Cụ phải nhấn mạnh thêm khoản chi tiêu nữa.
Thuê nhà ở đàng hoàng giờ cũng 15 củ/tháng, ăn uống đi lại, sinh hoạt.. là để ra ko được bao nhiêu, chưa kể vài thú ăn chơi thì đâu ra tiền.
Còn ở ghép, sống kham khổ, tằn tiện để gửi tiền về cũng nên cân nhắc với cuộc sống ở vn, vì về lâu về dài số tiền đóng bảo hiểm xã hội coi như mất nếu về vn tuổi hưu, đánh đổi lại xa quê hương, gia đình..."ruộng nương anh thằng bạn thân cày".
Em vẫn khuyên ai ko có khả năng hay khó hòa nhập nên về vn cho "sướng", sang đây gì cũng làm cũng buôn cạnh tranh nhau giết nhau còn mệt hơn.
Em thấy đa phần những ai xin vào nhà máy làm việc phổ thông thì đều không xác định ở Séc lâu dài. Họ chủ yếu là những người có gia đình ở VN, giấy tờ ở bên này thường là visa dài hạn hoặc có vấn đề về cư trú. Thế nên họ mới chấp nhận điều kiện ăn ở tạm bợ để kiếm tiền, với mục đích tích cóp sau này quay về VN. Họ có thể ở ghép cả chục người trong một căn hộ 3,4 phòng, miễn là giảm thiểu chi phí tối đa. Họ cũng chỉ đóng góp cho xã hội Séc ở mức thấp nhất, nhưng cũng luôn nhờ dịch vụ xin đủ các khoản tiền trợ cấp từ xã hội.
Chẳng hạn, có nhiều trường hợp thực tế chỉ có 1 người con ở VN, nhưng họ làm giả hồ sơ, giấy khai sinh thêm mấy người con ở nhà, rồi nhờ dịch vụ khai thuế xin lại của nhà nước mỗi năm cũng vài chục triệu đồng. Những người như thế này tại Séc không thiếu, và họ chấp nhận mạo hiểm để kiếm thật nhiều tiền nhất có thể để tới khi nào đó tình hình kiếm tiền khó khăn hơn thì họ trở về VN sinh sống.
Nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều người như bác công nhân em có kể qua ở những còm trước. Họ xác định sống lâu dài ở bên này, nên họ cố gắng sinh hoạt và chấp hành nghiêm chỉnh mọi nghĩa vụ đối với nhà nước. Mục đích của họ là đón vợ chồng, con cái sang bên này để gây dựng cuộc sống nơi đất khách quê người.
Hay có nhiều người giấy tờ Ba Lan, Hungary,... vì làm ăn ở những nước đó khó khăn, hoặc vì một lý do nào đó mà sang Séc làm việc. Mục đích của họ lại khác, và cũng chỉ đặt ra mục tiêu bỏ sức lao động vất vả cực nhọc để đổi lấy đồng tiền.
Thế nên môi trường lao động trong nhà máy chủ yếu là nam nữ cặp kè với nhau, kiểu góp gạo thổi cơm chung. Cũng có khá nhiều chuyện bất cập và dở khóc dở cười, nhưng đó là những cái họ phải chấp nhận hay đánh đổi để làm kinh tế. Còn những ai xác định sống lâu dài tại đây, thì họ lại có cách tính khác. Có thể đầu tư mua lại cửa hàng, quán ăn, tiệm nails, hoặc chân trong chân ngoài, một người kinh doanh, một người làm việc trong nhà máy.