Vĩnh Yên, cảnh đường lên Tam Đảo, chỗ này bây giờ không rõ ở đâu nữa
Nông nghiệp 3 đảo thời chỉ có giồng cây Anh túc là tốt nhất chớ giồng 3 cành su su thời đến mứt cũng chả có mờ ănTam đảo tốt cho nông nghiệp. Sao cụ Doc không ở lại làm nhỉ?
Thị trấn nằm giữa 3 ngọn núi cao, nhưng nghe nói 3 ngọn này lại ko phải cụm 3 ngọn núi cao nhất trong dãy Tam Đảo. Vậy tên Tam Đảo là để chỉ 3 ngọn núi vây quanh thị trấn, hay để chỉ 3 ngọn núi cao nhất trong dãy ạ? Thank cụ.Không ảnh Tam Đảo, 1936, dinh đã đẹp hơn
3 ngọn cao nhất cụ ạThị trấn nằm giữa 3 ngọn núi cao, nhưng nghe nói 3 ngọn này lại ko phải cụm 3 ngọn núi cao nhất trong dãy Tam Đảo. Vậy tên Tam Đảo là để chỉ 3 ngọn núi vây quanh thị trấn, hay để chỉ 3 ngọn núi cao nhất trong dãy ạ? Thank cụ.
Chết với cái ý tưởng của cụNông nghiệp 3 đảo thời chỉ có giồng cây Anh túc là tốt nhất chớ giồng 3 cành su su thời đến mứt cũng chả có mờ ăn
Ơ.Chết với cái ý tưởng của cụ
Cụ không thấy chữ Tam Đảo to tướng như thế à thế là liên quan quá ấy chứThuốc này sx ở khu cao xà lá trên đường Nguyễn Trãi HN. Liên quan gì đến Tam Đảo đâu cụ
Nguyễn Danh Phương nay thuộc xóm Tiên, phường Hội Hợp, Tp Vĩnh Yên cụ nhé quê e ở đâyCó Lẽ thời Lê, Tam Đảo thực sự rậm rạp, hoang- vu như Lê Quý Đôn mô-tả, dân cư thưa thớt, người bản địa chỉ có người Dao, người Sán Dìu ( một sắc dân gốc Trung QUốc, nói nhiều thổ âm Quảng Đông).
Trước năm 1740, ở trấn Sơn Tây có một cuộc khởi nghĩa khá lớn do thủ lĩnh Tế cầm đầu. Trong thành -phần của lực lượng tham gia cuộc khởi nghĩa này có một nhà nho trẻ là Nguyễn Danh Phương.
Nguyễn Danh Phương còn có tên là Nguyễn Danh Ngũ, tuy nhiên, người đương thời thường gọi là Quận Hẻo. Ông người làng Tiên Sơn, huyện Yên Lạc, trấn Sơn Tây (nay thuộc huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc).
Tháng 2 năm Canh Thân, 1740, Chúa Trịnh Doanh đã phong cho Võ Tá Lý (người làng Hà Hoàng, huyện Thạch Hà, nay là xã Thạch Môn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Lúc này, Võ Tá Lý được phong tới tước Quận công) làm Chinh Tây Đại tướng quân, đồng thời, sai cầm quân đi đánh thủ lĩnh Tế. Trong trận ác chiến ở Yên Lạc, thủ lĩnh Tế thua trận, Nguyễn Danh Phương liền đem tàn quân chạy về Tam Đảo để tính kế chiến đấu lâu dài.
Từ đây, Nguyễn Danh Phương thực sự trở thành thủ lĩnh của một cuộc khởi nghĩa mới.
Sử cũ chép:
"Nguyễn Danh Phương vốn là dư đảng của Tế, chiếm núi Tam Đảo, lợi- dụng địa thế hiểm- trở để xây thành đắp lũy, chiêu -mộ dân binh, quyên góp lương thực và rèn đúc khí giới, họp phe đảng ẩn náu trong núi rừng"
Cảm ơn thông tin của cụNguyễn Danh Phương nay thuộc xóm Tiên, phường Hội Hợp, Tp Vĩnh Yên cụ nhé quê e ở đây
Làm thế nào để được đặt tên phố ở Hà Nội cụ nhỉ. Ông Lý Công Bình này công trạng ngang tầm Tô Hiến Thành, Lý Thường Kiệt, mỗi tội tsb bọn giặc Minh đốt hết sách nên giờ không ai nhắc đến ông.Em vừa hỏi bô lão làng Thanh Nghĩa thì ông Lý Công Bình này tên gia phả là Nguyễn Trung, đang được thờ tại đình làng Thanh Nghĩa, mỗi khi có hội làng là có kiệu rước ông từ ngoài đồng về. Ông Nguyễn Trung sau 2 lần phá tan giặc Chân Lạp thì được vừa gả công chúa và có lẽ sau đó đổi tên sáng họ Lý.