[Funland] Tản mạn phố, nơi sẻ chia những hoài niệm về Hà Nội

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
30,847
Động cơ
752,102 Mã lực
Tuyến đó là chạy từ hàng Than qua Cửa Nam cụ ơi. Tuy nhiên không hiểu lý do gì, đến ga Hàng Cỏ thì khách phải đổi tàu tăng bo.
Cũng tương tự: tuyến Bưởi - Chợ Mơ lại đổi tàu ở Chợ Đồng Xuân
Tuyến Bưởi tàu chạy 1 đầu máy+ 1 toa
Tuyến Chợ Mơ thì 1 đầu máy + 2 toa.
Chạy đến cổng chợ Đồng xuân thì cắt toa, quay đầu :D
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
30,847
Động cơ
752,102 Mã lực
Ngày xưa có 1 lần tàu điện đứt toa, chú bán vé chạy đằng trước toa tàu trôi đó ho hoán cho mọi người tránh, vừa buồn cười vừa sợ
Cơ cấu nối toa đơn giản lắm. Có mỗi 1 cái chốt bằng thép rèn to cỡ mươi đốt ngón tay cắm dọc
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
30,847
Động cơ
752,102 Mã lực
Em toàn mua cá chọi nhà cô Cốm.

Về om trong hộp xà phòng giặt hoặc bể nước....nhà xí :D
Mụ chớ chối vụ bơm nước máy vào condom dùng rồi, đem ra đường ném vào xe đạp của mấy con ranh.
Nổ như bom làm chúng nó quăng xe chạy vãi mứt nha :)) :)) :))
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
30,847
Động cơ
752,102 Mã lực
Đáng tiếc thật. Nhẽ Quân đội bỏ sót:P

Ôi, em mơ món pha tê gan Vịt ở Lò vôi thế kỷ=))
Quân đội có bắt em cũng chỉ nuôi báo cô.
Còi xương, suy Dinh dưỡng, nhát như cáy.
Tới 1999, có ăn rồi mà em đo 1m64, cân hơi có nhõn 48 :P
 
Chỉnh sửa cuối:

do hoi

Xe buýt
Biển số
OF-338356
Ngày cấp bằng
13/10/14
Số km
624
Động cơ
287,534 Mã lực
Em cũng nhảy tàu điện nhiều lắm, kể chuyện vui chuyên xúc gạo trộm đi bán, lấy tiền nhẩy tàu điện lên bến cuối là hàng cót đi bộ theo đường đê lên Nghi Tàm mua cá chọi cho vào túi lynon đeo trong quần đùi sợ bị trấn, mang về nhà để chọi lột, có nghĩa cá thằng nào chạy thì sẽ bị lột cá luôn.
Cụ mà đi bộ từ Hàng cót lên Nghi Tàm thì ạ cụ luôn ( hoặc là cụ dốt) Chuẩn nhất là đến yên phụ xuông, hoặc đi tuyến Bưởi xuống ở đầu đường thanh niên chứ.
 

xe dột nóc

Xe tăng
Biển số
OF-302472
Ngày cấp bằng
22/12/13
Số km
1,521
Động cơ
315,950 Mã lực
Ngày xưa ở Phủ Doãn cạnh nhà cụ "Khoá ơ.." và cụ Gái (bây giờ là quán nước và hiệu sửa xe đối diện Việt Đức) lúc ấy cũng bắt đầu hết bao cấp rồi thì nhà nhà chạy theo đồng tiền nhất là lứa trẻ khiến cho thế hệ các cụ già hoài cổ hoặc bảo thủ có vẻ không vui nhưng lâu dần cũng quen
Thời đấy tuy là hết bao cấp nhưng vẫn còn thiếu thốn trừ nhà nào có người đi đông âu hay con em cán bộ mới khá hơn được. Ví dụ nước thì vẫn cắt nửa ngày, các phụ huynh, thanh niên 5h sáng đi xách nước ở bể nước công cộng đến tầm năm 93 mới có đường ống vào nhà, tắm cũng chỉ dám tắm 1 lần/2-3 ngày sướng hơn thời bao cấp cả tuần chỉ tắm 1 lần hoặc lau người, mặc nguyên bộ quần áo cả gần tháng. Thế hệ bà già tôi thì cả năm được uống nước đá 1 lần có khi nhặt đá dưới lòng đường mút xe chở đá cho cán bộ họ vứt cho
Chợ búa thì trừ các chợ lớn trên trung tâm là còn nhiều hàng hoá, sầm uất chứ chợ khác như Khâm Thiên cũng chưa phải đông đúc lắm (cả chợ thì gần nửa chợ đi từ đê la thành ra mới có nhiều hàng mà toàn rau đậu, hàng thị lợn 7-8 hàng là nhiều, hàng thịt bò rất hiếm, gà toàn gà công nghiệp làm sẵn là chính, trước năm 95 chắc chỉ có đúng 1 hàng giò chả, nửa trên chủ yếu là bán tạp hoá lặt vặt với đồ ăn chín) mãi đến tầm 2000 mới nhiều hàng quán. Chợ Kim Liên thì đầu tư quy hoạch khá văn minh năm 95 đã có biển hiệu, sạp bán, vỉa hè để xe tuy nhiên đến bây giờ cũng chẳng cải thiện mấy có khi xuống cấp xập xệ hơn
 

