[Funland] Tản mạn về cuộc sống tại CH Séc

mira1

Xe đạp
Biển số
OF-709272
Ngày cấp bằng
3/12/19
Số km
14
Động cơ
88,717 Mã lực
Tuổi
44
Em trả lời rất thật với suy nghĩ của em nhé :) Mợ đi xuất khẩu lao động sang đây, nhớ cầm theo giấy chứng nhận độc thân, vào nhà máy làm việc một thời gian, rồi kiếm lấy một ông Séc hiền lành tốt tính, vậy là done =D>
hâh, thanks bác, khổ anh em ở bển cả 20 năm rồi mà ông hù ghê quá
 

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,651
Động cơ
318,452 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
hâh, thanks bác, khổ anh em ở bển cả 20 năm rồi mà ông hù ghê quá
Thật sự phu nữ sống ở trời Tây một mình rất khó mợ ạ. Tiếng tăm, đi lại, rồi sức khoẻ nữa, nên anh mợ cũng là nghĩ cho mợ thôi. Nhưng nếu mợ chưa lập gia đình, mà quan điểm lấy Tây không vấn đề gì thì em nghĩ việc tìm kiếm hạnh phúc ở một miền đất mới không phải không có cơ hội. U40 vẫn còn trẻ và nếu tìm được người bản xứ phù hợp thì biết đâu mợ lại có được mái ấm gia đình thì sao. Chỉ là cái giá mợ bỏ ra có mạo hiểm quá hay không? Và mợ có chấp nhận cái giá đó hay không?

Có một điều thuận lợi là ở bên đây, phụ nữ luôn được ưu tiên và được xã hội bảo vệ. Thành ra khi mợ kiếm được người chấp nhận cưới mợ thì chắc chắn người đó đã thật lòng với mợ. Còn không thì em nghĩ mợ nên đi lao động xuất khẩu bên Đài Loan hay Hàn Quốc sẽ hợp lý hơn vì chi phí chắc chắn thấp hơn nhiều.
 

mira1

Xe đạp
Biển số
OF-709272
Ngày cấp bằng
3/12/19
Số km
14
Động cơ
88,717 Mã lực
Tuổi
44
Thật sự phu nữ sống ở trời Tây một mình rất khó mợ ạ. Tiếng tăm, đi lại, rồi sức khoẻ nữa, nên anh mợ cũng là nghĩ cho mợ thôi. Nhưng nếu mợ chưa lập gia đình, mà quan điểm lấy Tây không vấn đề gì thì em nghĩ việc tìm kiếm hạnh phúc ở một miền đất mới không phải không có cơ hội. U40 vẫn còn trẻ và nếu tìm được người bản xứ phù hợp thì biết đâu mợ lại có được mái ấm gia đình thì sao. Chỉ là cái giá mợ bỏ ra có mạo hiểm quá hay không? Và mợ có chấp nhận cái giá đó hay không?

Có một điều thuận lợi là ở bên đây, phụ nữ luôn được ưu tiên và được xã hội bảo vệ. Thành ra khi mợ kiếm được người chấp nhận cưới mợ thì chắc chắn người đó đã thật lòng với mợ. Còn không thì em nghĩ mợ nên đi lao động xuất khẩu bên Đài Loan hay Hàn Quốc sẽ hợp lý hơn vì chi phí chắc chắn thấp hơn nhiều.
dạ, ông nghĩ em chân yếu tay mềm nên lo thôi, với chắc nhgix ở vn làm văn phòng sung sướng chanh sả, nhưng do môi truong vp vn giờ khó làm việc quá, em ko nịnh bợ được nên lên chức rùi lại phải xuống , nói chung môi trường sống vn kinh tế thì đi lên nhưng văn hóa nó nhiều cái bất cập lắm cụ a, chứ em đi ko phải vì kinh tế
 

j23

Xe container
Biển số
OF-471375
Ngày cấp bằng
18/11/16
Số km
6,293
Động cơ
4,658 Mã lực
Để thay đổi chút không khí em đưa một clips quảng cáo của Hot Peppers để mọi người dễ hình dung. Nhưng đây chỉ là hộp đêm kiểu từ A tới T (tức là mới chỉ được sờ thôi, chứ không đi xa hơn được), nên chủ yếu vào ngắm naked girls và xem múa cột,...

