- Biển số
- OF-83813
- Ngày cấp bằng
- 26/1/11
- Số km
- 8,416
- Động cơ
- 517,937 Mã lực
em 30 tuổi 15 năm ở HN cơ mà em chửa bao giờ nghĩ mình là người HN cả
Ông thày thể dục mà cụ nói mới lấy vợ, giờ con mới 2 tuổi đấyViệt Đức: Thời thày Chữ giám thị chuyên tịch thu mũ bò còn ông thày gì lùn lùn dạy thể dục toàn bị bọn em lừa, ném tạ thì bảo nhau rình lúc thày quay đi ném mẹ vào cống mấy đứa con gái chạy quanh sân thì đến đoạn cái gốc cây to nấp luôn ở đó, thày quay đi quay lại chẳng thấy trò đâu ... thời trước HN thanh bình thật, hết giờ tụ lên Hồ Tây trà đá ổi cóc phê vãi chứ không có nhà nghỉ để xếp hình như căc cháu bây giờ, nói thật cũng thấy tiếc tiếc là, các cụ nhể
Dạy thể dục của em là Thầy Hợi, môn nhảy dây em được 2 điểm vì không biết nhảy nên rất nhớ tên thầy.Ông thày thể dục mà cụ nói mới lấy vợ, ggì con cớ 2 tuổi đấy
Thày Hợi mất rồi, đau lòng là ... Chết cháyDạy thể dục của em là Thầy Hợi, môn nhảy dây em được 2 điểm vì không biết nhảy nên rất nhớ tên thầy.
Em cũng nhảy tàu điện nhiều lắm, kể chuyện vui chuyên xúc gạo trộm đi bán, lấy tiền nhẩy tàu điện lên bến cuối là hàng cót đi bộ theo đường đê lên Nghi Tàm mua cá chọi cho vào túi lynon đeo trong quần đùi sợ bị trấn, mang về nhà để chọi lột, có nghĩa cá thằng nào chạy thì sẽ bị lột cá luôn.Cụ có biết bổ kiểu "lá vàng rơi" không?
Đáng tiếc thật. Nhẽ Quân đội bỏ sótVương cụ.
Em vào 81, ra 84. Đúng đận có oánh nhau to ở Hà giang, Lạng sơn. Sợ vãi cả linh hồn
Em toàn mua cá chọi nhà cô Cốm.Em cũng nhảy tàu điện nhiều lắm, kể chuyện vui chuyên xúc gạo trộm đi bán, lấy tiền nhẩy tàu điện lên bến cuối là hàng cót đi bộ theo đường đê lên Nghi Tàm mua cá chọi cho vào túi lynon đeo trong quần đùi sợ bị trấn, mang về nhà để chọi lột, có nghĩa cá thằng nào chạy thì sẽ bị lột cá luôn.
Cụ nói đến cá làm em nhớ ngày xưa nhiều nhà nuôi mấy con cá bảy màu bé xíu như theo phong trào ấy. Bây giờ em chẳng thấy ở đâu có ai bán nữa để em nuôi hoài cổ.Em toàn mua cá chọi nhà cô Cốm.
Về om trong hộp xà phòng giặt hoặc bể nước....nhà xí
Tuyến đó là chạy từ hàng Than qua Cửa Nam cụ ơi. Tuy nhiên không hiểu lý do gì, đến ga Hàng Cỏ thì khách phải đổi tàu tăng bo.Tàu điện chạy tuyến Cửa Nam-Ngã tư Vọng, để lại tiếng leng keng, cũng như tiếng rít đặc trưng do tuyến vắng, tàu chạy nhanh, nhất là đoạn từ bến xe Kim liên qua CV Thống Nhất, qua ĐHBK...
Ngày xưa có 1 lần tàu điện đứt toa, chú bán vé chạy đằng trước toa tàu trôi đó ho hoán cho mọi người tránh, vừa buồn cười vừa sợTàu điện chạy tuyến Cửa Nam-Ngã tư Vọng, để lại tiếng leng keng, cũng như tiếng rít đặc trưng do tuyến vắng, tàu chạy nhanh, nhất là đoạn từ bến xe Kim liên qua CV Thống Nhất, qua ĐHBK...
ÔI cụ đồng hương,Rau xơ mới, cá đồng tiền, tóp mỡ, phở không người lái.