Dũngg Trần

Xe hơi
Biển số
OF-196095
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
164
Động cơ
327,840 Mã lực
Cơm trưa tập thể trả bằng phiếu ăn:
Ngày ấy mỗi khi nghỉ tan ca vào buổi trưa bố tôi thường mang về 1 cặp lồng cơm, cái cặp lồng hình chữ nhật màu xanh bộ đội ngày đó nhà nào hầu như cũng có 1 cái. Trong cái cặp lồng đó thường là 2 suất cơm ăn ca của bố mẹ tôi được nhà ăn của ngành đường sắt phục vụ, thường sẽ có rau muống xào tỏi, mấy miếng đậu và mấy miếng thịt, chúng tôi học cấp 1 ở trường Văn Chương vào buổi chiều được bố cho ăn cơm tập thể đó rồi đi học.
Không biết có phải do đói hay thiếu chất nhưng cặp lồng cơm đó có hương vị rất ngon đối với tôi, rau muống các cô chú xào bằng chảo lớn cơm cũng nấu bằng chảo gang nên nếu xin được vài miếng cháy chấm với nước thịt thì thật là tuyệt. Ngày đó Bố mẹ thường nhường bữa ăn trưa ít ỏi đó cho chúng tôi, đến bây giờ tôi vẫn không hiểu Bố mẹ tôi đã ăn gì để tiếp tục vào làm ca chiều.
Năm 1985 em về Hà nội ôn thi đại học, được anh bạn của chị gái cho mấy cái phiếu ăn của lái tàu, em ra nhà ăn đầu phố Khâm Thiên ăn, sao mà nó nhiều và ngon vậy. Chẳng bao giờ quên được.
 