Các hộp đêm ở Séc cũng phân loại theo cấp bậc, có những loại hộp đêm xin thì có nhiều phòng và nhiều nhân viên vip hơn, mỗi phòng lại trang trí theo từng chủ đề để cạnh tranh. Khách có thể xem giới thiệu trên máy tính để ở mỗi bàn và chọn nhân viên mà mình thấy hợp nhãn. Tóm lại là ở Séc ngành công nghiệp không khói kiểu này là hợp pháp và phát triển khá bền vững ;)

Nhớ chục năm trở về trước tới giờ, Internet phát triển mới biết là bên Czech, phụ nữ thật là đẹp và vô cùng "tự do, phóng khoáng" :D
Làm gì cũng được miễn là có tiền ;)
 

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,651
Động cơ
318,452 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Nhớ chục năm trở về trước tới giờ, Internet phát triển mới biết là bên Czech, phụ nữ thật là đẹp và vô cùng "tự do, phóng khoáng" :D
Làm gì cũng được miễn là có tiền ;)
Thanh niên Séc cả nam lẫn nữ khá thoải mái trong vấn đề tình dục. Chỉ khi họ xác định tiến tới hôn nhân, lúc đó thì họ lại khá chung thuỷ và tôn trọng bạn đời.
 

j23

Xe container
Biển số
OF-471375
Ngày cấp bằng
18/11/16
Số km
6,293
Động cơ
4,658 Mã lực
Thanh niên Séc cả nam lẫn nữ khá thoải mái trong vấn đề tình dục. Chỉ khi họ xác định tiến tới hôn nhân, lúc đó thì họ lại khá chung thuỷ và tôn trọng bạn đời.
Cũng là cách sống và cư xử rất hay và có trách nhiệm đúng không cụ :)
 

Havo

Xe điện
Biển số
OF-374748
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
2,621
Động cơ
1,272,765 Mã lực
Tiệp thì em cũng có nhiều kỷ niệm nhưng cũng lâu òi. Cụ chủ nói vụ gái Mông Cổ em mới nhớ lại gần 30 năm trước cách Praha 50 km có 1 nhà máy có 1 đội công nhân Mông Cổ ở đó hàng tuần thứ7 bọn em đến đứng dưới khu ký túc xá bấm còi là có vài em xuống dẫn đi cái club nhỏ, uống tý rượi là thuê ks gần đó dc.

Ông anh rể em làm cái tiến sĩ vật lý 15 năm xong thì về VN nghỉ hưu.
 
Chỉnh sửa cuối:

Bố khỉ 123

Xe điện
Biển số
OF-205130
Ngày cấp bằng
7/8/13
Số km
2,287
Động cơ
340,824 Mã lực
Cái này rất hay. Cụ chủ tả chân thực, đời thường. Đánh dấu đọc sau vậy
 

lykai

Xe tăng
Biển số
OF-308796
Ngày cấp bằng
21/2/14
Số km
1,215
Động cơ
312,650 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy- Hà nội
Em nói tiếp về những quyền lợi của người lao động phổ thông nước ngoài sống ở Séc.

Vấn đề ưu tiên thứ 2 là giáo dục. Mọi công dân và người có cư trú tại CH Séc theo bất cứ mục đích gì (bao gồm cả vấn đề tị nạn) thì đều có quyền được tới trường học. Theo luật dân sự, trẻ em từ 5 tuổi bắt buộc phải tới trường, nếu không thì người bảo hộ sẽ vi phạm pháp luật và quyết định truy tố sẽ do uỷ ban nhân dân ở khu vực đó đưa ra.

Toàn bộ học sinh được miễn học phí đối với trường công. Những ai muốn học trường tư thì phải đóng phí theo lệ phí của trường. Hệ thống trường công lập tại Séc khá cơ bản và không có sự chênh lệch về chất lượng nhiều ở thành phố với nông thôn, nhất là đối với cấp 1 và 2.

Như cháu út nhà em tháng 9 vừa rồi vào lớp 1 ở một trường trên thành phố cách nhà 12 km. Ngày nhập học em chỉ phải đóng 100 ngàn VND tiền phụ mua sách vở cả năm cho cháu cùng 100 ngàn tiền nước uống trong lớp cũng cho cả năm. Hoa quả và sữa thì mỗi tuần có 2 suất miễn phí do nhà trường và thành phố chu cấp. Muốn thêm thì phải nộp tiền.

