Điều đáng sợ là, nhiều khi con người mải tích đức hậu thiên (chiếm 1/10 như cụ nói), nhưng do phản ứng "chưa phù hợp" mà vô tình - rất đáng tiếc - đã phá vỡ hoặc làm tổn hại sự kết nối tới cái đức tiên thiên (chiếm 9/10 như cụ nói). Thành ra cứ thắc mắc tại sao tôi năng hành thiện mà ngày càng khổ.
Vậy cụ thể họ đã (vô tình) làm tổn hại sự kết nối tới cái đức tiên thiên thế nào? có chăng là:
- Bám chấp quá mạnh vào đức hậu thiên, cho rằng đó là cái đức duy nhất, mà (vô tình) không biết tới "tảng băng chìm" là cái đức tiên thiên.
- Để kết nối với cái đức tiên thiên, rất cần thông qua cái đức hậu thiên. Nhưng nếu đi sai đường thì hậu quả còn tệ hơn (thà đừng tạo đức hậu thiên còn hơn), tức là cách phản ứng chưa phù hợp với đức tiên thiên: ví dụ, mình tạo được chút đức hậu thiên đã nghĩ rằng lớn, rồi vuốt ve tôn sùng nó (cái đức hậu thiên), thích làm thầy thiên hạ, mang cái áo khoác lấp lánh của cái đức hậu thiên ra khoác bên ngoài để thu hút sự trọng vọng của người đời,.... Những điều này xung phá tổn hại cái đức tiên thiên. Mỗi khi mình tích được chút đức hậu thiên, mà nhiều người biết tới (mà bản thân ta cũng muốn mọi người biết tới để làm tăng hình tượng vẻ vang) thì đó là lúc sự kết nối tới cái đức tiên thiên bị tổn hại nghiêm trọng. Bắt con săn sắt mà tổn hại con cá rô.
- Dùng trí năng (trí thông minh, xoay xở) để hầu mong cưỡng lại đức tiên thiên. Điều này là vô ích, vô dụng.
Cụ có lý trong một phần nội dung này, nhưng nếu gắn tiên thiên hậu thiên thì có vẻ cụ đang nhìn vào các thuật số về nhân mệnh, chứ chưa phản ánh hết chữ Đức đang bàn.
Cái tiên thiên kia chỉ là cái thể, cứng nhắc bất động. Thế còn cái Đức của trời đất nằm nhiều ở ngay trong giờ phút này, ngay ngoài cuộc sống, biến đổi không ngừng và luôn luôn hiện hữu. Đó mới là cái Đức khả dụng.
Ví dụ thô thiển: hiện trời đang nắng nhẹ, thì với 1 cái cây, Đức của trời đất đang tác dụng đến nó ở việc tạo thuận lợi cho quá trình quang hợp, tạo chất bột chất đường cho củ quả của nó. Là cái Đức hiện hữu đấy chứ đâu có phải là cái Đức chỉ đúng trong ngày giờ trồng cái cây đó?
Tháng 9 âm này chẳng hạn, thì Thiên đức Nguyệt đức đều trú tại Bính, Thiên đức hợp và Nguyết đức hợp đều trú tại Tân. Vậy cũng là Đức đấy, biết vận dụng đúng việc mà dùng chứ đâu phải chỉ nhìn vào cái Đức cố định từ xửa xưa?
Nó cũng là 1 trong rất nhiều luật của tự nhiên, và như vậy nói nó là tiên thiên hay hậu thiên đây? Tùy vào có biết mà vận dụng nó hay không, chứ không phải mọi cái bất biến rồi, giờ chỉ còn Đức của người đâu!
Cổ kinh có nói: "Thiên đạo này, nguyên dương của trời thuận theo phương nó quản. Đất này nên dấy cất công việc, mọi người trông vào đó là thượng cát"; "Thiên đức là phúc đức của trời, chỗ phương nó quản chỗ ngày nó trực có thể khởi công động thổ, làm cung thất"...
Đó là sự vận dụng Đức đấy, chứ trời đất đâu có bất biến. Và con người đâu phải mỗi cứ công đức thôi, mà còn phải biết vận dụng cái Đức lớn luôn tồn tại từng thời khắc kia, mới tròn câu "Tích Đức".
Chữ "tích", nên hiểu rộng là không chỉ mỗi ta "cố thực hiện bằng sức cá nhân", mà còn là "cần thu gom thêm" nhiều Đức của tự nhiên, mới cao dầy lên được.