xe dột nóc

Xe tăng
Biển số
OF-302472
Ngày cấp bằng
22/12/13
Số km
1,521
Động cơ
315,950 Mã lực
Các cụ toàn tầm tuổi cuối 196...đến cuối 197...thì phải?
Ở tầm đó thì mới có những kỷ niệm thời cuối 70 cho đến những năm 90...
Nhưng cái tuổi đó thì phân nửa lại phải thoát ly lúc trưởng thành, nên sẽ có những khoảng trống, không liên tục theo sát được tình hình xã hội ở Hà Nội. Mà quãng thời gian 1986- 2000 thì tình hình kinh tế xã hội của Hà Nội biến động biến động ghê gớm. Cái tốt chửa thấy rõ nhưng nhiều cái xấu chưa từng có đã mọc ra như nấm sau mưa...
Kể mà có thời gian ngồi nhớ lại, cái thời mà hào hùng khí thế đã đi qua, cơm áo gạo tiền tranh chấp cũ mới hiển hiện trước mắt, táng thẳng vào tâm can con người ta...
Ôn cố tri tân không bao giờ thừa.
Mình lứa sau tầm hơn 10 năm không biết gì mấy về bao cấp nhưng sau bao cấp 1 thời gian thì trí nhớ có thừa
Ngày xưa nhớ là mấy bác lứa đầu 6x về trước đến tầm cuối 4x, đầu 5x thì mới thoát ly nhiều (du học, lao động, tị nạn chính trị, làm ăn xa trong nam đi biền biệt 10 năm) chứ lứa cuối 6x học đàng hoàng cấp 3, đh cao đẳng là đỡ đi xa rồi chỉ có 1 số khoá trường tài chính là phải đi Vĩnh Yên học (thời này có 1 cô hàng xóm nhà mình sn67 học tài chính, bố là phó thống đốc nên cuối tuần đi ô tô cơ quan ông bố chở về tận tập thể ngân hàng trên đê la thành, hình như tên là Mai ngày xưa thấy lớn nên toàn gọi bằng cô). Nói thật thế hệ cuối 6x về trước ai học đàng hoàng đại học thì rất là quý, qua hơn 20 năm đi làm không dính lỗi nghiêm trọng gì đều thành đạt cả. Hồi đấy trung cấp, cao đẳng là chính chứ mấy người học lên được ĐH nhất là thanh niên HN lứa này học được ĐH thì càng hiếm
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực
Rau xơ mới, cá đồng tiền, tóp mỡ, phở không người lái.
Thời ấy những năm 1984, 1985 giai đọan khó khăn nhất của thời bao cấp những năm cuối cùng của 1 thời kỳ nền kinh tế vận hành khép kín, tự cung tự cấp, lúc này Liên xô sắp sụp đổ mọi nguồn viện trợ từ anh cả đỏ gần như bị cắt đứt, gia đình tôi cũng rất khó khăn nghèo túng, tôi là anh cả khi mua được miếng thịt từ tem phiếu, tôi chỉ đc ăn bì lọc ra cộng với tóp mỡ từ phần mỡ rán để dành ăn dần, còn 2 đứa em tôi mới được ăn thịt nạc hoặc giã ra làm ruốc thật mặn để ăn dần, có một món mà tôi nhớ mãi là ruốc sườn, nguyên rẻ sườn băn nhỏ trộn muối và nước mắm trộn cơm nóng ăn dần, đến bây giừo dù kinh tế có đỡ hơn nhiều, nhưng món tóp mỡ dầm nước mắm và cắt ớt trộn vào vẫn là 1 món khoái khẩu nhất của tôi.
Nghèo nhưng vui lắm, khu nhà tôi có 1 lứa sàn sàn tuổi nhau cùng sinh cuối năm 69 hoặc 70 hoặc 71, đều có bố mẹ là cùng 1 cơ quan, cứ sáng sáng hò nhau vào sâu trong ngõ Lệnh cư nằm giữa phố khâm thiên, mua rau xơ mới, mỗi lần đi mua rau là 1 lần đi chơi vui vẻ của tụi trẻ chúng tôi, ngõ lệnh cư là 1 con ngõ nhỏ, phải nói là rất nhỏ, bởi khi đi xẹ đạp vào chỉ đủ có 1 cái thôi nếu tránh nhau thì rất vất vả bởi ngõ quá hẹp, nhưng càng vào sâu bên trong những con ngõ ngoằn ngoè lại càng rộng ra nó còn xuyên sang cả ngõ Thổ quan có nhà hộ sinh nơi tôi sinh ra, có người còn gọi nó là ngõ Trại khách.
Cuối ngõ Lệnh cư là 1 cái đầm rất rộng, nước khá bẩn đen ngòm, dân trong ngõ trồng rau muống từng bè trên đó, mỗi khi muốn mua rau phải đợi nhưungx chiếc xuồng thu hoạch rau từ ngoài đầm về chúng tôi tranh nhau từng bó rau sơ mới dài ngoằng, trắng nõn, nhưng lạ là rau sơ mới rất ngon, ngọt phần ngọn thì cho người ăn, phần thân và gốc thì băng nhỏ nấu cám lợn hoặc vứt cả vào cho lợn ăn rào rào mát ruột.
Rau sơ mới là một xa xỉ bởi những nhà nghèo khó hơn chỉ dám ăn rau mậu dịch bán ở đầu ngõ Hồ Bãi Cát, ngày ấy có 2 khái niệm, Mậu dịch và Gia Công, những chiếc bánh mỳ mậu dịch thì đặc ruột thơm ngon còn bánh mỳ gia công thường ọp ẹp nhạt và hôi, nói về rau củ quả, mua bằng bìa, cắt từng ô, chắc khái niệm đó giờ chỉ những người tuổi tôi trở về trước là còn nhớ, phiếu TR tức là phiếu trẻ em, phiếu CBV là cán bộ, nếu mua sườn hoặc chân giờ sẽ được nhân đôi khối lượng so với thịt thông thường.