Trong trường có các lớp ngoại khoá để học sinh có thể tới học và chơi, trong lúc chờ bố mẹ đi làm về tới đón. Thường các lớp này mở từ 6h tới 8h và 12h tới 16h. Như cháu lớp 1 nhà em thì tham gia lớp 12h tới 16h. Anh nhỡ học xong khi nào thì tới đón em, rồi anh em đưa nhau ra xe bus để đi về nhà. Tiền lệ phí cho lớp học ngoại khoá này là 160 ngàn VND mỗi tháng.

Anh thứ 2 học lớp 5 và anh lớn nhất học lớp 9 cũng chỉ mất khoảng 300 ngàn VND đóng lúc đầu năm cho cả năm học (chủ yếu là tiền mua sách vở, vì nhà trường hỗ trợ chủ yếu về kinh phí). Tiền ăn mỗi cháu thì vào khoảng 30 ngàn VND mỗi bữa, cái đó thì cứ nạp tiền vào thẻ học sinh, ăn suất nào thì đặt và quẹt thẻ trừ tiền suất ấy.
Cháu gái em đang học lớp 9 ở VN, lục cục 2-3 năm mới xong Visa diện đoàn tụ bố mẹ năm ngoái, nhưng sang đó phải học lại từ lớp 8.
Thấy bảo phải học tiếng Séc năm đầu rồi mới được học tiếp văn hóa. Chuyển ngang tầm này sang đó học hành vất vả thật nhưng có lẽ tương lai vẫn sáng ở VN.
 
Biển số
OF-630582
Ngày cấp bằng
9/4/19
Số km
32
Động cơ
112,538 Mã lực
Nhân thớt https://www.otofun.net/threads/song-o-nuoc-ngoai-co-suong-khong.1641527/ của cụ TrâuGiàThíchCỏNon , bàn về cuộc sống ở nước ngoài sướng hay khổ, nên tranh thủ những lúc rảnh rỗi em sẽ chia sẻ một phần những cuộc sống tại nước Séc qua cái nhìn chủ quan của em.

Những người đang sinh sống ở CH Séc có rất nhiều hoàn cảnh và con đường để tới được đây: sinh viên, nghiên cứu sinh được cử sang học đại học từ những năm 1950, sinh viên sang học nghề từ những năm 1980, công nhân dạng hợp tác lao động thời cộng sản, những người từ các nước Châu Âu khác chạy sang sau biến cố khối XHCN sụp đổ, những người sang theo diện kinh doanh, những người sang theo diện giấy phép lao động, những người sang theo diện hôn nhân và đoàn tụ gia đình và tất nhiên có cả những thành phần sang dạng vượt biên trái phép,...

Tất cả những con người này đã tạo dựng nên một cộng đồng người Việt tại Séc, với những thế hệ tiếp nối là con cái (F1), rồi tới cháu (F2). Tới thời điểm hiện tại, cộng đồng người Việt ở Séc là một trong những cộng đồng ít ỏi được Chính Phủ Séc công nhận là dân tộc thiểu số sinh sống hợp pháp tại CH Séc (chắc cũng giống như dân tộc thiểu số ở Việt Nam).

