Rau xơ mới, cá đồng tiền, tóp mỡ, phở không người lái.
Thời ấy những năm 1984, 1985 giai đọan khó khăn nhất của thời bao cấp những năm cuối cùng của 1 thời kỳ nền kinh tế vận hành khép kín, tự cung tự cấp, lúc này Liên xô sắp sụp đổ mọi nguồn viện trợ từ anh cả đỏ gần như bị cắt đứt, gia đình tôi cũng rất khó khăn nghèo túng, tôi là anh cả khi mua được miếng thịt từ tem phiếu, tôi chỉ đc ăn bì lọc ra cộng với tóp mỡ từ phần mỡ rán để dành ăn dần, còn 2 đứa em tôi mới được ăn thịt nạc hoặc giã ra làm ruốc thật mặn để ăn dần, có một món mà tôi nhớ mãi là ruốc sườn, nguyên rẻ sườn băn nhỏ trộn muối và nước mắm trộn cơm nóng ăn dần, đến bây giừo dù kinh tế có đỡ hơn nhiều, nhưng món tóp mỡ dầm nước mắm và cắt ớt trộn vào vẫn là 1 món khoái khẩu nhất của tôi.
Nghèo nhưng vui lắm, khu nhà tôi có 1 lứa sàn sàn tuổi nhau cùng sinh cuối năm 69 hoặc 70 hoặc 71, đều có bố mẹ là cùng 1 cơ quan, cứ sáng sáng hò nhau vào sâu trong ngõ Lệnh cư nằm giữa phố khâm thiên, mua rau xơ mới, mỗi lần đi mua rau là 1 lần đi chơi vui vẻ của tụi trẻ chúng tôi, ngõ lệnh cư là 1 con ngõ nhỏ, phải nói là rất nhỏ, bởi khi đi xẹ đạp vào chỉ đủ có 1 cái thôi nếu tránh nhau thì rất vất vả bởi ngõ quá hẹp, nhưng càng vào sâu bên trong những con ngõ ngoằn ngoè lại càng rộng ra nó còn xuyên sang cả ngõ Thổ quan có nhà hộ sinh nơi tôi sinh ra, có người còn gọi nó là ngõ Trại khách.
Cuối ngõ Lệnh cư là 1 cái đầm rất rộng, nước khá bẩn đen ngòm, dân trong ngõ trồng rau muống từng bè trên đó, mỗi khi muốn mua rau phải đợi nhưungx chiếc xuồng thu hoạch rau từ ngoài đầm về chúng tôi tranh nhau từng bó rau sơ mới dài ngoằng, trắng nõn, nhưng lạ là rau sơ mới rất ngon, ngọt phần ngọn thì cho người ăn, phần thân và gốc thì băng nhỏ nấu cám lợn hoặc vứt cả vào cho lợn ăn rào rào mát ruột.
Rau sơ mới là một xa xỉ bởi những nhà nghèo khó hơn chỉ dám ăn rau mậu dịch bán ở đầu ngõ Hồ Bãi Cát, ngày ấy có 2 khái niệm, Mậu dịch và Gia Công, những chiếc bánh mỳ mậu dịch thì đặc ruột thơm ngon còn bánh mỳ gia công thường ọp ẹp nhạt và hôi, nói về rau củ quả, mua bằng bìa, cắt từng ô, chắc khái niệm đó giờ chỉ những người tuổi tôi trở về trước là còn nhớ, phiếu TR tức là phiếu trẻ em, phiếu CBV là cán bộ, nếu mua sườn hoặc chân giờ sẽ được nhân đôi khối lượng so với thịt thông thường.
Mỗi khi nhà tôi ăn tươi vào những ngày chủ nhật, thường là món bún chả tự băm và quạt than thơm ỏm tỏi cả dãy nhà, ngày ý đói lắm bún thì mang gạo vào ngõ chợ Khâm thiên để đổi, 1 kg gạo đổi được 2 kg bún, vè tự pha nước mắm tỏi ớt dấm, chả thì thịt mua về kẹp vào những que tre hoặc vỉ dây thép quạt lên, với những đứa trẻ chúng tôi thì đấy là những bữa ăn ngon khủng khiếp, chúng tôi ăn nhanh, ăn nhiều đến khi no căng bụng không thể ăn thêm đc nữa thì thôi, bố TÔi thường doạ để chúng tôi ko đc ăn nhanh, mang 1 câu chuyện đến giờ sau hơn 30 năm tôi vẫn nhớ, ông doạ rằng: chuyện có 1 anh kia cũng ăn bún chả vì đói quá anh ấy cứ và quá nhanh bún vào mồm, không kịp nhai chỉ nuốt ào ào, đứn khi bún vào trong dạ dày nó bện lại thành 1 cục to tướng không tiêu nổi phải đi cấp cứu và anh ấy đã chết, câu chuyện thật nực cười nhưng khi đó chúng tôi đã tin sái cổ và không dám ăn nhanh nữa.
Cá đồng tiền được mua bằng phiếu thực phẩm nó nhỏ bằng 3 ngón tay mỏng và trắng, về dán lên chấm nước mắm cũng là một món ăn xa xỉ thời đó.