Thời ấy những năm 1984, 1985 giai đọan khó khăn nhất của thời bao cấp những năm cuối cùng của 1 thời kỳ nền kinh tế vận hành khép kín, tự cung tự cấp, lúc này Liên xô sắp sụp đổ mọi nguồn viện trợ từ anh cả đỏ gần như bị cắt đứt, gia đình tôi cũng rất khó khăn nghèo túng, tôi là anh cả khi mua được miếng thịt từ tem phiếu, tôi chỉ đc ăn bì lọc ra cộng với tóp mỡ từ phần mỡ rán để dành ăn dần, còn 2 đứa em tôi mới được ăn thịt nạc hoặc giã ra làm ruốc thật mặn để ăn dần, có một món mà tôi nhớ mãi là ruốc sườn, nguyên rẻ sườn băn nhỏ trộn muối và nước mắm trộn cơm nóng ăn dần, đến bây giừo dù kinh tế có đỡ hơn nhiều, nhưng món tóp mỡ dầm nước mắm và cắt ớt trộn vào vẫn là 1 món khoái khẩu nhất của tôi.
Nghèo nhưng vui lắm, khu nhà tôi có 1 lứa sàn sàn tuổi nhau cùng sinh cuối năm 69 hoặc 70 hoặc 71, đều có bố mẹ là cùng 1 cơ quan, cứ sáng sáng hò nhau vào sâu trong ngõ Lệnh cư nằm giữa phố khâm thiên, mua rau xơ mới, mỗi lần đi mua rau là 1 lần đi chơi vui vẻ của tụi trẻ chúng tôi, ngõ lệnh cư là 1 con ngõ nhỏ, phải nói là rất nhỏ, bởi khi đi xẹ đạp vào chỉ đủ có 1 cái thôi nếu tránh nhau thì rất vất vả bởi ngõ quá hẹp, nhưng càng vào sâu bên trong những con ngõ ngoằn ngoè lại càng rộng ra nó còn xuyên sang cả ngõ Thổ quan có nhà hộ sinh nơi tôi sinh ra, có người còn gọi nó là ngõ Trại khách.
Cuối ngõ Lệnh cư là 1 cái đầm rất rộng, nước khá bẩn đen ngòm, dân trong ngõ trồng rau muống từng bè trên đó, mỗi khi muốn mua rau phải đợi nhưungx chiếc xuồng thu hoạch rau từ ngoài đầm về chúng tôi tranh nhau từng bó rau sơ mới dài ngoằng, trắng nõn, nhưng lạ là rau sơ mới rất ngon, ngọt phần ngọn thì cho người ăn, phần thân và gốc thì băng nhỏ nấu cám lợn hoặc vứt cả vào cho lợn ăn rào rào mát ruột.
Rau sơ mới là một xa xỉ bởi những nhà nghèo khó hơn chỉ dám ăn rau mậu dịch bán ở đầu ngõ Hồ Bãi Cát, ngày ấy có 2 khái niệm, Mậu dịch và Gia Công, những chiếc bánh mỳ mậu dịch thì đặc ruột thơm ngon còn bánh mỳ gia công thường ọp ẹp nhạt và hôi, nói về rau củ quả, mua bằng bìa, cắt từng ô, chắc khái niệm đó giờ chỉ những người tuổi tôi trở về trước là còn nhớ, phiếu TR tức là phiếu trẻ em, phiếu CBV là cán bộ, nếu mua sườn hoặc chân giờ sẽ được nhân đôi khối lượng so với thịt thông thường.
Mỗi khi nhà tôi ăn tươi vào những ngày chủ nhật, thường là món bún chả tự băm và quạt than thơm ỏm tỏi cả dãy nhà, ngày ý đói lắm bún thì mang gạo vào ngõ chợ Khâm thiên để đổi, 1 kg gạo đổi được 2 kg bún, vè tự pha nước mắm tỏi ớt dấm, chả thì thịt mua về kẹp vào những que tre hoặc vỉ dây thép quạt lên, với những đứa trẻ chúng tôi thì đấy là những bữa ăn ngon khủng khiếp, chúng tôi ăn nhanh, ăn nhiều đến khi no căng bụng không thể ăn thêm đc nữa thì thôi, bố TÔi thường doạ để chúng tôi ko đc ăn nhanh, mang 1 câu chuyện đến giờ sau hơn 30 năm tôi vẫn nhớ, ông doạ rằng: chuyện có 1 anh kia cũng ăn bún chả vì đói quá anh ấy cứ và quá nhanh bún vào mồm, không kịp nhai chỉ nuốt ào ào, đứn khi bún vào trong dạ dày nó bện lại thành 1 cục to tướng không tiêu nổi phải đi cấp cứu và anh ấy đã chết, câu chuyện thật nực cười nhưng khi đó chúng tôi đã tin sái cổ và không dám ăn nhanh nữa.
Cá đồng tiền được mua bằng phiếu thực phẩm nó nhỏ bằng 3 ngón tay mỏng và trắng, về dán lên chấm nước mắm cũng là một món ăn xa xỉ thời đó.