Mỗi khi nhà tôi ăn tươi vào những ngày chủ nhật, thường là món bún chả tự băm và quạt than thơm ỏm tỏi cả dãy nhà, ngày ý đói lắm bún thì mang gạo vào ngõ chợ Khâm thiên để đổi, 1 kg gạo đổi được 2 kg bún, vè tự pha nước mắm tỏi ớt dấm, chả thì thịt mua về kẹp vào những que tre hoặc vỉ dây thép quạt lên, với những đứa trẻ chúng tôi thì đấy là những bữa ăn ngon khủng khiếp, chúng tôi ăn nhanh, ăn nhiều đến khi no căng bụng không thể ăn thêm đc nữa thì thôi, bố TÔi thường doạ để chúng tôi ko đc ăn nhanh, mang 1 câu chuyện đến giờ sau hơn 30 năm tôi vẫn nhớ, ông doạ rằng: chuyện có 1 anh kia cũng ăn bún chả vì đói quá anh ấy cứ và quá nhanh bún vào mồm, không kịp nhai chỉ nuốt ào ào, đứn khi bún vào trong dạ dày nó bện lại thành 1 cục to tướng không tiêu nổi phải đi cấp cứu và anh ấy đã chết, câu chuyện thật nực cười nhưng khi đó chúng tôi đã tin sái cổ và không dám ăn nhanh nữa.
Cá đồng tiền được mua bằng phiếu thực phẩm nó nhỏ bằng 3 ngón tay mỏng và trắng, về dán lên chấm nước mắm cũng là một món ăn xa xỉ thời đó.
cụ nhắc lại kỷ niệm tem phiếu :D
 

Dũngg Trần

Xe hơi
Biển số
OF-196095
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
164
Động cơ
327,840 Mã lực
Các cụ toàn tầm tuổi cuối 196...đến cuối 197...thì phải?
Ở tầm đó thì mới có những kỷ niệm thời cuối 70 cho đến những năm 90...
Nhưng cái tuổi đó thì phân nửa lại phải thoát ly lúc trưởng thành, nên sẽ có những khoảng trống, không liên tục theo sát được tình hình xã hội ở Hà Nội. Mà quãng thời gian 1986- 2000 thì tình hình kinh tế xã hội của Hà Nội biến động biến động ghê gớm. Cái tốt chửa thấy rõ nhưng nhiều cái xấu chưa từng có đã mọc ra như nấm sau mưa...
Kể mà có thời gian ngồi nhớ lại, cái thời mà hào hùng khí thế đã đi qua, cơm áo gạo tiền tranh chấp cũ mới hiển hiện trước mắt, táng thẳng vào tâm can con người ta...
Ôn cố tri tân không bao giờ thừa.
Cụ tập hợp anh em hôm nào đi cafe, hoặc bia hơi hàn huyên, cho em xin một suất
 

