phát qua băng ghi âm, sau đó là bài phát biểu của một diễn giả chuyên nghiệp, linh mục hoặc người thân (buổi lễ thường được hoàn thành bằng cách kéo rèm).
● Tiếp theo là Hỏa táng.
● Sau buổi lễ tang thường có 1 buổi tiệc nhỏ tri ân báo hiếu khách.

Mọi người tới lễ tang thường mặc áo tối màu, đa số là màu đen, có người mang theo bó hoa hoặc nến. Em chưa thấy ai mang phong bì kính viếng như ở Việt Nam mình cả. Mà buổi tiệc nhỏ sau khi tang lễ kết thúc cũng khá đơn giản, nên không tốn kém gì nhiều. Mục đích là mọi người đến chia buồn và vĩnh biệt người đã mẩt lần cuối cùng.

P/S: Nếu gia đình người mất trọn hình thức địa táng thì các thủ tục cũng diễn ra như vậy nhưng sau khi làm lễ ở nhà thờ thì quan tài sẽ được đưa ra nghĩa trang và làm lễ để hạ huyệt.
 
Chỉnh sửa cuối:

vu tuan ky nam

Xe buýt
Biển số
OF-313634
Ngày cấp bằng
28/3/14
Số km
568
Động cơ
302,176 Mã lực
Tuổi
49
Cảm ơn cụ đã tả rất kỹ về chuyện hiếu hỉ bên đấy,cụ cho e hỏi thêm là cái ủy ban đấy là nơi tổ chức cả cưới và tang luôn à?
 

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,837
Động cơ
319,253 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Cảm ơn cụ đã tả rất kỹ về chuyện hiếu hỉ bên đấy,cụ cho e hỏi thêm là cái ủy ban đấy là nơi tổ chức cả cưới và tang luôn à?
Vâng cụ ạ. Mỗi làng xã ở Séc có dân số từ 400 dân sinh sống trở lên là có một cái uỷ ban nhân dân có nhà văn hoá, trường mẫu giáo, trường học cấp 1 và 2, sân thể thao đa năng, nhà thờ và nghĩa trang. Uỷ ban là nơi người dân tới giải quyết giấy tờ hành chính, các thủ tục như bầu cử, hội hè, kết hôn hay tang lễ. Cũng có những uỷ ban không có đủ điều kiện vật chất để làm lễ cưới hay lễ tang thì sẽ gộp với uỷ ban làng xã bên cạnh để tổ chức chung.
 

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,837
Động cơ
319,253 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Thợ xd có cần chứng chỉ hành nghề hoặc tham gia vào một tổ chức ,hiệp hội hành nghề ko ạ? E có đứa e bên Mỹ ,bảo rằng toàn bộ thợ bên đấy phải đăng kí qua hiệp hội, có thi tay nghề và lương trả theo giờ theo trình độ. E thấy như Cụ mô tả thì cũng ko nặng nề lắm, chủ yếu là thủ tục hành chính, thợ từ Vn sang làm thoải mái, ko bị hạn chế về mặt chính sách phải ko ạ
Đúng là thợ xây ở Việt Nam sang chỉ cần có visa lao động là có thể ký hợp đồng với bất kỳ công ty xây dựng nào cũng được. Sau khi công ty đó thông báo lên sở lao động và bắt đầu đăng ký số thuế, bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội cho người lao động là người lao động có thể đi làm ngay được, mà không cần phải có thêm chứng chỉ nào nữa cả.
 

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,837
Động cơ
319,253 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Cuốc sỉ.

Hồi hổi, em đi dịch cho VB đám đánh nhau giữa hai ông xù. Một ông bị nện hai côn vào lưng bèn lấy chai cuốc sỉ ném phát vào thái dương ông kia. Vào viện khâu mà tây thì cười tủm tỉm còn mấy ông xù thì cười sằng sặc.
Cụ từng đi dịch cho VB Ceskoslovensko thì chắc chắn cụ sang từ những năm trước 198x, vậy cụ là tiền bối của em rồi :) . Thời đó cũng khác với bây giờ khá nhiều vì đa phần người Việt Nam sang học tập và làm việc trong nhà máy, chứ không buôn bán tạp nham như hiện tại.



Quán bia mang phong cách VB thời XHCN :)
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,088
Động cơ
548,658 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Cụ từng đi dịch cho VB Ceskoslovensko thì chắc chắn cụ sang từ những năm trước 198x, vậy cụ là tiền bối của em rồi :) . Thời đó cũng khác với bây giờ khá nhiều vì đa phần người Việt Nam sang học tập và làm việc trong nhà máy, chứ không buôn bán tạp nham như hiện tại.