Trong phạm vi của thớt này, em sẽ chia sẻ những hiểu biết và cảm nhận của em về cuộc sống của những người Việt này, mỗi người có một hoàn cảnh và hướng đi khác nhau. Sướng hay khổ, ở lại hay quay về, hay tiếp tục hành trình sang một nước thứ 3, thứ 4 nào đấy, dù sao đó cũng là lựa chọn cá nhân của mỗi người.
Cảm ơn cụ đã đã viết sâu về cuộc sống ở Séc, cụ là người trong cuộc nên chắc chắn có cái nhìn thấu đáo, toàn diện hơn. Em chẳng qua cũng chỉ "cưỡi ngựa xem hoa" thôi. Em định biên tiếp mà đột xuất có mấy việc bận quá, nên đành bỏ dở. Em cũng có mấy năm lang bạt ở châu Âu từ Séc đến Áo, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Ý, Tây Ban Nha nên cũng gặp một số chuyện thú vị, nhất là người Việt sống ở nước ngoài.
Ở Séc thì em có gặp những người được gọi là đại gia thuộc top 20 nhân mấy cuộc tiếp xúc thương mại cùng với ĐSQ VN. Những người này phân tán ở 2 khu vực chính là Praha và Brno, bao gồm những nhân vật là chủ chợ, chủ nhà hàng Việt quy mô lớn, chủ cửa hàng đổi tiền và buôn tiền...
Ở Séc ngoài đặc sản bia, gái còn có môn đánh golf khá rẻ và phổ biến. Chính vì vậy TXT trước đây và Vũ Đình Duy (dang bị truy nã) vẫn thi thoảng sang Séc đánh golf, thậm chí thuê sân riêng. Còn đại gia người Việt bên Séc cũng thường giao lưu, tổ chức giải golf.
Làm ăn bên Séc trước đây khá dễ vì chính sách thuế rất lỏng lẻo, nhưng năm ngoái em có gặp mấy anh em ở Séc về nước ăn Tết thì Séc hiện giờ đã xiết chặt chế độ thuế nên người Viet làm ăn khá chật vật, lợi nhuận giảm đáng kể.
Kết lại ở nước ngoài có gì hơn, chắc chắn là văn minh hơn, môi trường tốt hơn, giáo dục, y tế tốt hơn, nhưng dù ở nước nào những người Việt ở nước ngoài vẫn mang danh phận "sống tha hương" với nỗi nhớ quê hương da diết. Hồi ở Hà Lan em đã từng rất thân với một ông anh ra đi từ những năm 90, vượt biên theo dạng thuyền nhân, qua trại ở Hồng Kong rồi đi nước thứ 3. Cuộc sống khá đầy đủ vì đã từng là chủ cửa hàng Việt, nhưng mấy chục năm vẫn không hoà nhập được, ngày nào cũng mong anh em, sinh viên người Việt đến chơi, uống bia, nói chuyện. Ổng bảo đã mua nhà ở VN, mấy năm nữa là về quê hương sống. Bây giờ thì Tết nào cũng về nước, sáng làm bát phở rồi càfe, trưa chiều đi nhậu với anh em, vui quá. Còn các con anh thì sao? Có lần anh bảo chúng nó đã trở thành "Tây" thực sự rồi, đã trưởng thành và có cuộc sống riêng, ít gặp gỡ và nếu gặp thường tâm sự bằng tiếng Hà Lan :)
 

Nhoban1980

Xe tải
Biển số
OF-615303
Ngày cấp bằng
11/2/19
Số km
481
Động cơ
122,708 Mã lực
Tuổi
39
Đọc “ký sự Châu Âu - Sec”. Như đang đi du lich
 

Nhoban1980

Xe tải
Biển số
OF-615303
Ngày cấp bằng
11/2/19
Số km
481
Động cơ
122,708 Mã lực
Tuổi
39
Nếu sang theo diện xkld thì sau có làm được giấy tờ ở lại vĩnh trú không Cụ Hoviba?
 

amylvs

Xe tăng
Biển số
OF-60107
Ngày cấp bằng
27/3/10
Số km
1,322
Động cơ
445,512 Mã lực
Nơi ở
Liptovský Mikuláš, Slovakia
Czech khá hơn, cộng với cả tiêu pha dưới Slovakia cũng đắt đỏ hơn đôi chút do dùng Eu thay vì vẫn dùng Koruna như Czech. Đấy là em nghe hàng nước nói thế. Ngày xửa ngày xưa cụ học Blava hay Zilina hay Zvolen hay Kosice atd ạ? :P
Vysoká Škola Poľnohospodárska Nitra nha cụ
 

SubaruLover

Xe tăng
Biển số
OF-341013
Ngày cấp bằng
1/11/14
Số km
1,408
Động cơ
288,407 Mã lực
Lội đi lội lại thớt này 3 lần rồi :) Quá nhiều chi tiết!
 

Phuclongchau

Xe điện
Biển số
OF-595217
Ngày cấp bằng
19/10/18
Số km
2,213
Động cơ
311,736 Mã lực
dạ, ông nghĩ em chân yếu tay mềm nên lo thôi, với chắc nhgix ở vn làm văn phòng sung sướng chanh sả, nhưng do môi truong vp vn giờ khó làm việc quá, em ko nịnh bợ được nên lên chức rùi lại phải xuống , nói chung môi trường sống vn kinh tế thì đi lên nhưng văn hóa nó nhiều cái bất cập lắm cụ a, chứ em đi ko phải vì kinh tế
Nếu kg vì kinh tế mà chưa sống ở đó bg thì khuyên mợ ở nhà chứ kg lại ân hận,không quen thì cuộc sống buồn tẻ lắm
 