namvqh

Xe buýt
Biển số
OF-336409
Ngày cấp bằng
27/9/14
Số km
595
Động cơ
271,714 Mã lực
Tuổi thơ Hà Nội có cả những nỗi buồn thương mà nó sẽ đi theo em đến hết cuộc đời, do thời đó khốn khó cả nhà em 7 người chỉ ở trong 30 m vuông nhà tập thể, có 1 trái bếp tầm 8m vuông thì ông nội em ở, ngày xưa Ông em có rất nhiều đất ngay đầu cầu Vĩnh Tuy từ thời trước cụ nội cụ ngoại em ở đó, nói về nhà tập thể khi đó là 1 dãy nhà dài chung tường trát bằng vữa vôi trộn với rơm, trần thì lắp bằng những tấm cót ép, mái lợp giấy dầu, mùa đông thì rét, mùa hạ thì nóng kinh khủng. Nhà hàng xóm chỉ hắt hơi thì bên mình cũng nghe rõ mồn một, ấy vậy nhưng được phân 1 căn như thế cũng là rất khó, những gia đình ở quê lên nhiều khi được phân nhà xong nhưng nhập được hộ khẩu vào địa chỉ đó cũng là vô vàn khó khăn, khi đó phải có hộ khẩu HN mới được chia kèm tem phiếu, có sổ gạo thì cuộc sống mới đỡ vất vả, ngày đó thường có câu : " mặt ngệt như mất sổ gạo" đủ để thấy cái sổ gạo nó quý giá thế nào.
Lại nói về nhà tập thể khu Đường sắt người ta hay gọi là khu nhà dầu, theo em vì mái toàn lợp bằng giấy dầu nên người ta quen mồm gọi vậy, còn một số người thì nói nó ở cạnh hãng dầu Sell nên có biệt danh đó, chỉ biết khi em lớn lên thì ai cũng gọi thế, vì lợp bằng giấy dầu, cót ép toàn những vật liệu dễ cháy nên cháy nhà là một khái niệm quen thuộc của khu nhà em. Năm nào cũng dọa cháy đến mấy lần, dây điện thì chằng chịt chủ yếu là điện thắp sáng, nói về điện thời đó thì cũng hài hước vô cùng nhà nào cuối nguồn điện đều phải sắm 1 cái xuýt von tơ to tổ bố mới thắp sáng được 2,3 cái bóng đèn.
Rồi năm 1980 hay 82 gì đó lúc em đang học lớp 6, thì khu nhà em cháy thật cháy suốt 1 đêm cháy cả 3 dãy nhà liền nhau, cả nhà em mỗi người chỉ mặc độc 1 cái quần đùi, may mắn kịp chạy thoát thân, Ông nội em chạy chậm còn bị bỏng hết lưng, đêm đó chả bao giờ em quên được, cả nhà lại trắng tay các cụ có hình dung được chỉ 1 lúc mà 7 con người không còn một thứ tài sản gì cả, Bố em đã thực tập trước nên để tất cả giấy tờ tem phiếu sổ gạo, sổ hộ khẩu vào 1 cái túi và Ông là người duy nhất giữ được đầy đủ giấy tờ cho gia đình.
Gia đình gây cháy là quán bán cơm ở đầu ngõ Hồ Bãi Cát có 3 cô con gái trạc tuổi em rất xinh đẹp và ngoan ngoãn, do ông bố say rượu ủ bếp than sao đấy gây cháy, cứu con không cứu trong cơn hoảng loạn toàn bê gối và xách thùng nước gạo bỏ chạy, 3 cô ngủ say nên đều chết cả, rất chi là thảm thương, sau này bà mẹ phát điên đi lang thang suốt rồi bỏ đi đâu mất tích. Sở dĩ em nói lại trắng tay bởi năm 1972 nhà em đã trắng tay 1 lần, do bom Mỹ thả trúng nhà, vì đi sơ tán ở Yên Sở nên cả nhà không ai làm sao, đầu khu nhà em có 1 cái hầm bê tông có hơn chục người không kịp đi sơ tán chui vào tránh bom đều thiệt mạng hết. Nói về đám cháy mặc dù đã được thực tập rất nhiều lần nhưng khi nhớ lại 1 biển lửa ầm ập đuổi sau lưng thật là khủng khiếp chỉ biết chạy thật nhanh bởi cót ép và giấy dầu nó cháy vô cùng dữ dội. Cho đến tận bây giờ em chỉ nghe ai hét một từ cháy thôi là đã bủn rủn hết tay chân rồi.
Phải nói mảnh đấy khu em ở cực kỳ dữ, nó dữ bởi có quá nhiều vong hồn chết oan uổng, chết vì nhiều lý do lắm, hồi đó cạnh nhà em có 1 chú Công an, do cặp bồ bịch (gọi theo bây h chứ hồi đó gọi là hủ hóa) dù đã có vợ ở quê nên bị kỷ luật ****, uất ức về kê súng vào đầu tự sát, em sang nhìn thấy máu chảy đầy cả sàn nhà ám ảnh mãi.
Xin tiếp lời cụ chủ.

Cụ kể chuyện hơi buồn, cháu thử thay đổi không khí một tý nhé!

Khoảng năm 1980 đến 1985 cuộc sống (vật chất) cứ đều đều đi xuống, cháu không nhớ được nhiều. Nhưng khoảng cuối thập kỷ 1980 tuy với đa số dân HN vẫn khổ sở về vật chất nhưng cháu nhớ hồi ấy văn học nghệ thuật có khởi sắc. Bên sân khấu thì bùng nổ cơn sốt mang dấu ấn chú Lưu Quang Vũ. Năm 1985, cháu học năm cuối cùng phổ thông, và theo thằng bạn đi xem kịch của chú Lưu Quang Vũ cũng vài lần. Phải nói là phê các cụ/mợ ạ. Khoảng từ 1985 trở đi thì văn học cũng bùng nổ với Mùa lá rụng trong vườn của chú Ma Văn Kháng, Thời xa vắng của chú Lê Lựu, các truyện dài và truyện ngắn của bà Dương Thu Hương. Thời này truyện ngắn nở rộ và cháu thấy rất hay. Cũng thời gian này, sau một thời gian dài gần như ngưng trệ, các tác phẩm văn học kinh điển nước ngoài được xuất bản trở lại với trình độ dịch văn học theo cháu là ở đỉnh cao. Các gallery hội họa cũng bắt đầu sống lại và xuất hiện mới. Còn các bài hát về HN trong thời gian này cháu nghĩ cũng chất vào loại nhất, đặc biệt là do các nhạc sỹ gốc miền Nam sáng tác (hơi lạ phải không các cụ?).