Quán bia mang phong cách VB thời XHCN :)

Em sang cuối 8x ạ.
Đi dịch chẳng qua là có tí quen biết, anh em người ta oánh nhau thì VB họ nhờ mình thôi.
 

joyride

Xe điện
Biển số
OF-18389
Ngày cấp bằng
9/7/08
Số km
4,697
Động cơ
547,828 Mã lực
Mấy món ăn Séc cho các cụ thèm

1.Hovezi v chlebu


2.Knedlik s veprovem masem


3.Chleb s kolenou


Quán trông chồng ở Praha cho chị em
 

joyride

Xe điện
Biển số
OF-18389
Ngày cấp bằng
9/7/08
Số km
4,697
Động cơ
547,828 Mã lực
Phở VN ở Brno.

Nhà em sang thăm lại Séc thấy thế hệ F1 của các cụ bên đấy khá thành đạt và hòa nhập với cộng đồng bản xứ. Nhiều bạn thành công trên cả phương diện diễn viên như mấy bạn trong phim Miss Hanoi, seri phim truyền hình Server,...





 

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,837
Động cơ
319,253 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Phở VN ở Brno.

Nhà em sang thăm lại Séc thấy thế hệ F1 của các cụ bên đấy khá thành đạt và hòa nhập với cộng đồng bản xứ. Nhiều bạn thành công trên cả phương diện diễn viên như mấy bạn trong phim Miss Hanoi, seri phim truyền hình Server,...





Vâng cụ. Thế hệ F1 của người Việt Nam cũng có rất nhiều em giỏi, thành đạt cũng như đóng góp công sức vào sự phát triển của xã hội Séc. Chẳng hạn như năm 2011, hai sinh viên Việt Nam đã đạt giải nhất cuộc thi tìm Giải pháp thông minh để bảo vệ môi trường và đã dành được chiến thắng. Em xin tóm tắt lại bào báo đã đăng ở dưới đây:

Các nhà khoa học trẻ đã tìm ra một số giải pháp khoa học để giải quyết những vấn đề về sinh thái có thể ứng dụng đơn giản trong thực tế. Cả những học sinh cấp ba cũng được phép tham gia vào cuộc thi Giải pháp thông minh dành cho môi trường do Bộ Môi trường hợp tác với Viện Hàn lâm Khoa học Cộng hòa Séc tổ chức. Trong các hội thảo của sinh viên, các dự án đã được đưa ra có khả năng cạnh tranh với những nghiên cứu từ những viện khoa học. Chúng khả thi trong thực tế và nhận được hỗ trợ tài chính đáng kể từ chính phủ.

Các tác giả của dự án chiến thắng đã phát hiện ra một phương pháp để loại bỏ chất asen gây ung thư trong nước ở quy mô công nghiệp. Phương pháp công nghệ nano mới không chỉ hiệu quả và triệt để hơn mà còn tiết kiệm hơn so với các quy trình hiện tại. Công trình này được gọi tên là Nghiên cứu và phát triển các vật liệu để loại bỏ asen, dựa trên hỗn hợp các oxit sắt-titan-silic bằng công nghệ nano.

Hai sinh viên Việt Nam từ các trường đại học Cộng hòa Séc đã đăng ký tham gia và đạt giải nhất: đó là Nguyen Thanh Dong từ Khoa Bảo vệ Môi trường của Viện Công nghệ Hóa học Praha và Hoang Dieu Hung đến từ Khoa Khoa học Hạt nhân và Kỹ thuật Vật lý trường CTU Praha (Đại hoc kỹ thuật CH Séc tại Praha hay còn gọi là CVUT). Dự án dự định sẽ được áp dụng cho tất cả các nguồn nước nhiễm thạch tín phổ biến, bao gồm tro bay từ các nhà máy nhiệt điện, mỏ lộ thiên, nước thải nông nghiệp và công nghiệp.

Từ phải sang trái: Hoang Dieu Hung, Nguyen Thanh Dong, và người đạt giải tài năng trẻ Vojtěch Kundrát tới từ trường trung học ở Ostrava.
 

