- Biển số
- OF-17510
- Ngày cấp bằng
- 17/6/08
- Số km
- 3,889
- Động cơ
- 534,093 Mã lực
Tham gia với cụ một chút: như em biết, ở các nước phát triển (Tây Âu, Bắc Mỹ,...) không có khái niệm chở thi hài bệnh nhân về nhà. Người bệnh khi đưa đến bệnh viện thì sẽ được cứu chữa cho đến khi không thể và xác định là đã đi, chứ không có chuyện ai đó được ký giấy để rồi đưa ra khỏi bệnh viện.Sau 11 trang của topic này, UK cháu xin có mấy ý kiến như sau, rất mong các kụ chém cho mở tầm mắt
UK cháu chưa được tiếp cận, cũng không có kiến thức, hiểu biết sâu về Xe cứu thương, cũng như chưa có tiếp xúc để so sánh giữa xe cứu thương VN với các nước khác, nhưng cháu thấy, ở VN ta, theo nội dung của Topic đã và đang chia sẻ, sau khi gạn lọc, tách các giá trị về nhân đạo, tình người, sự đùm bọc, tinh thần cộng đồng .... chỉ còn xét thuần về kỹ thuật thì:
Có 2 khái niệm, đó là:
1/ Xe chở người bệnh/ bị thương đang cần kíp được đến ngay cơ sở ý tế/ bệnh viện trong thời gian nhanh nhất, trang thiết bị hỗ trợ chuẩn mực nhất có thể để giành giật từng giây phút của sự sống
2/ Xe chở thi hài/ người hấp hối đã xác định không còn cứu chữa, có thể tử vong ngay trên xe để về quê nhà lo hậu sự
Rõ ràng, với 2 đối tượng vận chuyển, 2 mục đích vận chuyển, 2 địa điểm vận chuyển đến - sẽ yêu cầu rất khác nhau với chiếc xe chuyên chở
Không biết ở nước ngoài như thế nào - Rất mong các Kụ trong ngành Y tế, đã sống và tiếp xúc ở nước ngoài cho biết thêm - có việc phối kết hợp 2 chức năng, 2 mục đích sử dụng trong cùng 1 chiếc xe như ở Việt Nam đang làm hiện nay hay không? Nếu có thì họ làm như thế nào? Nếu họ phân tách 2 loại xe, thì họ làm như thế nào? (không tính xe phục vụ lễ tang)
Về mặt vệ sinh dịch tễ thuần tuý, thì việc 1 xe vừa chuyên chở 1 thi hài, thậm chí là có thể ở tình trạng xấu, truyền nhiễm ..... rồi sau đó, vệ sinh qua, lại tiếp tục vận chuyển bệnh nhân cấp cứu với vết thương hở hoặc hô hấp mẫn cảm .... sẽ có những điều không đảm bảo an toàn
Đây là UK cháu hoàn toàn nói từ góc độ kỹ thuật. Rất mong các Kụ phân tích
Trân trọng
Với các trường hợp đã mất (ví dụ do tai nạn), vẫn là xe cứu thương bình thường chở về nhà xác. Sau đó họ có quy trình tẩy rửa xe, có thể cẩn thận hơn ở ta.
(Nói ngoài chút, cụ có biết ở bệnh viện ta khi bệnh nhân không may qua đời, họ thực hiện quy trình thế nào không - nói thật, chả hơn gì chuyện vệ sinh cái xe đâu - vì thế việc cụ quan ngại về "mặt vệ sinh dịch tễ thuần tuý" là có lý, nhưng ở ta thế là đủ...)