Phuclongchau

Xe điện
Biển số
OF-595217
Ngày cấp bằng
19/10/18
Số km
2,213
Động cơ
311,736 Mã lực
Cảm ơn cụ đã đã viết sâu về cuộc sống ở Séc, cụ là người trong cuộc nên chắc chắn có cái nhìn thấu đáo, toàn diện hơn. Em chẳng qua cũng chỉ "cưỡi ngựa xem hoa" thôi. Em định biên tiếp mà đột xuất có mấy việc bận quá, nên đành bỏ dở. Em cũng có mấy năm lang bạt ở châu Âu từ Séc đến Áo, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Ý, Tây Ban Nha nên cũng gặp một số chuyện thú vị, nhất là người Việt sống ở nước ngoài.
Ở Séc thì em có gặp những người được gọi là đại gia thuộc top 20 nhân mấy cuộc tiếp xúc thương mại cùng với ĐSQ VN. Những người này phân tán ở 2 khu vực chính là Praha và Brno, bao gồm những nhân vật là chủ chợ, chủ nhà hàng Việt quy mô lớn, chủ cửa hàng đổi tiền và buôn tiền...
Ở Séc ngoài đặc sản bia, gái còn có môn đánh golf khá rẻ và phổ biến. Chính vì vậy TXT trước đây và Vũ Đình Duy (dang bị truy nã) vẫn thi thoảng sang Séc đánh golf, thậm chí thuê sân riêng. Còn đại gia người Việt bên Séc cũng thường giao lưu, tổ chức giải golf.
Làm ăn bên Séc trước đây khá dễ vì chính sách thuế rất lỏng lẻo, nhưng năm ngoái em có gặp mấy anh em ở Séc về nước ăn Tết thì Séc hiện giờ đã xiết chặt chế độ thuế nên người Viet làm ăn khá chật vật, lợi nhuận giảm đáng kể.
Kết lại ở nước ngoài có gì hơn, chắc chắn là văn minh hơn, môi trường tốt hơn, giáo dục, y tế tốt hơn, nhưng dù ở nước nào những người Việt ở nước ngoài vẫn mang danh phận "sống tha hương" với nỗi nhớ quê hương da diết. Hồi ở Hà Lan em đã từng rất thân với một ông anh ra đi từ những năm 90, vượt biên theo dạng thuyền nhân, qua trại ở Hồng Kong rồi đi nước thứ 3. Cuộc sống khá đầy đủ vì đã từng là chủ cửa hàng Việt, nhưng mấy chục năm vẫn không hoà nhập được, ngày nào cũng mong anh em, sinh viên người Việt đến chơi, uống bia, nói chuyện. Ổng bảo đã mua nhà ở VN, mấy năm nữa là về quê hương sống. Bây giờ thì Tết nào cũng về nước, sáng làm bát phở rồi càfe, trưa chiều đi nhậu với anh em, vui quá. Còn các con anh thì sao? Có lần anh bảo chúng nó đã trở thành "Tây" thực sự rồi, đã trưởng thành và có cuộc sống riêng, ít gặp gỡ và nếu gặp thường tâm sự bằng tiếng Hà Lan :)
Thế hệ F2 ở Séc cũng vậy mà cụ,bọn chúng học trường Tây gửi bà Tây từ lúc lọt lòng,như những năm 95 bà nào đẻ xong chỉ nghỉ vài ngày là lại lội tuyết gửi cin cho bà Tây đi bán hàng nên rất nhiều trường hợp nếu không đẻ ngay liền mà để lâu bán hàng ngoài trời lạnh đều kg đẻ đc nữa.Như bọn Tây nó chỉ 2-3h ngoài trời -10oC nhưng bà con mình hôm nào cũng ngoài trời từ 4h sáng cho đến 6-h tối,nghĩ cuộc sống thời đó có kinh tế nhưng cơ cực thật,đều phải trả giá rất đắt.Không có tg gần gũi con nên chúng lớn lên chủ yếu trong môi trường Tây nên như Tây
 

move

Xe tăng
Biển số
OF-21568
Ngày cấp bằng
24/9/08
Số km
1,858
Động cơ
514,300 Mã lực
Nơi ở
OF
Cám ơn cụ chủ, ngày nào em cũng hóng bài chia sẻ của cụ. Cụ cân nhắc làm youtube như ý kiến của cụ bên trên nhé.
 