Thời bao cấp khổ về vật chất thật nhưng về độ mơ mộng của dân thành thị cũng ở mức thượng thừa. Cháu nghĩ chính vì thế nên hoài niệm về cái thời này nó mới lớn đến như vậy.

Cháu thì cháu thích HN nhất vào những năm sau hiệp định Paris 1973 đến cuối năm 1975, khoảng những năm 1984 - 1985, 1992 - 1994 và 2000 - 2002.

Thực ra bây giờ nhìn chung HN khang trang, hiện đại hơn nhiều. Đường phố sáng choang, không tối om om như thời bao cấp. Điện đóm, nước nôi đầy đủ và ổn định. An ninh theo cháu là ổn. Các cụ chắc đều nhớ ngày xưa ao Rùa làm gì có kè, đường dạo đa số là là đường đất, cái nhà VSCC chỗ phía phố Hàng Khay khai mù mịt.

Còn khi hoài niệm mà thấy đau nhất là không bảo tồn được phố cổ, phố Pháp. Chính vào những năm cuối thập kỷ 1980, các biệt thự Pháp bị biến dạng ghê nhất do làn sóng phá tường khuôn viên biệt thự để mở cửa hàng kiếm thêm.

Một chuyện nữa là an toàn giao thông. Các cụ tầm tuổi cháu thì chắc đều tự đi học, tự qua đường hết. Bây giờ mấy ai dám cho F1, F2 một mình đến trường cách nhà dù chỉ mấy dãy phố. Còn chuyện người ngợm bây giờ đông như quân Nguyên, sống thì chen chúc, không khí lúc nào cũng đặc quánh lại vì hơi người, hơi xe thì có lẽ không phải nói nhiều.

Về con người, cháu thấy thời nào cũng thế thôi. Thực sự cháu không thấy nó tốt lên hay xấu đi, thời nào thì cũng có đủ các thể loại người ở chốn kinh kỳ.
 

The Beatles

Xe buýt
Biển số
OF-22173
Ngày cấp bằng
9/10/08
Số km
969
Động cơ
503,010 Mã lực
Năm 74, nhà cháu đăng ký mới cái xe đạp, biển số là AS-8363 thì các cụ biết là hanoi nó vắng như thế nào, hồi vỡ lòng cái ngã 5 cửa nam cháu toàn đi qua đó 1 mình.

Lớn hơn 1 chút thì rủ nhau trèo vào nghĩa trang 19/12 để bắt sâu cước, cho nó bám lên ngực như huy chương để chơi.
 

Hoathanhtao

Xe container
Biển số
OF-143470
Ngày cấp bằng
26/5/12
Số km
6,305
Động cơ
410,300 Mã lực
Năm 74, nhà cháu đăng ký mới cái xe đạp, biển số là AS-8363 thì các cụ biết là hanoi nó vắng như thế nào, hồi vỡ lòng cái ngã 5 cửa nam cháu toàn đi qua đó 1 mình.

Lớn hơn 1 chút thì rủ nhau trèo vào nghĩa trang 19/12 để bắt sâu cước, cho nó bám lên ngực như huy chương để chơi.
Hà Nội phải vắng đến những năm 78-79,vì em vẫn nhớ khoảng năm đó bọn em còn đá bóng ở lòng đường Phố Phạm Sư Mạnh bất cứ lúc nào mà không hề bị làm phiền bởi các phương tiện hay người tham gia giao thông.:D
 

do hoi

Xe buýt
Biển số
OF-338356
Ngày cấp bằng
13/10/14
Số km
624
Động cơ
287,534 Mã lực
Năm 74, nhà cháu đăng ký mới cái xe đạp, biển số là AS-8363 thì các cụ biết là hanoi nó vắng như thế nào, hồi vỡ lòng cái ngã 5 cửa nam cháu toàn đi qua đó 1 mình.

Lớn hơn 1 chút thì rủ nhau trèo vào nghĩa trang 19/12 để bắt sâu cước, cho nó bám lên ngực như huy chương để chơi.
Số xe nhà minh là 5E-039 lâu hơn cụ nhiều. Năm 86 để ở sân bị mất sợ quá bỏ nhà đi mất mấy ngày
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top