Dr Oddbods

Xe hơi
Biển số
OF-586668
Ngày cấp bằng
24/8/18
Số km
148
Động cơ
136,571 Mã lực
Tuổi
36
Đúng là ở Séc nhiều người chỉ xác định tranh thủ kiếm tiền rồi quay về Việt Nam nên họ ít đầu tư bất động sản. Nhưng trong vòng chục năm trở lại đây thì tỷ lệ người Việt ở Séc mua bất động sản khá cao. Họ đã đầu tư nhà cửa cũng đàng hoàng không kém người Việt sống bên Đức lâu năm. Nói chung cũng là do xác định tư tưởng ở lại định cư hay không, mà mọi người mới tính tới chuyện đầu tư lâu dài.
Cháu chia sẻ 1 chút từ chuyện của nhà cháu, có sự biến chuyển dòng tiền và định hướng của người Việt như thế phải chia ra làm 2 giai đoạn cụ ạ. Và xu thế nào cũng có nguyên nhân của nó. Cháu sẽ nói đơn giản để các cụ bên Séc hiểu rõ hơn và cũng như các cụ ở VN sẽ hiểu tại sao bây giờ làm ăn khó khăn hơn trước mà người Việt đã xác định chuyện lâu dài ở bên Cz.
Giai đoạn 1 trước năm 2010: Thời kỳ này thì hầu hết dòng tiền của người Việt có được bên Cz là từ buôn lậu do trốn thuế, hoặc có kinh doanh nhưng hầu như nộp thuế rất ít, không phù hợp với thu nhập có. Một điều quan trọng là ở các nước châu Âu thì có 1 khoản tiền lớn để đầu tư, mua nhà, mua xe xịn đều phải có chứng minh thuế phù hợp với thu nhập. Hiểu 1 cách đơn giản, là cụ khai thuế thu nhập ở mức 20tr 1 tháng, thì sau khi trừ các khoản + chi tiêu hàng tháng, còn 6tr 1 tháng, thì phải mất 10 năm mới tiết kiệm được 720tr, với số tiền đó đủ để mua 1 cái xe xịn hoặc một căn hộ cỡ nhỏ. Nhưng cụ nếu khai thuế mức đó mà sau 3 năm đã mua được căn hộ tương ứng 720tr đó, cụ sẽ bị sở thuế thanh tra, và nó sẽ tìm cặn kẽ bắt mình giải thích nguồn tiền đó từ đâu ra. Sau đó, sẽ vào tầm ngấm của sở thuế về việc kinh doanh có phù hợp với thu nhập không. Đó là lý do, người Việt ở giai đoạn này có rất nhiều tiền, nhưng để tiêu nhiều ở các nước châu Âu thì gần như rất khó. Nhưng ở VN thời kỳ đó thì đang phát triển nóng, đặc biệt là đầu tư bất động sản, lãi xuất ngân hàng cao ( năm 2009 là 14%, thậm chí thỏa thuận còn lên dc 16%). Thế nên tạo nên xu thế dòng tiền kiều hối đổ vào BDS và gửi ngân hàng rất nhiều. Mà ở VN thì là thiên đường cho dòng tiền không chứng minh được thuế của kiều bào gửi về.
Còn 1 lý do nữa, giai đoạn này người Việt cực ít mua nhà, do tư tưởng không xác định ở hết đời. Làm kiếm tiền tới khoảng 60t thì nghỉ hưu về VN, nên hầu hết các gia đình đều ở nhà tạm, và thu nhập có được đều gửi hết về VN, nhiều thì đầu tư, ít thì gửi ngân hàng, còn hơn là tồn ở Cz mà không có gia tăng gì.
Giai đoạn sau năm 2010: Cháu lấy dấu mốc 2010 đó là thời điểm BDS nóng nhất, bắt đầu chững lại, và xẹp dần tới năm 2012 thì chạm đáy. Bản thân nhà cháu, và cháu biết nhiều người có nguồn tiền từ châu Âu về đều dính vào bất động sản. Thảm họa bắt đầu từ đây chứ đâu: đất dự án, đất đầu tư khu đô thị.... sau năm 2011 thì giá bốc hơi còn 1 nửa, nhà nào mà phải vay thêm đầu tư lớn thì chắc phải bán cắt lỗ, trả nợ. Nhà nào vốn dày thì để thêm chờ thời. Nhưng hầu như đều có tâm lý hoang mang vì đầu tư ở Vn rủi ro quá lớn. Sau giai đoạn này thì chững lại chuyện tiền ở bên nước ngoài về, cộng thêm lý do chính phủ Cz bắt đầu vào cuộc chặt chẽ hơn với hàng lậu và thuế. Cụ thân sinh bên ngoai nhà cháu bị bắt 2 lô hàng lậu năm 2012, 2013, bị phạt mỗi lần gần 500k kc, sau lần thứ 2 thì bị đưa vào danh sách đen, nếu vi phạm thêm sẽ bị rút giấy phép kinh doanh. Sau đó thì 2 ông bà làm chặt chẽ khoản thuế, khai thu nhập tương xứng với sức bán của cửa hàng, cùng với đó là dòng tiền trốn thuế giảm hơn 70% so với trước đó.
Tiếp theo là giai đoạn thuế DPH siết chặt các cửa hàng, nên giai đoạn này hầu như người Xù buôn bán đều không có nhiều thu nhập như thời gian trước.
 