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,651
Động cơ
318,452 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Cảm ơn cụ đã đã viết sâu về cuộc sống ở Séc, cụ là người trong cuộc nên chắc chắn có cái nhìn thấu đáo, toàn diện hơn. Em chẳng qua cũng chỉ "cưỡi ngựa xem hoa" thôi. Em định biên tiếp mà đột xuất có mấy việc bận quá, nên đành bỏ dở. Em cũng có mấy năm lang bạt ở châu Âu từ Séc đến Áo, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Ý, Tây Ban Nha nên cũng gặp một số chuyện thú vị, nhất là người Việt sống ở nước ngoài.
Ở Séc thì em có gặp những người được gọi là đại gia thuộc top 20 nhân mấy cuộc tiếp xúc thương mại cùng với ĐSQ VN. Những người này phân tán ở 2 khu vực chính là Praha và Brno, bao gồm những nhân vật là chủ chợ, chủ nhà hàng Việt quy mô lớn, chủ cửa hàng đổi tiền và buôn tiền...
Ở Séc ngoài đặc sản bia, gái còn có môn đánh golf khá rẻ và phổ biến. Chính vì vậy TXT trước đây và Vũ Đình Duy (dang bị truy nã) vẫn thi thoảng sang Séc đánh golf, thậm chí thuê sân riêng. Còn đại gia người Việt bên Séc cũng thường giao lưu, tổ chức giải golf.
Làm ăn bên Séc trước đây khá dễ vì chính sách thuế rất lỏng lẻo, nhưng năm ngoái em có gặp mấy anh em ở Séc về nước ăn Tết thì Séc hiện giờ đã xiết chặt chế độ thuế nên người Viet làm ăn khá chật vật, lợi nhuận giảm đáng kể.
Kết lại ở nước ngoài có gì hơn, chắc chắn là văn minh hơn, môi trường tốt hơn, giáo dục, y tế tốt hơn, nhưng dù ở nước nào những người Việt ở nước ngoài vẫn mang danh phận "sống tha hương" với nỗi nhớ quê hương da diết. Hồi ở Hà Lan em đã từng rất thân với một ông anh ra đi từ những năm 90, vượt biên theo dạng thuyền nhân, qua trại ở Hồng Kong rồi đi nước thứ 3. Cuộc sống khá đầy đủ vì đã từng là chủ cửa hàng Việt, nhưng mấy chục năm vẫn không hoà nhập được, ngày nào cũng mong anh em, sinh viên người Việt đến chơi, uống bia, nói chuyện. Ổng bảo đã mua nhà ở VN, mấy năm nữa là về quê hương sống. Bây giờ thì Tết nào cũng về nước, sáng làm bát phở rồi càfe, trưa chiều đi nhậu với anh em, vui quá. Còn các con anh thì sao? Có lần anh bảo chúng nó đã trở thành "Tây" thực sự rồi, đã trưởng thành và có cuộc sống riêng, ít gặp gỡ và nếu gặp thường tâm sự bằng tiếng Hà Lan :)
Cảm ơn cụ đã chia sẻ. Bài viết của cụ tuy không dài, nhưng rất chất. Mỗi một chọn lựa đều có lý do và giá trị của nó. Chúng ta thường đưa ra quyết định lựa chọn những thứ hợp lý nhất, trước khi tìm kiếm những thứ tốt nhất phải không ạ. Đó cũng là lý do, nhiều người khi sang đến đây rồi thì ngỡ ngàng, hụt hẫng. Có người chọn bám trụ ở lại, có người thì tìm mọi cách để sang những nước theo họ sẽ tốt hơn, có người thì quay về, coi như trải qua một chuyến du lịch đắt đỏ.

Quy luật thị trường khiến cách sống của người Việt luôn biến động theo. Chính phủ vẫn để lỏng lẻo trong quản lý thuế, nên người Việt cố gắng tận dụng tối đa thời gian và sức lực để làm kinh tế. Ai cũng biết mọi thứ rồi dần dần sẽ vào khuôn khổ. Thành ra, biết là vất vả để mưu sinh, nhưng mọi người vẫn chấp nhận. Hiện tại, tư duy làm kinh tế của hầu hết người Việt cũng đã thay đổi theo thị trường, họ đa phần đã chuyển sang đầu tư lâu dài và hướng tới sự ổn định. Tất nhiên như vậy thì thu nhập sẽ bị giảm đi khá nhiều, nhưng em nghĩ dù sao cũng nên như vậy. Người Việt đã tranh thủ làm kinh tế ở đất nước này khá nhiều năm, giờ chúng ta cũng nên đóng góp thêm tiền thuế để xây dựng xã hội đã mở rộng vòng tay với những người tha hương, phải không ạ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top