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,837
Động cơ
319,253 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Cháu chia sẻ 1 chút từ chuyện của nhà cháu, có sự biến chuyển dòng tiền và định hướng của người Việt như thế phải chia ra làm 2 giai đoạn cụ ạ. Và xu thế nào cũng có nguyên nhân của nó. Cháu sẽ nói đơn giản để các cụ bên Séc hiểu rõ hơn và cũng như các cụ ở VN sẽ hiểu tại sao bây giờ làm ăn khó khăn hơn trước mà người Việt đã xác định chuyện lâu dài ở bên Cz.
Giai đoạn 1 trước năm 2010: Thời kỳ này thì hầu hết dòng tiền của người Việt có được bên Cz là từ buôn lậu do trốn thuế, hoặc có kinh doanh nhưng hầu như nộp thuế rất ít, không phù hợp với thu nhập có. Một điều quan trọng là ở các nước châu Âu thì có 1 khoản tiền lớn để đầu tư, mua nhà, mua xe xịn đều phải có chứng minh thuế phù hợp với thu nhập. Hiểu 1 cách đơn giản, là cụ khai thuế thu nhập ở mức 20tr 1 tháng, thì sau khi trừ các khoản + chi tiêu hàng tháng, còn 6tr 1 tháng, thì phải mất 10 năm mới tiết kiệm được 720tr, với số tiền đó đủ để mua 1 cái xe xịn hoặc một căn hộ cỡ nhỏ. Nhưng cụ nếu khai thuế mức đó mà sau 3 năm đã mua được căn hộ tương ứng 720tr đó, cụ sẽ bị sở thuế thanh tra, và nó sẽ tìm cặn kẽ bắt mình giải thích nguồn tiền đó từ đâu ra. Sau đó, sẽ vào tầm ngấm của sở thuế về việc kinh doanh có phù hợp với thu nhập không. Đó là lý do, người Việt ở giai đoạn này có rất nhiều tiền, nhưng để tiêu nhiều ở các nước châu Âu thì gần như rất khó. Nhưng ở VN thời kỳ đó thì đang phát triển nóng, đặc biệt là đầu tư bất động sản, lãi xuất ngân hàng cao ( năm 2009 là 14%, thậm chí thỏa thuận còn lên dc 16%). Thế nên tạo nên xu thế dòng tiền kiều hối đổ vào BDS và gửi ngân hàng rất nhiều. Mà ở VN thì là thiên đường cho dòng tiền không chứng minh được thuế của kiều bào gửi về.
Còn 1 lý do nữa, giai đoạn này người Việt cực ít mua nhà, do tư tưởng không xác định ở hết đời. Làm kiếm tiền tới khoảng 60t thì nghỉ hưu về VN, nên hầu hết các gia đình đều ở nhà tạm, và thu nhập có được đều gửi hết về VN, nhiều thì đầu tư, ít thì gửi ngân hàng, còn hơn là tồn ở Cz mà không có gia tăng gì.
Giai đoạn sau năm 2010: Cháu lấy dấu mốc 2010 đó là thời điểm BDS nóng nhất, bắt đầu chững lại, và xẹp dần tới năm 2012 thì chạm đáy. Bản thân nhà cháu, và cháu biết nhiều người có nguồn tiền từ châu Âu về đều dính vào bất động sản. Thảm họa bắt đầu từ đây chứ đâu: đất dự án, đất đầu tư khu đô thị.... sau năm 2011 thì giá bốc hơi còn 1 nửa, nhà nào mà phải vay thêm đầu tư lớn thì chắc phải bán cắt lỗ, trả nợ. Nhà nào vốn dày thì để thêm chờ thời. Nhưng hầu như đều có tâm lý hoang mang vì đầu tư ở Vn rủi ro quá lớn. Sau giai đoạn này thì chững lại chuyện tiền ở bên nước ngoài về, cộng thêm lý do chính phủ Cz bắt đầu vào cuộc chặt chẽ hơn với hàng lậu và thuế. Cụ thân sinh bên ngoai nhà cháu bị bắt 2 lô hàng lậu năm 2012, 2013, bị phạt mỗi lần gần 500k kc, sau lần thứ 2 thì bị đưa vào danh sách đen, nếu vi phạm thêm sẽ bị rút giấy phép kinh doanh. Sau đó thì 2 ông bà làm chặt chẽ khoản thuế, khai thu nhập tương xứng với sức bán của cửa hàng, cùng với đó là dòng tiền trốn thuế giảm hơn 70% so với trước đó.
Tiếp theo là giai đoạn thuế DPH siết chặt các cửa hàng, nên giai đoạn này hầu như người Xù buôn bán đều không có nhiều thu nhập như thời gian trước.
Cảm ơn bài viết rất chi tiết của cụ. Bản thân em thấy nhận định của cụ không sai. Và em nghĩ những thay đổi đó sẽ tốt cho tương lai của những người Việt xác định sinh sống lâu dài ở bên này.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top